Lỗi trí thức, sản phẩm của nền giáo dục
Ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục (IRED) nhận định như vậy trước những án giết người dã man gần đây của một số kẻ được gắn mác trí thức. Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Là vì họ vô minh và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục.
Thưa ông, bạo lực học đường đang rất phổ biến, chẳng hạn, chúng ta thấy rất nhiều video clip học sinh đánh nhau ở nhiều nơi lan tràn trên mạng; nhiều người trẻ đang ngồi trên giảng đường cũng phạm tội ác tày trời, ông có thể lý giải vấn đề này không?
Thực chất chuyện học sinh đánh nhau không có gì lạ khi từ cổ chí kim, từ đông sang tây đều có. Nhưng điều lạ ở đây không chỉ là việc đánh nhau dã man mà là sự vô cảm của nhiều người. Khi sự việc xảy ra, có rất nhiều bạn bè vây quanh, không những không can ngăn mà còn cổ vũ nhiệt tình, rồi còn thích thú quay clip để đưa lên mạng nữa. Thậm chí nhiều người lớn nhìn thấy cũng thờ ơ, không quan tâm…
Và nhiều vụ án gần đây khiến chúng ta phải rùng mình với những tội ác tày trời vì những lý do rất vớ vẩn của những kẻ sát thủ máu lạnh tuổi học trò. Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Theo tôi là vì họ vô minh và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục.
Ai cũng nói thầy cô là kỹ sư tâm hồn, công việc của kỹ sư tâm hồn là tạo hồn và sửa hồn cho con trẻ. Không những thế họ còn là kỹ sư trí tuệ để giúp cho người học tự khai minh, khai sáng chính mình, thử hỏi nền GD hiện nay đã làm được chưa?
Ông Giản Tư Trung: “Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Là vì họ vô minh và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục”
Thưa ông, việc những kẻ ngồi trên giảng đường phạm tội có phải do vấn đề dạy kĩ năng sống và môn đạo đức chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức?
Để giải quyết vấn nạn tội ác học đường thì không chỉ dựa vào mấy tiết học của môn đạo đức hay mấy buổi giảng về kỹ năng sống được, đây là mục tiêu của tất cả các môn học và là sứ mệnh của cả nền giáo dục. Một môn Đạo đức duy nhất thì không thể dạy thành một con người được.
Vấn đề đặt ra là học gì, học như thế nào và bao lâu để có thể tạo ra những con người như thế. Từ đó thiết kế lại toàn bộ chương trình học gồm những lớp nào, cấp nào; mỗi lớp, mỗi cấp như thế cần học những môn gì, không nên học môn gì, và mỗi môn như vầy sẽ có mục tiêu, nội dung và cách thức ra sao…Nếu không làm rõ như vậy, mỗi lần xảy ra chuyện gì, đụng đến cái gì thì lại bảo là cần chú trọng dạy cái đó.
Môn đạo đức hay kỹ năng sống cũng chỉ là một trong vô số môn học để đạt được mục tiêu giáo dục mà thôi. Nhưng ngay cả môn đạo đức hay môn kỹ năng sống hiện nay cũng có rất nhiều vấn đề, cả về mục tiêu, nội dung lẫn phương pháp.
Nhiều nơi cứ hô hào dạy kĩ năng sống cho học sinh (cái này cũng tốt) nhưng chỉ là hoa lá cành, còn cái gốc là những giá trị nền tảng thì lại chưa chú trọng. Tôi e rằng nếu chỉ lo học những kỹ năng, kỹ xảo, những thủ thuật, mẹo vặt…mà không học cái căn cơ, nền tảng để tạo nên một con người thì mọi thứ sẽ vẫn như cũ thậm chí sẽ còn tệ hơn.
Video đang HOT
Nhiều SV là sản phẩm của nền GD đầy lỗi….
