Lối sống lành mạnh giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Kiểm soát bệnh tiểu đường, bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp, tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Ảnh minh họa
Báo cáo quốc tế về bệnh Alzheimer 2014 cho thấy tiểu đường có thể làm tăng 50% nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Trong khi đó béo phì, cao huyết áp, lười vận động là các yếu tố nguy cơ gây tiểu đường.
Nhóm nghiên cứu gợi ý rằng sa sút trí tuệ nên được đưa vào các chương trình phát hiện và phòng ngừa y tế công cộng quốc gia cùng với các bệnh không lây nhiễm khác như ung thư và bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ là quá muộn để thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh.
Ngay cả những người đã bị sa sút trí tuệ hoặc có các dấu hiệu bị bệnh cũng có thể thực hiện những thay đổi lối sống để làm chậm tiến triển của bệnh.
Theo L.Linh
An ninh thủ đô
Video đang HOT
Có nên dùng thuốc tăng cường trí nhớ?
Nhiều người thấy bỗng nhiên trí nhớ sa sút hoặc muốn bồi bổ, chăm sóc trí nào cho con em mình trong mùa thi cử nên đã tự ý mua các loại thuốc được quảng cáo là có tác dụng tăng cường trí nhớ với giá cả đắt đỏ về tự uống mà không có chỉ định của bác sĩ. Điều đó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng hơn là bạn tưởng.
Ảnh minh họa: Internet
Một số nhóm thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh
- Nhóm 1: Các chất dinh dưỡng như vitamin B, omega 3, DHA... có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động các synap thần kinh và làm giảm nồng độ homocystein, một chất làm cản trở quá trình nhớ giúp người bệnh có thể nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, các chất này chỉ thực sự có tác dụng trên những người đang bị rối loạn thần kinh nặng như viêm đa dây thần kinh, tê phù...
- Nhóm 2: Các thuốc có khả năng cải thiện trí nhớ cho những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, mất trí nhớ nghiêm trọng. Những thuốc này có khả năng làm tăng nồng độ acetylcholin, chất trung gian dẫn truyền ở não bộ. Các thuốc ở nhóm này đều là các thuốc được chỉ định điều trị cho bệnh nhân Alzheimer.
- Nhóm 3: Các thuốc làm thay đổi lưu lượng máu não và làm thay đổi chuyển hóa của các tế bào não bộ như picamilon, gingko, vinpocetin (cavinton, enopocetin, vincaton), cinnarizin (stugeron, steron, vertizin)... Những thuốc này chỉ có tác dụng với những người bị chứng thoái hóa, xơ cứng mạch, cao tuổi, nhồi máu, chảy máu não. Vì chúng làm động mạch giãn ra trong tình trạng mạch máu đang bị co thắt, bị chèn ép...
Ai mách thuốc nào là mua
Nhà chị Mai Anh (ở Nguyễn Du, Q.1, Tp.HCM) có cả người già và trẻ con, bố mẹ chồng chị đều đã ngoài 70 tuổi, đứa con út vaa vào đại học, đứa con lớn thì bước vào năm cuối cùng của đại học. Năm nay quả là "náo nhiệt" với nhà chị, ai cũng bận rộn, người thì ôn thi, người thì làm đồ án, ông bà cũng vì lo lắng cho sức khỏe và tương lai của các cháu mà cứ rộn cả lên.
Vợ chồng chị Mai suốt ngày chỉ ong đầu suy nghĩ xem hôm nay nên nấu món gì để các con ăn vào sẽ khỏe hơn, tốt cho trí não hơn. Ngoài việc thức ăn, chị Mai còn nghe theo mấy bà bạn, mua các loại thuốc bổ não, có khả năng "tăng cường trí nhớ" giúp con học đến đâu, nhớ đến đấy để đi thi đỡ vất vả.
Nghe người bán thuốc quảng cáo: "đây đều là những loại thuốc tốt cho thần kinh cho cả người già và trẻ em, giá cả thì mỗi loại một khác, đắt có, rẻ có nhưng chắc chắn là tiền nào của nấy, em cứ mua loại xịn về cho cả con cả bố mẹ chồng dùng, tiện cả đôi đường, đảm bảo chất lượng 100%"... Nghe những lời nói chắc như đinh đóng cột của bà bán hàng chị Mai mừng lắm, rút tiền mua luôn 3 lọ để các con và bố mẹ chồng dùng.
Một tuần đầu, thuốc bổ phát huy tác dụng thấy rõ, chị thấy cô con gái út có thể thức khuya đến tận 2 giờ sáng mà hôm sau vẫn dậy sớm và đặc biệt là tinh thần rất thoải mái, vui vẻ, không chút mệt mỏi, thấy con hào hứng học tập lại khỏe mạnh, thông minh ra, học đâu hiểu đấy, nhớ đấy khiến chị vui lắm.
