“Lối thoát” khi “lỗi hẹn” Basel II
Thời hạn mà các ngân hàng phải áp dụng chuẩn Basel II đang đến rất gần, nhưng hiện vẫn còn khá nhiều nhà băng chưa đáp ứng được chuẩn này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN cần kiên định với mục tiêu Basel II.
Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II
Đến nay mới có 18 ngân hàng thương mại đã đáp ứng chuẩn Basel II theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Con đường gập ghềnh
BIDV là thành viên mới nhất đáp ứng chuẩn Basel II tại Việt Nam. Dù là một trong 4 NHTM Nhà nước lớn, nhưng hành trình để nhà băng này cán đích Basel II là không dễ dàng.
Sở dĩ như vậy là bởi BIDV là ngân hàng lớn nhất hệ thống về quy mô tài sản với tổng tài sản tính đến cuối tháng 9/2019 hơn 1,425 triệu tỷ đồng, nhưng vốn điều lệ của ngân hàng này là 34.187 tỷ đồng, thấp nhất trong số 3 NHTMCP có vốn nhà nước. Do đó, khi hoàn tất bán 15% cổ phần cho KEB Hanna Bank (Hàn Quốc) thì nhà băng này mới cán đích Basel II.
Nói như vậy để thấy, đường đến Basel II không “trải hoa hồng” và theo các chuyên gia, muốn chạm đến cái đích này, các nhà băng chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là tăng vốn, hoặc là phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản. Đó cũng chính là lý do mà cuộc đua tăng vốn vẫn tiếp tục nóng trong những ngày cuối cùng của năm 2019. Đơn cử mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.036 tỷ đồng lên 15.044 tỷ đồng. Trước đó, NCB cũng tăng vốn lên 4.101 tỷ đồng…
Video đang HOT
Điều đó cũng có nghĩa sẽ còn những thành viên mới tiếp tục gia nhập “gia đình” Basel II trong những ngày cuối năm nay. Thế nhưng, chắc chắn số nhà băng không thể đáp ứng chuẩn này đúng hạn là không ít khi mà hiện trong hệ thống các TCTD Việt Nam có tới 4 NHTM 100% vốn nhà nước; 31 NHTMCP; 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đó là chưa kể các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mở “cửa thoát hiểm”
Dường như NHNN cũng đã lường trước được điều này khi đã mở thêm “cửa thoát hiểm” cho các ngân hàng chưa đạt Basel II. Theo đó, tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN vừa được ban hành, NHNNcho phép các nhà băng chưa có khả năng áp dụng Basel II được tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thông tư 22/2019/TT-NHNN.
Tuy nhiên, quy định về an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN cũng được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây. Theo đó, Thông tư này điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số khoản phải đòi. Cụ thể mặc dù hệ số rủi ro 50% vẫn được áp dụng cho các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay, song phải đáp ứng một trong các điều kiện, như khoản cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các dự án hỗ trợ của Chính phủ; khoản cho vay khách hàng cá nhân mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng…
Trong khi các khoản cho vay phục vụ đời sống có tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay dưới 4 tỷ đồng; khoản cho vay cá nhân mua nhà ở không có tài sản bảo đảm là chính nhà ở đó được áp hệ số rủi ro 100%. Còn các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay từ 4 tỷ đồng trở lên sẽ được áp hệ số rủi ro 150%…
Một quan chức của NHNN cho biết, đối với các ngân hàng chưa đáp ứng Basel II, thì việc áp dụng quy định mới là cần thiết nhằm yêu cầu các nhà băng này phải kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao. Mặt khác, việc tăng hệ số rủi ro sẽ tạo động lực cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sớm tuân thủ chuẩn mực Basel II.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, dù có “nới tay” cho các ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II, song NHNN cần kiên định với mục tiêu Basel II. “Trên thế giới hiện đã có nhiều nước áp dụng Basel III, nay Việt Nam mới áp dụng Basel II là quá muộn”, vị này nhấn mạnh.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Trước thềm 2020 cận kề: Chỉ mới 17 ngân hàng áp chuẩn Basel II
Theo Thông tư 41/2016/TT-Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1/1/2020 là thời điểm tất cả các ngân hàng phải tuân thủ các quy định Basel II. Tuy nhiên, trong số 10 ngân hàng được thí điểm vẫn còn nhà băng đang chạy đua với thời gian trước thềm 2020.