Bản thân những người gây ra tội ác này lại đều là những SV có học thức. Theo ông những chủ nhân tương lai của đất nước cần làm gì để làm chủ bản thân, để không đi đến những lối sống tha hóa, mất nhân cách, cầm thú như vậy?
Ba cỗ máy quan trọng nhất giúp hình thành nên con người là gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu những cỗ máy này mà tốt thì sẽ tạo ra vô số sản phẩm tốt, và ngược lại, nếu những cỗ máy này có vấn đề sẽ tạo ra những sản phẩm đầy lỗi cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Nhiều SV hiện nay là sản phẩm của nền GD đầy lỗi. Vì vậy, vấn đề hiện nay là bản thân mỗi sinh viên cần nhìn nhận cho đúng về mình, rằng mình là một sản phẩm đầy lỗi hay là một sản phẩm ngon lành.
Tôi cho rằng, sinh viên là người lớn, nên cho dù thế nào thì những người có chút ý thức sẽ biết đi tìm chính mình và sẽ tìm ra chính mình, và hơn nữa còn biết làm thế nào để làm ra chính mình. Có 2 phương tiện quan trọng nhất để làm điều đó là “túi văn hóa” và “túi chuyên môn” hay nói cách khác đó là năng lực làm người và năng lực làm nghề.
Vậy nếu có một cuộc cải cách GD toàn diện để tạo ra những con người có cái đầu khai minh và trái tim có hồn như ông nói thì theo ông cần phải làm gì và bắt đầu từ đâu?
Hiện nay cả nước đã thấy nền GD chưa tương xứng và đang chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Nếu chỉ xét việc cải cách giáo dục theo tôi có 2 vấn đề tiên quyết là cải cách về triết lý GD và cải cách về guồng máy GD.
Để cải cách về triết lý GD thì cần phải định nghĩa lại GD, đó là trả lời đầy đủ, rõ ràng và thuyết phục 3 câu hỏi Thế nào là con người? Chúng ta muốn tạo ra những con người như thế nào? Làm thế nào để tạo những con người như thế? Chúng ta không thể đổi mới GD nếu không làm rõ thứ giáo dục mới đó là gì, và cần hiểu rằng, giáo dục là một công cụ để tạo ra con người tự do, con người khai minh, chứ không phải là công cụ để tạo ra con người công cụ.
Để cải cách về “guồng máy giáo dục” thì phải định nghĩa lại vai trò của 5 chủ thể then chốt trong một hệ thống giáo dục gồm nhà nước – nhà trường – nhà giáo – gia đình và người học.
Hiện tại nhà nước đang không làm nhiều việc vốn dĩ thuộc vai trò của mình, mà lại đi làm thay rất nhiều việc thuộc vai trò của 4 “nhà” còn lại (có nên làm chuyện tuyển sinh không, lo chuyện thi cử không, làm chuyện biên soạn sách không…công việc của nhà nước là giám sát hay làm thay và ai sẽ là người lo cái chuyện 50 năm nữa nền giáo dục của ta sẽ ra sao…)
Nhà trường và nhà giáo cũng tương tự, bỏ qua rất nhiều sứ mệnh cơ bản của mình và làm thay công việc của học sinh và phụ huynh (dạy là để giúp cho học sinh học, là giúp người học tự khai minh, chứ không phải là cố nhét vào đầu học sinh những thứ chỉ để thi…), còn việc vốn dĩ là của mình là giáo trình hay thi cử thì lại không được tự chủ vì nhà nước đã làm thay.
Gia đình thay vì giúp con trở thành chính nó thì lại bắt con trở thành chính mình…Vì vậy mỗi chủ thể then chốt trong guồng máy giáo dục hãy quay về đúng vai trò vốn dĩ của mình và trả lại những vai trò không phải của mình cho các chủ thể khác.
