Lời tâm sự xót xa của một thầy giáo
Ban giám hiệu sợ dư luận gây bất lợi cho mình, sẵn sàng lấy lòng, răm rắp nghe theo lời phụ huynh để quay lại tấn công cấp dưới của mình -những thầy cô vô tôị
Sau bài viết “Quá mạnh tay với giáo viên chỉ làm thầy cô đề phòng và thu mình lại” đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 7/4.
Tòa soạn nhận được một tâm bức thư của một thầy giáo vốn đầy nhiệt huyết với nghề nhưng buộc phải sống thu mình để tự bảo vệ an toàn cho chính mình.
Câu hỏi cuả thầy giáo ấy cứ xoáy vào lòng chúng tôi xót xa đến khắc khoải “Vậy tôi cố gắng nhắc nhở học trò để thêm phiền phức hay là cứ im lặng cho nó an lành?”
Cha mẹ bảo kê, nhà trường sợ nên học trò thế này với giáo viên. Thầy cô phải làm gì đây? (Ảnh thầy giáo cũng cấp)
Đọc bức thư mà cảm thấy đau xót, thấy oán giận chính Ban giám hiệu nhà trường đã không đủ năng lực quản lý (chỉ biết chạy theo dư luận), không đủ tâm, đủ tầm để bảo vệ giáo viên.
Họ chỉ vì sợ dư luận gây bất lợi cho mình mà sẵn sàng lấy lòng và răm rắp nghe theo lời phụ huynh phản ánh để quay lại tấn công cấp dưới của mình – những thầy cô vô tội.
Chúng tôi nghĩ rằng, trường hợp của thầy H. không phải là cá biệt trong ngành giáo dục hiện nay.
Thế nên, xin được phép đăng nguyên văn bức tâm thư ấy và mong nhận được sự thấu hiểu, cảm thông cho nghề giáo (nghề làm dâu trăm họ) khốn khổ của chúng tôi lúc này.
“ Tôi tình cờ đọc được bài viết “Quá mạnh tay với giáo viên…” của tác giả Phan Tuyết.
Tâm trạng của tôi khi đọc bài báo này cũng giống như một người đang chơi vơi, cô độc giữa nơi hoang vắng thì nhìn thấy được những người có cùng suy nghĩ, đồng cảnh ngộ. Tôi có cảm giác tương tự như là bài viết đang nói về chính tôi. Tôi thấy có sự đồng cảm sâu sắc và muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả.
Video đang HOT
Tôi thấy an ủi vì họ đang nói về vấn đề mình đang gặp phải.
Tôi là một giáo viên giảng dạy cũng mười mấy năm. Đúng như bài báo viết là bây giờ tôi đang muốn thu mình, tôi đang muốn mặc kệ mọi thứ xung quanh trường lớp ngoài việc giảng dạy, để giữ sự bình an cho bản thân mình.
Vì thực sự thời buổi bây giờ, tôi lo cho bản thân tôi còn chưa xong nữa huống gì là giáo dục ai.
Trường tôi bây giờ, giáo viên là thứ thứ yếu. Lời nói của giáo viên không có uy tín gì.
Học trò biết rõ điều đó và luôn sẵn sàng để đe dọa giáo viên khi cần.
Tôi không dám la rầy hay trách mắng học trò, chỉ cần nhắc nhở thôi là có thể lãnh đủ mọi hậu quả.
Phụ huynh là tối thượng, phụ huynh chỉ cần gọi điện cho hiệu trưởng là giáo viên chúng tôi xác định phiền phức.
Tôi đã bị học trò đe dọa dù chỉ là nhắc nhở các em. Thế nhưng đúng sai thế nào không ai cần làm rõ, mặc cho học trò hỗn láo với thầy cô giáo trong khi học sinh thì được bảo vệ.
