Lợi thế của chương trình Vatel tại Đại học Hoa Sen
Sinh viên chương trình Quản lý Khách sạn Nhà hàng Quốc tế được đào tạo kết hợp lý thuyết, thực hành, trao đổi văn hóa với các nước.
Chương trình đào tạo quốc tế
Đại học Hoa Sen liên kết đào tạo chương trình Cử nhân Quản lý Khách sạn Nhà hàng Quốc tế Vatel với trường Vatel (Pháp) – một trong những đơn vị đi đầu trong việc xây dựng mô hình và bắt kịp xu hướng đào tạo của ngành.
Năm 2016, Vatel là trường đào tạo Quản trị Du lịch – Khách sạn tốt nhất thế giới (Best Hospitality Management School) tại Liên hoan ngành Du lịch – Khách sạn toàn cầu (Worldwide Hospitality Awards). Chương trình được Hospitality ON – tạp chí chuyên môn về lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng – tổ chức thường niên tại Paris (Pháp).
Chương trình Vatel được xây dựng dựa trên trao đổi, đóng góp giữa các nhà giáo dục và chuyên gia, chương trình phù hợp với các nguyên tắc đặc thù của ngành, trang bị kỹ thuật quản lý cụ thể, áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung giảng dạy giúp sinh viên xác định, hiểu và giải quyết các vấn đề có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chính doanh nghiệp và các bên liên quan.
Mô hình đào tạo tiên tiến của Vatel kết hợp kỹ thuật và cảm xúc, triển khai theo mục tiêu đào tạo chuẩn quốc tế, được Bộ Lao động và Việc làm của Pháp (Minister of Labor, Employment and Health) công nhận. Bên cạnh các môn học chuyên ngành, cơ hội nghề nghiệp thông qua hoạt động liên kết, kết nối doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Vatel.
Chương trình Vatel tại Đại học Hoa Sen được thực hiện dựa theo khung chương trình của Vatel quốc tế với 3 năm học kết hợp lý thuyết và thực hành; 3 kỳ thực tập bắt buộc từ 4 đến 6 tháng tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4 hoặc 5 sao quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài như Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia, Pháp, Mỹ; một đề án tốt nghiệp.
Đội ngũ giảng viên quốc tế, có kinh nghiệm làm việc, quản lý trong và ngoài nước trực tiếp giảng dạy sinh viên. Giảng viên không chỉ truyền kiến thức mà còn truyền lửa, tạo năng lượng cho đội ngũ kế thừa có tầm và có tâm với nghề.
Chương trình học trong 3 năm, đào tạo bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp nhận bằng Cử nhân Quản lý Khách sạn – Nhà hàng quốc tế (Bachelor’s degree in International Hotel Management) do trường Vatel – Hotel and Tourism Business School (Pháp) cấp.
Sinh viên có 4-6 tháng thực tập tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4 hoặc 5 sao quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài.
Trao đổi sinh viên trong hệ thống Vatel
Vatel là tập đoàn đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn có gần 40 năm kinh nghiệm, 50 cơ sở tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các cơ sở đào tạo thuộc thương hiệu Vatel trải dài trên bốn châu lục giúp trao đổi sinh viên quốc tế giữa các cơ sở đào tạo dễ dàng.
Video đang HOT
Marco Polo Program là chương trình trao đổi sinh viên quốc tế dành cho sinh viên năm hai nhằm xúc tiến việc trao đổi văn hóa và làm phong phú trải nghiệm sinh viên. Sinh viên có cơ hội trải nghiệm học tập, làm việc một năm tại các cơ sở thuộc hệ thống Vatel toàn cầu.
Chương trình trao đổi sinh viên Marco Polo Program nhận danh hiệu chương trình giáo dục đổi mới tốt nhất (Best Innovation in an Education Program) năm 2018 tại Liên hoan ngành Du lịch – Khách sạn toàn cầu (Worldwide Hospitality Awards).
Đại diện Đại học Hoa Sen cho biết, tiếp nhận sinh viên quốc tế đến từ 10 quốc gia khác nhau theo học chương trình Vatel tại Đại học Hoa Sen giúp đa dạng sinh viên trong lớp học, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam tiếp xúc, rèn luyện ngoại ngữ. Sinh viên Việt Nam cũng nhận thức được sự cạnh tranh, điểm mạnh yếu của bản thân khi học tập trong môi trường đa văn hóa.
Chương trình Vatel của trường được thừa hưởng công nghệ từ Vatel quốc tế gồm thư viện trực tuyến Cyber Libris, hệ thống kết nối các trường Vatel Connect, hệ thống kết nối thực tập tại các quốc gia có trường Vatel, chương trình trao đổi văn hóa dành cho sinh viên như chương trình International Summer Program tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 8 hàng năm.
Sinh viên Đại học Hoa Sen học tập tại cơ sở thực hành Vatel TP HCM.
Sau gần 8 năm, chương trình Vatel tại Đại Hoa Sen đã đào tạo hơn 100 cử nhân, hiện đảm đương các vị trí như giám sát, trưởng nhóm, quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và chăm sóc khách hàng tại Việt Nam, Pháp, Mỹ…
Đại diện Đại học Hoa Sen cho biết, sinh viên Vatel được các khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn tại Việt Nam ưu tiên tuyển dụng nhờ lợi thế cạnh tranh về kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm thực tế, thái độ chuyên nghiệp, thiện chí, nhất là tư duy và phong cách làm việc cởi mở, năng động.