Tất nhiên, để thực hiện được 2 chuyện tiên quyết nói trên thì không chỉ dựa vào ngành giáo dục mà còn phải xuất phát từ tâm nguyện và quyết sách quốc gia của giới lãnh đạo tối cao. Nhưng nếu không giải quyết những chuyện tiên quyết này mà cứ đi vào những chuyện cụ thể như, hôm nay bàn chuyện sách giáo khoa, ngày mai bàn chuyện thi tốt nghiệp, ngày kia bàn chuyện tuyển sinh, chuyện giáo viên… thì chỉ bàn mãi mà không giải quyết được căn cơ vấn đề nào cả, hoặc càng giải quyết càng rối, càng tệ…vì chúng ta đang đi theo “quy trình ngược”.
Cảm ơn ông!
Theo Lê Huyền (Vietnamnet)
"Kho báu" của cụ giáo làng tuổi 80
Ở cái tuổi gần đất xa trời, những bước đi không còn vững, đôi mắt dường như không còn thấy rõ nhưng khi nói về những cuốn sách thì ông bảo đó là trí thức, là kỷ vật, báu vật, là khó báu... trong cuộc sống này rất nhiều người đang cần.
Người chúng tôi muốn nói tới là cụ giáo làng Lâm Văn Khoa ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Với ông, mỗi cuốn sách là một kỷ niệm, là một báu vật trong "kho báu" tri thức mà ông góp nhặt được. Ông sưu tầm sách không chỉ vì thú vui, niềm đam mê của bản thân mà ao ước của ông là lập được thư viện làng, đưa "kho báu" tri thức đến với người dân xóm nghèo ở xã Thanh Dương.
Sinh năm 1925 trong một gia đình Nho học, từ nhỏ cậu bé Lâm Văn Khoa đã được cha mẹ cho ăn học đến nơi, đến chốn. Học xong phổ thông, cậu được gửi xuống Vinh theo học Trung cấp sư phạm. Sau 2 năm, Lâm Văn Khoa trở thành anh giáo làng, ngày dạy bổ túc văn hóa, tối dạy bình dân học vụ, làm công tác tuyên huấn ở thôn, ở xã.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, từ nhỏ, thầy Khoa đã có cơ hội làm bạn với sách, lớn lên làm nghề "gõ đầu trẻ", được tiếp xúc hàng ngày với sách nên niềm đam mê đọc và sưu tầm sách sớm hình thành.
Cụ giáo làng Lâm Văn Khoa bên những chồng sách "cổ".
Những chuyến công tác, những lần xuống Vinh, lên tận Hòa Bình (huyện Tương Dương, Nghệ An) dạy bình dân học vụ, những cuốn sách quý lưu lạc trong nhân dân được ông xin về, nâng niu cất giữ như một báu vật. Những đồng lương ít ỏi thời bao cấp ông "chia nhỏ" ra, phần để mua khoai, gạo nuôi con, phần để mua sách, báo. "Bắt đầu từ năm 1957, tôi bắt đầu đặt mua báo và các loại tạp chí. Nghề dạy học, không đọc nhiều, không cóp nhặt tri thức qua sách báo, khó mà dạy cho hay, cho tốt...". Số lượng sách của ông Khoa cứ thế tăng dần lên với đủ các loại sách ở mọi lĩnh vực. Thời chiến tranh loạn lạc, bom đạn cày xới, sơ tán nhiều nơi, song số sách báo vẫn được ông bảo quản nguyên vẹn.
"Đi sơ tán, người ta lo chuyện mang con cái, lợn gà, của cải đi theo, chứ ông ấy chỉ lo chuyện gồng gánh sách vở. Bao tải, ba lô nào cũng ních đầy sách. Số không mang nổi thì đóng gói kỹ càng, đào hầm cho sách "trú ẩn". Hết chiến tranh, đến lũ lụt. Lụt năm 1978, nước ngập băng trong nhà, ngoài bãi, nhà nhà kê cao chạn để đem thóc, lúa lên cùng. Còn ông ấy chỉ lo chạy lụt cho sách... Nhưng sách nhiều quá, chạy không nổi, một số lượng lớn ngấm nước, lũ rút, sách bị mối ăn, nhìn những cuốn sách mối cắn rách nát, ông khóc tu tu như trẻ con bị đòn oan" - bà Nguyễn Thị Chương, vợ ông Khoa kể lại.