Bây giờ lên lớp, tôi phải lấy lòng học trò vì nếu làm các em phật ý thì sẽ có thư góp ý hay điện thoại góp ý. Lời nói của giáo viên không ai tin còn lời nói của học sinh thì họ lại tin.
Học sinh vào lớp ngủ trong giờ học, giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh vào trường thì phụ huynh nói rằng do giáo viên dạy con tôi không hiểu bài nên mới ngủ.
Thế là, giáo viên lại bị Ban giám hiệu dự giờ đột xuất dù cho việc dự giờ thao giảng đã thực hiện theo quy định.
Nếu không có chuyện gì ai đi dự giờ làm chi? Như vậy thì giáo dục kiểu nào, cãi lại phụ huynh là có chuyện nhiều nữa nên đành thôi.
Vậy tôi cố gắng nhắc nhở học trò để thêm phiền phức hay là cứ im lặng cho nó an lành?”
Thầy H. tâm sự thêm ” Một lần tôi đã bị học trò chửi nặng nhưng cũng phải đành ngậm ngùi im lặng. Thật đau xót!
Cha mẹ bảo kê, nhà trường sợ nên học trò thế này với giáo viên. Thầy cô phải làm gì đây? (Ảnh thầy giáo cũng cấp)
Trong tờ giấy một học sinh nói với bạn gọi thầy bằng ổng và dùng những ngôn từ khó nghe với giọng điệu đầy thách thức:
“…Tao biết ổng đang nói tao mà, mẹ tao bảo ổng chỉ là một người không có lý lẽ, nên tao sẽ là người làm tới bến chứ không phải là ổng…tao đ. sợ đâu…ổng đối với tao không bằng một cọng chí nữa…”
“…ổng tới số rồi, tao định nhẹ tay, bây giờ ổng làm vậy tao sẽ cho ổng nếm mùi đau đớn mà tao ra tay…”.
Phụ huynh như thế, học sinh thế này, Ban giám hiệu lại không dám làm phật lòng phụ huynh nên giáo viên trở thành con tốt thí.
Học trò biết rõ điều đó và luôn sẵn sàng để đe dọa giáo viên khi cần. Vậy các thầy cô giáo nơi đây liệu có thể dạy dỗ nỗi học trò không?
Thầy giáo khắc khoải hỏi “ Vậy tôi cố gắng nhắc nhở học trò để thêm phiền phức hay là cứ im lặng cho nó an lành? “
Ai có thể trả lời câu hỏi này của thầy giáo đây?
Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Hãy đặt mình vào vị thế đó để đưa ra lời khuyên cho những nhà giáo chúng tôi.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Làm gì để hạn chế tình trạng bạo lực học đường?
Thời gian qua, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những clip quay cảnh học sinh bị đánh ngay trong nhà trường, giữa ban ngày mà không ai can ngăn. Đã thế, nạn nhân do sợ hãi nên không dám báo sự việc với nhà trường, phụ huynh, thầy giáo, cô giáo nên mọi người chẳng hề hay biết, khiến dư luận xã hội càng thêm quan ngại về tình trạng bạo lực học đường cùng với những hệ lụy của nó.
Nguyên nhân gây nên vấn nạn bạo lực học đường từng được các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lý phân tích, mổ xẻ nhiều, trong đó có các yếu tố chính, như: Xã hội, gia đình, nhà trường. Không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến cũng "đau đầu" về nạn bạo lực học đường gia tăng. Vậy, đâu là những cách thức, biện pháp được xem là khả thi để giải quyết tốt nạn bạo lực học đường?
