Lợn đen kẹp cây rừng nướng đặc sản Mù Căng Chải
Mù Cang Chải là điểm đến của rất nhiều du khách. Nơi đây du khách có thể trải nghiệm cảm giác sảng khoái đầy sức sống của những khu ruộng bậc thang và còn có món lợn đen kẹp cây rừng nướng- một món ăn nhất định phải thử khi đến Mù Căng Chải
Nói đến đặc sản của những món ăn nơi đây không phải là món đặc sản cao lương mỹ vị mặn mà của biển khơi mà đó chính là những món ăn mang đậm của núi rừng, của ruộng đồng Tây Bắc. Một trong số những món ăn lạ lẫm đối với du khách đó chính là thịt lợn kẹp cây rừng nướng Mù Cang Chải.
HƯƠNG VỊ ĐẶC BIỆT CỦA NÚI RỪNG TÂY BẮC
Được lấy thịt từ những nguyên liệu là những chú lợn đen chăn thả tự do, chứ không phải lấy nguyên liệu từ những chú lợn nuôi công nghiệp hay tự nuôi trong chuồng, thịt lợn mang một hương thơm đặc trưng quyến rũ.
Nguyên liệu để làm nên món ăn này không chỉ riêng thịt thăn cũng chẳng dùng thịt mỡ mà là dùng thịt cả bì và mỡ, thái thành từng miếng vừa ăn và tẩm ướp gia vị riêng biệt của núi rừng. Một trong những nguyên liệu không thể thiếu là hạt mắc kén và hành tươi.
Món nướng này phải thực sự khéo léo, sau khi tẩm ướp gia vị đưa lên nướng trên than hoa, nướng làm sao cho thịt chín đều, vàng ươm, lớp lá dong chỉ cháy khô bên ngoài, chứ không được nướng xém vào thịt sẽ rất vị ngon của thịt
Thịt lợn đen được ướp cùng hạt mắc khén rồi đem kẹp lại bằng cây rừng và nướng.
Video đang HOT
THƯỞNG THỨC MÓN LỢN RỪNG NƯỚNG THEO MỘT CÁCH RIÊNG
Sau khi nướng chín và đạt độ, bày ra đĩa. Nhìn hình ảnh món thịt vàng ươm thơm ngon nhưng không có hơi của than hoa làm cho du khách có cảm giác từng mùi vị đang len lỏi vào trong miệng.
Thưởng thức thịt lợn cùng với nước chấm của núi rừng sẽ thêm phần đậm đà, chỉ cần một chút muối và thêm gia vị mắc khén đặc trưng là đủ Thêm một chút rau thơm của núi rừng, thưởng thức món thịt lợn đen kẹp cây rừng cho đủ vị chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng.
Món thịt lợn kẹp cây rừng nướng Mù Cang Chải là một trong những đặc sản tươi ngon của Mù Cang Chải, du khách phải ” note” lại để thưởng thức chứ đừng bỏ qua món ăn nổi tiếng này.
Sự hấp dẫn của món thịt lợn đen kẹp cây rừng nướng
Du lịch Mù Căng Chải nơi có sự hòa quyện lạc lõng của núi rừng, nơi có núi rừng hòa cùng với món ăn ngon, nơi có những người dân sống bình dị, tất cả đã làm nên một bản sắc văn hóa riêng. Đặc biệt kết hợp thưởng thức món ăn địa phương sẽ không làm bạn thất vọng. Hi vọng Dulich24.com.vn sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích. Chúc các bạn có một hành trình săn lúa vàng đầy trải nghiệm thú vị !
Về xứ võ "đừng quên" thưởng thức đặc sản bánh dây Bồng Sơn
Về Bình Định, ngoài bánh hỏi cháo lòng, bánh ít lá gai, bún song thằn... nhưng nếu du khách "bỏ quên" món ăn độc đáo bánh dây Bồng Sơn của người dân xứ dừa huyện Hoài Nhơn thì quả thật là một thiếu sót.
Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã mang hương vị đặc biệt.
Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã, đã có từ lâu đời ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) với cách chế biến rất đặc biệt và cũng rất kỳ công, mang lại hương vị riêng rất khó quên cho ai từng một lần thưởng thức.
Thoạt nhìn các công đoạn làm bánh dây có vẻ đơn giản, nhưng để bánh thơm, dai. Đặc biệt là bánh có màu vàng nhạt không phải dùng bột màu là điều không dễ dàng và rất kỳ công.
Vị giòn thơm của đậu phộng càng làm món bánh dây thêm hấp dẫn thực khách.
Những người làm bánh dây lâu năm ở Bồng Sơn cho biết, để bánh ngon thì phải dùng gạo lúa cũ, tức gạo xay từ lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Với loại gạo này, sợi bánh sẽ có độ dẻo, dai đặc trưng.
Công đoạn làm bánh khá kỳ công, gạo đem ngâm nước sạch rồi phơi cho khô, sau đó ngâm với nước tro củi khoảng 6 tiếng. Lưu ý phải là tro củi lọc sạch để không dễ lẫn tạp chất. Nhờ nước tro mà bánh dây mới có màu vàng đặc trưng cũng như độ dai mà không phải dùng hàn the và để được lâu hơn.
Màu vàng nhạt của bánh là do ngâm với nước tro củi.
Tiếp theo, gạo sau khi ngâm nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín. Đặc biệt, trong quá trình hấp, người làm phải liên tục dùng tay khuấy để bột chín đều, không bị cháy khét.
Khi bột chín đều và ráo nước thì đem ra nhào bột thật dẻo mịn, rồi cắt thành miếng nhỏ cho vào khuôn ép thành những vỉ bánh gồm nhiều sợi bún nhỏ. Những vỉ bánh này lại được đem đi hấp cách thủy cho chín đều. Lúc này, sợi bún có màu vàng nhạt tự nhiên và đẹp mắt. Vì vậy, người dân địa phương còn gọi bánh dây là bún nước tro.
Bánh dây ăn kèm rau sống.
Bánh dây Bồng Sơn ăn hơi dai, vị thơm giòn của đậu phộng được ăn kèm với rau sống. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, các gia vị như ớt, chanh, tỏi cộng thêm chút đường tạo nên vị ngọt thanh.
Và tôi đã nghe "quảng cáo" nhiều lần về đặc sản bánh dây Bồng Sơn, nhưng chưa có dịp thưởng thức. Sau nhiều lần lỡ hẹn, tôi được anh bạn "thổ địa" ở Bồng Sơn mời gọi: "ăn cho biết bánh dây Bồng Sơn". Quả thật không quá khi nói rằng, ai đó đã từng ăn bánh dây thì sẽ còn ghé lại Bồng Sơn để tận hưởng hết sự tuyệt vời đặc sản ở xứ võ Bình Định nói chung và xứ dừa Hoài Nhơn nói riêng.
Những "căn bếp" nhỏ xinh giữa lòng Sài Gòn: Sự giao thoa tuyệt vời giữa các nền ẩm thực Bạn có thể ghé bếp để thưởng thức bữa trưa hoặc bữa tối cùng bạn bè, với thực đơn món Âu giá mềm và món Việt có hương vị đặc trưng của từng vùng miền. "Căn bếp" trong khu chung cư cũ Ảnh: The 1990s Ảnh: The 1990s The 1990s là tên gọi của Bếp. The 1990s là một tiệm bán mì nhỏ...