Đến năm 1990, khi đã nghỉ hưu, ông bắt đầu phác thảo cho mình kế hoạch dài hơi hướng đến việc xây dựng một thư viện làng. Việc đầu tiên là ông đi xin sách. "Phải đi xin sách, chứ tiền đâu mà đi mua được đầy đủ các loại, nhất là nhiều cuốn, có tiền cũng khó lòng mua nổi. Suy đi tính lại, tôi chọn giải pháp tốt nhất là đi những thư viện lớn, đến các gia đình giàu có, hay đến các cơ quan trong tỉnh để xin", ông Khoa kể. Với chiếc xe đạp Mi-pha, ông đạp xe khắp hết làng trên, xóm dưới, trong xã, trong tỉnh, rồi bắt xe khách ra Hà Nội, đến các thư viện xin sách.
Cảm phục tấm lòng và việc làm cao cả của ông giáo già, những người bạn, những người đồng hương đã ủng hộ nhiệt tình. Có nhiều người ủng hộ hàng ngàn cuốn sách như: ông Nguyễn Hữu Chất, cán bộ cấp cao hiện đã nghỉ hưu ở Hà Nội tặng 3.000 cuốn; chuyên gia Nguyễn Lân Hùng tặng 100 cuốn về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; thư viện tỉnh tặng 150 cuốn... Những nơi ở xa, không có điều kiện để đi, ông Khoa viết thư ngỏ, trình bày ý định của mình và xin sách.
Học trò cũ biết chuyện, cũng tình nguyện góp sách báo thuê xe chở về tận nhà tặng thầy. Nhờ đó, đến nay, tủ sách của ông đã lên đến con số hàng vạn cuốn. Sách thiếu nhi, sách văn học, sách khuyến nông, sách y học... đủ cả. Hàng ngày, ông vẫn có thói quen theo dõi chuyên mục "Mỗi ngày một cuốn sách" trên VTV1, giới thiệu sách mới, sách hay, ông gọi điện nhờ con dâu (hiện là Tiến sỹ, giảng viên giảng dạy ở Học viện Chính trị Hồ Chí Minh ở Hà Nội) mua hộ.
Các con ông đều thành đạt, biết tính cha ham sách nên đến ngày lễ Tết, quà tặng cha là những cuốn sách. Nghe tin ở đâu có sách quý, sách hay mà trong kho chưa có, ông thuê xe lai tìm đến tận nơi, nếu có nhiều bản thì mua, không thì mượn phô-tô đưa về "làm giàu" thêm cho kho sách. Căn nhà cấp bốn ba gian tràn ngập sách. Sách ở trên quầy, trên tủ, trong ba lô, va-li, trong bao tải, trên kệ tủ và chiếm cả chỗ ngủ của ông. Những cuốn sách, số báo qua thời gian đã cũ kỹ, phai màu nhưng vẫn được ông xếp ngăn nắp, bày biện cẩn thận. Đặc biệt nhất và đáng quý nhất trong bộ sưu tập của ông là những cuốn sách, tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ.
Có sách, ông tìm cách phát huy tác dụng của "kho báu tri thức" này, ông mời người cao tuổi trong làng, trong xã đến nhà uống nước chè xanh, đọc sách báo cho họ nghe, tạo cho họ niềm hứng thú với sách. Đối với các em nhỏ, ông tìm đọc truyện thiếu nhi, những tác phẩm văn học nổi tiếng rồi nhân ngày lễ, ngày Tết kể lại cho chúng nghe. Truyện hay, lối kể hấp dẫn thu hút trí tò mò của học sinh, chúng hỏi "sao ông có nhiều chuyện hay thế", ông nói "là ở trong kho sách nhà ông cả thôi".