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giám thị, thầy giáo Lê Văn Quyền, Trường THCS Nguyễn Chánh, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cho biết: "Dưới ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội, phim ảnh bạo lực và do hiểu biết còn hạn hẹp, nhân cách chưa hoàn chỉnh, bản tính lại nông nổi, nên khi có mâu thuẫn, các em học sinh sẵn sàng đánh nhau. Vấn đề đặt ra là cách giáo dục, ngăn ngừa của chúng ta như thế nào, đến đâu? Bằng kinh nghiệm thực tiễn của tôi thì công tác ngăn ngừa, phối hợp giữa các thành tố trong nhà trường, nhất là tổ giám thị và giáo viên chủ nhiệm, sự liên lạc, phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phụ huynh là rất quan trọng. Cùng với đó, tổ giám thị, bảo vệ... phải thường xuyên đi dạo xung quanh trường, nơi hàng quán, thời điểm tan trường... để phát hiện và ngăn chặn những vụ việc nảy sinh sau giờ học. Ngăn chặn từ xa, triệt phá những vụ việc chưa xảy ra trong học sinh, góp phần giảm đáng kể tác động xấu của nạn bạo lực học đường".
Một giờ học của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Thầy giáo Nguyễn Văn Luận, Trưởng ban Quản sinh, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi) chia sẻ: "Tôi có 15 năm làm công việc quản sinh và giải quyết hàng trăm vụ học sinh mâu thuẫn, xích mích dẫn đến đánh nhau. Lý thuyết, văn bản thì dễ lắm, nhưng đi vào thực tế xử lý thì vô cùng khó khăn, vì tính phức tạp của nó, nhiều khi tốn khá nhiều thời gian để xác minh, tìm hiểu. Khi xảy ra sự việc, một số em có liên quan rất ngoan cố, quanh co chối tội. Chúng tôi kiên trì khai thác, đấu tranh bằng nhiều biện pháp, mời phụ huynh đến cùng giải quyết; phân tích hành vi đúng-sai để học sinh, phụ huynh nhận ra lỗi lầm và trách nhiệm của mình. Có ngay hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm, thông báo ở lớp hay toàn trường. Nhờ giải quyết, xử lý kịp thời, nên vấn nạn bạo lực trong học sinh ở trường chúng tôi những năm gần đây giảm đáng kể".
Thầy giáo Trần Văn Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Xiện (tỉnh Kiên Giang) cho rằng: "Hiện tượng học sinh bạo lực, đánh nhau thì ở đâu, trường nào cũng có, chỉ có điều ít hay nhiều, đơn giản hay nghiêm trọng mà thôi. Trách nhiệm để xảy ra tình trạng này thuộc về 4 phía: Xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân học sinh. Chính cái tâm lý im lặng, che giấu, nhút nhát, ngại đấu tranh, không dám bộc bạch, bày tỏ chính kiến ở một bộ phận xã hội, trong đó có học sinh, phụ huynh, thầy giáo, cô giáo... tồn tại lâu nay đã dung dưỡng, chở che cho những hành vi bạo lực, thói xấu phát triển, trỗi dậy".
Về phần mình, chúng tôi cho rằng, muốn ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, thì ngay từ những tiết chào cờ hay hoạt động ngoại khóa, ban giám hiệu các trường phải kịp thời khen thưởng, biểu dương những học sinh dũng cảm "tố giác" sai phạm. Cùng với đó, phê bình nghiêm khắc đối với những thầy giáo, cô giáo giải quyết học sinh cá biệt, những vụ học sinh đánh nhau chưa nghiêm. Quan trọng nhất là phải công khai rộng rãi các vụ vi phạm, đừng vì thành tích mà che giấu khuyết điểm. Trong xử lý học sinh cá biệt phải thực sự nghiêm khắc, nếu không các em sẽ "được đằng chân lân đằng đầu". Giáo dục luôn phải gắn với chế tài và kỷ luật.
Bài và ảnh: ĐỖ TẤN NGỌC
Theo QĐND
Giáo viên sờ vào vùng kín học sinh không thể "núp bóng" trêu đùa, thương mến Theo BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH), nếu thầy giáo có hành vi sờ vào vùng kín của học sinh dưới 16 tuổi là hành vi dâm ô trẻ em, cần phải điều tra rõ để xử lý theo pháp luật. Trường THCS Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nơi cơ quan chức năng đang...