Từ năm 2014, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM, trong đó có việc lựa chọn 10 ngân hàng thương mại thí điểm áp dụng Basel II.
Cụ thể, 10 cái tên được chọn để thí điểm là những ngân hàng lớn nhất gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, Hàng Hải (MSB) và VPBank. Nhưng hiện còn Vietinbank, Sacombank chưa áp chuẩn Basel II.
Giai đoạn 2 là cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này.
Đến nay, có 17 nhà băng đã hoàn tất Basel II gồm: Vietcombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, Ngân hàng Bản Việt, SeABank, Nam A Bank, LienvietpostBank, Shinhan Bank, Standard Chartered Việt Nam.
Trong đó, OCB, VIB, Vietcombank là những cái tên ngân hàng áp chuẩn Basel sớm nhất từ cuối năm 2017 (OCB) và cuối năm 2018 (VIB, Vietcombank).
Chỉ còn 20 ngày nữa kết thúc năm tài chính 2019 và cũng là lúc thời hạn áp dụng của Thông tư 41 có hiệu lực, nhưng toàn hệ thống mới có 15 ngân hàng trong nước và 2 ngân hàng nước ngoài được áp dụng trụ cột 1 của chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế Basel II.
Việc triển khai Basel II được coi là giải pháp tái cơ cấu căn bản có tính đột phá, tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Tuy nhiên, để triển khai thành công Basel II, hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức cần giải quyết.
Từ góc độ các ngân hàng thương mại, trước tiên cần có sự đồng thuận tuyệt đối của cổ đông, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và Ban điều hành trong việc tuân thủ Basel II.
Việc đầu tư cho Basel II và Basel III cần được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản. Dự kiến lộ trình này sẽ được thực hiện không dưới 8 năm, với một lượng chi phí đáng kể nhưng đổi lại, sẽ mang lại cho các ngân hàng một hiệu quả kinh doanh bền vững.
Hiện một số ngân hàng đã bắt tay vào đầu tư triển khai trụ cột 2 và trụ cột 3 của Basel II và có thể sẽ có ngân hàng sớm công bố về việc là tổ chức đầu tiên trong hệ thống ngân hàng hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II trước 31/12/2019.
Các ngân hàng cũng cần đảm bảo đủ vốn; đảm bảo cơ sở dữ liệu sạch, chất lượng, tin cậy; Đảm bảo các hệ thống công nghệ vững mạnh, tương tác tốt với nhau, công cụ đo lường CAR chất lượng, tin cậy. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực nhân sự đủ trình độ, số lượng, có kiến thức chuyên môn, kiến thức rủi ro và công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cần sự hỗ trợ hành lang pháp lý cho các quy định quản lý mới trong quá trình hội nhập, như quy định bắt buộc về xếp hạng tín nhiệm, quy định về sản phẩm phái sinh, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)....
Ngoài ra, cũng cần có cơ chế khuyến khích và dỡ bỏ dần những quản lý hành chính về room tín dụng, điều kiện phát triển mạng lưới... cho các ngân hàng tuân thủ cả 3 trụ cột Basel II và áp dụng sớm Basel III.
Hiện một số ngân hàng đã bắt tay vào đầu tư triển khai trụ cột 2 và trụ cột 3 của Basel II và có thể sẽ có ngân hàng sớm công bố về việc là tổ chức đầu tiên trong hệ thống ngân hàng hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II trước 31/12/2019.
Nếu có ngân hàng hoàn thành được cả 3 trụ cột Basel II trong năm 2019, tức là sớm trước một năm so với thời hạn Ngân hàng Nhà nước quy định, thì đây sẽ là những nỗ lực tiên phong và đầy khích lệ, góp phần đặt dấu mốc phát triển mới theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự phát triển minh bạch, an toàn và bền vững của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
BIDV "nới lỏng nút thắt" của thông tư 22 nhờ lượng tiền mặt từ KEB Hana Bank? Thông tư 22 dồn BIDV vào thế khó, tuy nhiên khả năng đạt chuẩn Basel II sẽ giúp Ngân hàng tránh được khía cạnh tiêu cực nhất... BIDV "nới lỏng nút thắt" nhờ lượng tiền mặt từ KEB Hana Bank. Ảnh: Baodautu. Ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22 thay đổi quy định giới hạn tỷ lệ...