Vậy là, học sinh trong làng tìm đến kho sách của ông ngày một đông. Để sách đến với những lão nông, ông cố gắng đọc, thu thập kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, trồng thử nghiệm các loại giống trong vườn rồi đem tặng bà con.
Được cấp giống tốt, được ông bày cách trồng, chăm sóc, cho mượn sách hướng dẫn kỹ thuật nên rất nhiều người tin tưởng. Dần dần, bà con trong làng, trong xã biết đến những cuốn sách quý của ông Khoa, họ tìm đến nhà đọc, mượn sách về nhà nghiên cứu. Đối với những cụ già yếu, ở xa không tiện đi lại, ngày ngày ông lóc cóc đạp xe đi khắp làng, xã giao sách cho từng người mượn. Những cuốn sách như liều thuốc quý, động viên tinh thần cho người già, giúp họ sống vui, sống khỏe, sống có ích.
Đến bây giờ, hình ảnh một ông già, chân đi tập tễnh ngồi chênh vênh trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi khắp làng trên xóm dưới giao, nhận sách báo; đi xin sách, đi nói chuyện, kẻ chuyện theo sách đã trở nên quen thuộc với người dân vùng Thanh Chương. Ông Khoa kể, để có được "kho báu" với hàng vạn cuốn sách như hiện nay không phải là điều đơn giản. Đó là công sức, mồ hôi, nước mắt... mà ông phải vượt qua. Có người gọi ông là "gàn" khi việc mình không lo, toàn lo việc đâu đâu.
Ông giáo già Lâm Văn Khoa và "kho báu tri thức" của mình.
Đã già yếu nhưng giấc mơ về thư viện làng, mong muốn cho người dân trong xóm, trong xã tiếp cận với "kho báu tri thức" chưa bao giờ cạn. Hơn 20 năm nay, tiền lương hưu mỗi tháng chưa đầy hai triệu đồng, ông trích một phần mua sách, mua báo; phần nữa mua kệ, tủ, giá sách và dành hẳn một khoản tiết kiệm để xây dựng kho sách, mở một thư viện làng.
Đất hương hỏa cha ông để lại khá rộng rãi, vị thế đẹp, bám sát quốc lộ 46, nhiều người hỏi mua, nhưng ông Khoa nhất định không bán, bởi ông đã có dự tính riêng là dành đất xây thư viện với phòng kho, phòng đọc, khu trưng bày tư liệu. Dự kiến vào 19/5/2013, thư viện tại gia của ông sẽ khai trương. Hiện ông Khoa đang liên hệ với thư viện tỉnh, cùng một vài người bạn xuống đó học cách sắp xếp sách theo thư mục, cách quản lý sách có hiệu quả để phục vụ người dân quê ông.
"Điều tôi trăn trở nhất là văn hóa đọc của lớp trẻ đang bị mai một. Nếu không tìm cách để kéo các cháu vào việc đọc sách, tìm cách để các cháu tiếp cận với những kiến thức trong sách, tính nhân văn của các tác phẩm văn học thì sẽ rất khó trong việc hoàn thiện nhân cách cho các cháu. Hi vọng rằng, thư viện tại gia của tôi ra đời, sẽ góp phần nhỏ bé để tiếp lửa cho học sinh", ông chia sẻ.
Phúc Duy
Theo mực tím
Sách, sức mạnh tri thức thay đổi cuộc đời. Khi cậu bé Ben Carson bật khóc gào thật to "Con là một thằng đần" trước vẻ mặt buồn phiền và lời trách móc của mẹ, người mẹ đã từ tốn gõ nhẹ lên đầu con trai đáp: "Mọi thứ vẫn còn ở trong đây, con chỉ chưa sử dụng hết chất xám của con. Con có thể trở thành bất cứ người...