“Lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị là “chìa khóa vàng” dự phòng đột quỵ”
Đột quỵ là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm ở Việt Nam, mỗi năm có tới 200.000 người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở nước ta. Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ?
Ngoài những nguyên nhân gây đột quỵ được biết đến như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh lý mạch vành…, còn nguyên nhân nào khác gây ra đột quỵ cần lưu ý?
Nhân ngày Đột quỵ thế giới 29/10, phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Thưa PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, lâu nay chúng ta đã nói rất nhiều về các nguyên nhân gây ra đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường hay béo phì… Vậy còn yếu tố nào gây ra đột quỵ đang được xếp yếu tố nguy cơ hàng đầu nhưng lại chưa được quan tâm?
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng: Các yếu tố chung như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc…, là những nguyên nhân gây đột quỵ, được nhiều người biết đến và đã có nhiều khuyến cáo nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, một bệnh lý tim mạch khác cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ đó là bệnh rung nhĩ. Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Rung nhĩ làm tăng 3-5 lần nguy cơ đột quỵ.
Khi bị rung nhĩ, tim đập không đều, nên không thể tải lượng máu còn thừa ở tâm nhĩ xuống tâm thất, lúc này lượng máu còn thừa không lưu thông được và đọng lại ở tâm nhĩ thành cục máu đông. Máu đông hình thành sẽ dẫn đến tắc mạch máu gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu thận, ứ trệ tuần hoàn… Người bị rung nhĩ thì tăng nguy cơ tai biến mạch não lên 30%, tăng tỷ lệ suy tim 20-30%…
Theo thống kê của Hội Tim mạch châu Âu, năm 2016 có tới 43,6 triệu người mắc bệnh rung nhĩ trên toàn thế giới. Điều này cho thấy tỷ lệ người mắc rung nhĩ ngày càng tăng.
PGS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng
Việc không tuân thủ điều trị theo yêu cầu của bác sĩ nguy hiểm thế nào với các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường và đặc biệt là bệnh rung nhĩ thưa bác sĩ?
Video đang HOT
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng: Việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ, bỏ thuốc giữa chừng là điều mà bác sĩ lo ngại nhất khi điều trị cho bệnh nhân.
Chẳng hạn, với bệnh nhân rung nhĩ điều trị thuốc chống đông có thể chảy máu, nhiều bệnh nhân lo sợ và từ bỏ điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Lợi ích ở đây là khi dùng thuốc thì sẽ đạt được mục tiêu là ngăn ngừa hình thành cục máu đông, ngăn ngừa tắc mạch.
Còn nguy cơ khi dùng thuốc thì có thể dẫn tới chảy máu. Cân nhắc giữa hai yếu tố lợi ích và nguy cơ thì bệnh nhân tuân thủ điều trị vẫn là ưu tiên. Lấy một ví dụ để bạn đọc dễ hiểu: Nếu 100 người bị rung nhĩ được điều trị thuốc thì sẽ có 1-2 người gặp phải biến chứng chảy máu và khoảng 98 người còn lại sẽ giảm thấp nguy cơ đột quy.
Nhưng nếu dừng thuốc, không điều trị cho 100 người thì 100 người này sẽ có nguy cơ đột quỵ cao. Cho nên, chất lượng cuộc sống và gánh nặng bệnh tật do biến chứng của rung nhĩ gây ra sẽ nặng nề hơn rất nhiều lần lên gia đình và xã hội.
Bác sĩ có điều gì muốn nhắn gửi đến các bệnh nhân nói riêng và độc giả của Báo Sức khỏe & Đời sống nói chung về vấn đề phòng ngừa căn bệnh đột quỵ?
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng: Vừa qua, chúng tôi tiếp nhận cấp cứu một bênh nhân bị tắc mạch máu não. Bệnh nhân này bị rung nhĩ nhưng lại bỏ thuốc. Rất tiếc bệnh nhân đã không qua khỏi.
Tôi muốn gửi đến các bạn lời khuyên là hãy từ bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu bia. Duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị là “chìa khóa vàng” dự phòng đột quỵ.
Tăng cường vận động một cách hợp lý, chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Đối với người có yếu tố nguy cơ, cần đi khám sàng lọc, đặc biệt là phải tuân thủ điều trị. Uống đúng và đủ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc dự phòng đột quỵ, để chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Xin cám ơn bác sĩ.
6 giây có 1 người tử vong, đây mới là căn bệnh đáng sợ hơn ung thư
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng cho biết khi có các dấu hiệu "Méo miệng, ngọng nói hãy gọi ngay cấp cứu luôn đừng chờ" - đó là những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ.
Thời gian là vàng
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Trung tâm khoa hoc Thân kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trên thế giới cứ 6 giây có 1 người đột quỵ và 6 triệu người tử vong. Ngoài ra còn hàng chục triệu người bị di chứng gây tàn phế mỗi năm. Tại Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên cả ung thư. Mỗi năm có khoảng 200 nghìn người tử vong do đột quỵ.