Kim Uyên
Theo VNE
Giáo viên trước hết là nhà giáo dục
Theo PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, bất cập về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV đang là thách thức lớn đối với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Đã đến lúc cần đặt ra những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ GV nhằm đáp ứng Chương trình GDPT mới.
Đội ngũ GV luôn là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu GD thành hiện thực.
Nhận diện thách thức
* Là thành viên của các nhóm nghiên cứu về thực trạng năng lực nghề nghiệp của GV, từ khảo sát thực tế, PGS có nhận định gì về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV hiện nay?
- Năm 2012, trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông" do nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chủ trì, tôi cũng là thành viên nhóm nghiên cứu, tiến hành điều tra khảo sát thực tế về thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ GV phổ thông. Kết quả khảo sát cho phép chúng tôi rút ra một số nhận định: Đại đa số GV chưa nắm vững tính chỉnh thể của chương trình môn học; hiểu biết về ứng dụng của tri thức môn học còn hạn chế;
Phần lớn GV chưa có chuyển biến thực sự về phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập, sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học; sức ỳ còn lớn, thói quen dạy học cũ vẫn còn ngự trị; Đa số GV nhận thức chưa đầy đủ về chức năng của người GV - nhà GD mà chủ yếu mới dừng lại ở vai trò người dạy, chưa lưu tâm thực sự đến việc dạy người qua dạy chữ; chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của nhà GD; chưa làm tròn vai trò "người của cộng đồng".
Mới đây, trong khuôn khổ của Chương trình ETEP, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tiến hành khảo sát thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV phổ thông để phục vụ cho việc thiết kế chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT mới. Tôi cũng là một trong những thành viên tham gia khảo sát. Chúng tôi tiến hành khảo sát hơn 6.000 GV, trong đó 2.800 GV tiểu học, trên 2.800 GV THCS, hơn 450 GV THPT và trên 1.000 cán bộ quản lý trường học thuộc các vùng: nông thôn, đồng bằng, thành thị, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ. Ảnh: T.G
Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn tổng thể năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV phổ thông hiện nay vẫn còn hạn chế so với các yêu cầu của Chương trình GDPT mới. Chẳng hạn như: Ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học phục vụ dạy học; dạy học phân hóa, sử dụng công nghệ thông tin, dạy học giải quyết vấn đề, giúp HS vận dụng kiến thức, GD HS cá biệt, GD giới tính... Đây là thách thức cơ bản khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới.
GV quyết định chất lượng và hiệu quả GD
* Nói như vậy có nghĩa, GV sẽ phải thay đổi rất nhiều mới có thể đáp ứng mục tiêu của Chương trình GDPT mới, thưa PGS?
- Đúng vậy! Đội ngũ GV luôn là lực lượng cốt cán trong việc biến các mục tiêu GD thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả GD. Theo đó, GV trước hết là nhà GD, bằng chính nhân cách của mình, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách HS.
Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin như vũ bão, GD nhà trường không còn là nguồn thông tin duy nhất đem đến cho HS các tri thức mới mẻ của loài người. Tuy nhiên, GD nhà trường, dưới sự dẫn dắt của GV vẫn là con đường đáng tin cậy và có hiệu quả nhất, giúp các em tiếp thu có mục đích, chọn lọc, hệ thống tinh hoa văn hóa nhân loại.
Ảnh minh họa/ Internet
Trong một nền GD mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ giảm đi, nhưng phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học.
* Trước yêu cầu của Chương trình GDPT mới, PGS có đề xuất, kiến nghị gì để đội ngũ GV có thể vượt qua những thách thức, đồng thời khắc phục hạn chế về năng lực nghề nghiệp?
- Theo tôi, trước mắt cần tiến hành ngay việc bồi dưỡng, sau đó là đào tạo lại đội ngũ GV. Công tác bồi dưỡng GV cần tập trung phát triển về năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS. Cụ thể, các việc cần làm là: Biên soạn tài liệu về các chủ đề như: Dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực HS; kiểm tra đánh giá kết quả GD theo định hướng phát triển năng lực HS; kỹ năng phát triển chương trình GD nhà trường và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo...
Đối với công tác bồi dưỡng nên giao cho các trường sư phạm đảm nhiệm. Theo đó, các trường sư phạm trọng điểm bồi dưỡng giảng viên các trường sư phạm địa phương và GV THPT. Còn các trường sư phạm địa phương chịu trách nhiệm bồi dưỡng GV tiểu học và THCS. Hình thức bồi dưỡng nên kết hợp giữa tập trung theo từng khóa (kéo dài ít nhất 3 tháng) với bồi dưỡng tại trường theo tổ chuyên môn. Ngoài ra, có thể bồi dưỡng qua mạng Internet.
Cùng với đó, các trường sư phạm cần xây dựng chương trình đào tạo lại với thời gian đào tạo từ 1 - 2 năm. Các chương trình đào tạo lại phải đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới.
* Xin cảm ơn PGS!
GV dạy HS cách thức tìm kiếm thông tin thay cho việc dạy các em học cái gì. GV phải dạy cho các em phương pháp học và phương pháp nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, GV không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ hành vi, đảm bảo cho người học làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ
Minh Phong (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chào đón sinh viên quốc tế đến học hè Nằm trong khuôn khổ hợp tác với các trường đại học trên thế giới, trường Đại học Kinh tế quốc dân đang tổ chức Chương trình trao đổi sinh viên hè năm 2019 cho 14 sinh viên quốc tế và 7 sinh viên Việt Nam. Sinh viên quốc tế giao lưu tại Chương trình trao đổi sinh viên hè năm 2019 Trao đổi...