Ai đến chơi nhà chị cũng khoe loại thuốc tuyệt vời mà mình mới mua được. Thậm chí, chị còn gọi điện cho mấy bà phụ huynh có con học cùng lớp con gái để mách loại "thần dược" tuyệt vời này.
Mọi vấn đề bắt đầu xuất hiện khi bước sang tuần thứ 2 sau khi dùng thuốc. Con chị bắt đầu thay tính, đổi nết, hay cáu gắt, hậm hực, giấc ngủ không sâu, thậm chí mất ngủ kéo dài, cơ thể rất mệt mỏi, muốn ngủ nhưng hai mắt cứ mở thao láo.
Tất nhiên, việc học hành cũng vì thế mà ảnh hưởng. Chị Mai rất lo lắng, nhưng không nghĩ là tại thuốc, chị còn mắng con là chắc tại quên uống thuốc cộng thêm áp lực ngày thi đến gần nên mới thành ra như thế...
Bố mẹ chồng chị Mai không gặp vấn đề nghiêm trọng như cô cháu gái nhưng từ dạo uống thuốc, bỗng nhiên ăn uống thất thường, cũng không còn ngon miệng lại thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trí nhớ thì chẳng thấy cải thiện được chút nào chỉ thấy các cụ khó tính hơn, cứ đòi hỏi phải thế này, thế kia khiến chị Mai vô cùng lo lắng và có chút bực bội...
Những viên thuốc bổ thần kỳ đó sẽ không bị ngừng uống nếu không có sự kiện con gái út của chị Mai phải đi viện vì cứ liên mồm lẩm bẩm điều gì đó, rồi lại khóc lóc, rồi lại hùng hổ tức giận như bị ai làm phiền... Cả nhà thấy con bé bị vậy thì hốt hoảng tưởng nó bị làm sao, lay gọi con mãi không được, vợ chồng chị phải vội đưa con vào viện khám.
Các bác sĩ cho biết, con chị Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng các loại thuốc dùng để chữa bệnh thần kinh chứ không phải là thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ như người bán thuốc đã quảng cáo trước đó. Chị Mai sợ quá về vứt bỏ hết số thuốc, chị vừa lo lắng tình trạng sức khỏe của con vừa tiếc đứt ruột vì tiền mất tật mang...
Chỉ có thuốc chữa bệnh thần kinh không có thuốc giúp tăng cường trí nhớ
Theo PGS.TS. BS. Trần Hữu Bình (Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai): Dù khoa học đã rất phát triển, nhưng vẫn không có loại thuốc nào được chứng minh là có khả năng giúp tăng cường trí nhớ, có chăng, chỉ là những loại thuốc dùng để điều trị bệnh suy giảm trí nhớ cho người bị bệnh chứ không có tác dụng với người bình thường.
Việc các bậc cha mẹ tự tiện mua thuốc bổ não, nhằm giúp con tăng cường trí nhớ là điều hoàn toàn sai lầm, nó không những không giúp con hoặc cha mẹ bạn có trí nhớ tốt hơn mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Bình cho biết, nếu các bậc phụ huynh không tìm hiểu kỹ, mà cứ cho con em hoặc bố mẹ già uống các loại thuốc được quảng cáo là bổ não, tăng cường trí nhớ, thông minh hơn... thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe trí não của người uống thuốc.
Vì tuy chúng được coi là thuốc bổ thần kinh nhưng các thuốc này chỉ có tác động rõ nét trên trường hợp bệnh lý điển hình. Nó hầu như ít tác dụng trên người bình thường khỏe mạnh.
Thậm chí, nếu việc uống thuốc diễn ra thường xuyên hằng ngày có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng như: hệ thần kinh bị kích động, làm thay đổi hoạt động của hệ tim mạch, hệ cơ vận động, làm thay đổi hoạt động của ruột - tiêu hóa...
Vì thế, nếu những bậc phụ huynh nào đang "ném tiền qua cửa sổ" để sắm về những loại thuốc "thần thánh" cho con thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần phải ngưng sử dụng thuốc và đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Theo SKGD
Nhìn răng đoán bệnh Mất răng sớm có thể là một dấu hiệu của loãng xương. Người nghiến răng có xu hướng nóng nảy, ganh đua, hay lo lắng. Ảnh minh họa: Internet Hàm răng không chỉ cho biết bạn là ai mà còn thể hiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe xương của bạn. Mất răng sớm có thể là một dấu hiệu của loãng...