Đột quỵ là tình huống mà bất cứ ai cũng có thể gặp. Có bệnh nhân đang xem tivi nhưng khi đứng lên bỗng nhiên bị liệt tay, loạng choạng và khi hỏi thì méo miệng không nói được. Khi thấy tình huống này thì người nhà nên nghĩ ngay tới bất thường ở thần kinh và nghĩ ngay tới đột quỵ.
Bác sĩ Thắng đưa ra hai ví dụ điển hình của việc cấp cứu sớm. Một nam bệnh nhân 70 tuổi đến bệnh viện khám vì bệnh lý khác nhưng đột nhiên bệnh nhân liệt nửa người, yếu tay chân, nói ngọng, miệng méo.
Bệnh nhân ngay lập tức được đưa vào chụp CT não phát hiện có tắc mạch máu não. Bệnh nhân nhanh chóng được can thiệp thuốc tiêu sợi huyết sau đó truyền dịch và chỉ 3 giờ sau bệnh nhân đã hoàn toàn không còn các triệu chứng. 24h sau chụp CT não không còn tổn thương nào trên não.
Còn 1 bệnh nhân 60 tuổi được đưa từ Tiên Giang lên TPHCM cấp cứu. Bệnh nhân có dấu hiệu yếu, liệt từ 7h sáng và đến 10h30 mới đưa lên tới TP.HCM. Khi vào viện bệnh nhân lại có tiền sử xuất huyết dưới nhện nên không sử dụng tiêu sợi huyết. Bác sĩ chụp CT phát hiện có tắc ở động mạch lớn nhưng không sử dụng tiêu sợi huyết được nên sử dụng phương pháp can thiệp lấy cục máu đông.
6 giây có 1 người tử vong, đây mới là căn bệnh đáng sợ hơn ung thư
Dù can thiệp thành công nhưng đã qua 4 tiếng nên bệnh nhân vẫn còn liệt, nói ngọng. Chụp MRI còn 1 nửa não vẫn bị ảnh hưởng.
So với hai trường hợp trên thì điều thấy rõ thời gian chính là yếu tố quyết định cứu vãn bệnh nhân hay không. Trong đột quỵ khi tế bào não đã chết thì không thể cứu được nữa.
Phòng như thế nào?
Đột quỵ là bệnh lý của não bộ do mạch máu não tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Mạch máu não đưa máu tới não, khi mạch máu bị tổn thương làm tắc nghẽn mạch máu, vùng não được nuôi sẽ chết đi.
Khi phần não bị tổn thương thì chức năng của nó sẽ không còn nữa và dẫn tới yếu, liệt nửa người. Tổn thương ở vùng não nào thì có triệu chứng ở vùng não đó nhưng triệu chứng phổ biến nhất vẫn là méo miệng, nói ngọng, tay chân yếu liệt.
Đột quỵ thiếu máu (tức là mạch máu bị tắc nghẽn khiến máu không lên não được) chiếm khoảng 80%. Có ba nguyên nhân cơ bản nhất gây đột quỵ thiếu máu là: xơ vữa động mạch, mạch máu bị xơ vữa gây hẹp, tắc làm cho máu không lên não được.
Nguyên nhân do các bệnh lý về tim, một số bệnh tim đặc biệt như bệnh rung nhĩ sẽ tạo ra những cục máu đông trong tim và những cục máu đó sẽ trôi lên não làm bít mạch máu não gây ra thiếu máu não.
Mạch máu nhỏ bị tổn thương do tắc huyết áp và gây ra đột quỵ
Còn xuất huyết não hầu hết do tăng huyết áp, có thể gây ra nhồi máu não, xuất huyết, vỡ mạch máu, khối u. Một số trường hợp liên quan tới rối loạn đông máu.
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ như tuổi cao, nam giới bị nhiều hơn, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, ít vận đông. Người hút thuốc lá cũng có nguy cơ đột quỵ.
TS Thắng cho biết trong xã hội ngày nay người dân vận động quá ít, đi lại bằng xe máy, thang máy dẫn tới tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch... tăng lên và là nguyên nhân gia tăng ca đột quỵ.
TS Thắng khuyến cáo, muốn phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, mọi người cần kiểm soát tốt, tránh các tác nhân trên. Đặc biệt, những người có bệnh tim, hay vấn đề về huyết áp, đường huyết cần phải khám kiểm tra định kỳ, đo theo dõi huyết áp, đường huyết thường xuyên. Thực tế cho thấy, chỉ có khoảng 10% người tăng huyết áp là có triệu chứng như choáng váng, xây xẩm, nhức đầu, khó chịu...
Thay đổi thói quen, có lối sống lành mạnh: hạn chế rượu bia, thuốc lá; ăn uống lành mạnh: tăng cường rau xanh, giảm mỡ béo, đồ chiên xào, các món ăn từ đường bột; kiểm soát cân nặng; tránh căng thẳng, làm việc quá sức,...
Không chừa ai! Những năm gần đây, các cơ sở cấp cứu đầu ngành cả nước thường xuyên tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho những người trẻ tuổi bị đột quỵ. Mới đây, một trung tâm đột quỵ não ở Hà Nội tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho một trường hợp mới 12 tuổi. Ảnh minh họa Đột quỵ là nỗi ám ảnh của...