Lợi nhuận Vietcombank có thể tăng trưởng âm năm nay
VDSC dự báo lợi nhuận Vietcombank có thể tăng 23% trong quý cuối năm nhờ phí trả trước thỏa thuận bancassurance đọc quyên nhưng lợi nhuận cả năm vẫn giảm 2%.
Báo cáo cập nhật về Vietcombank, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo lợi nhuận năm nay của ngân hàng đạt 22.754 tỷ đồng, giảm gần 2% so với năm trước. So với đầu năm, tín dụng có thể tăng khoảng 10%, còn tăng trưởng huy động giảm xuống 8%, do cho vay tăng yếu và thanh khoản dồi dào.
Riêng quý IV, nợ xấu mới hình thành của Vietcombank có thể tăng đáng kể, nhưng chính sách xóa nợ và trích lập dự phòng được kì vọng ổn định tỷ lệ nợ xấu khoảng 1-1,2% và giữ tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu (LLR) khoảng 200%.
“Chúng tôi nghĩ cần vài quý để các ảnh hưởng của đại dịch được phản ánh đầy đủ”, nhóm phân tích VDSC nhận xét.
Năm 2021, VDSC đưa ra dự báo lạc quan hơn khi cho rằng lợi nhuận Vietcombank có thể tăng khoảng 16% lên 26.375 tỷ đồng. Kết quả này đến từ kỳ vọng việc kiểm soát đại dịch sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế và hoạt động cho vay. Tín dụng có thể tăng 13-15% do nhu cầu vay trở lại và dự báo Vietcombank có thể hoàn thành 50% kế hoạch tăng vốn riêng lẻ, với mức giá 80.000 đồng mỗi cổ phiếu.
“Chúng tôi cho rằng đại dịch sẽ được kiểm soát, dẫn đến tốc độ tăng chi phí tín dụng chậm hơn và hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn. NIM phục hồi và thu nhập dịch vụ thuần của Vietcombank có thể tăng ở mức hai con số”, nhóm phân tích nhận xét.
Đánh giá về kết quả 9 tháng đầu năm, VDSC cho rằng Vietcombank đang chịu ảnh hưởng từ việc tăng trưởng tín dụng giảm tốc và biên lãi ròng (NIM) chịu áp lực. Ngoài ra, một số mảng kinh doanh của ngân hàng này cũng tăng chậm.
Vietcombank được biết đến là ngân hàng top đầu về tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các phân khúc này gần đây đang nằm dưới mức trung bình. Xem xét quy mô của ngân hàng và tiềm năng của thị trường, VDSC cho rằng sự gia tăng thâm nhập của các ngân hàng khác là điều dễ hiểu, do đó thị phần của VCB có thể bị thu hẹp trong ngắn hạn.
Đối với thu nhập từ bancassurance, thỏa thuận độc quyền với FWD đã mang về cho Vietcombank 400 triệu USD phí trả trước, được phân bổ trong 5 năm. Theo đó, thu nhập bất thường này kỳ vọng được ghi nhận trong quý cuối năm nay để hỗ trợ cho kết quả kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank có thể tăng 23% trong quý IV, trong đó riêng thu nhập bất thường đóng góp 22%. Dù vậy, tính chung cả năm, Vietcombank vẫn tăng trưởng âm.
Top 10 thương vụ M&A 2019-2020: Vietcombank và Tập đoàn FWD
Vietcombank và Tập đoàn FWD đã ký hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm 15 năm, trở thành thương vụ bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) lớn nhất hiện nay.
Vietcombank và Tập đoàn FWD đã ký hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm 15 năm, trở thành thương vụ bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) lớn nhất hiện nay, đồng thời Vietcombank cũng hoàn tất việc bán liên doanh bảo hiểm VCLI cho FWD.
Theo thỏa thuận, FWD là đối tác phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua mạng lưới của Vietcombank trong vòng 15 năm. FWD cũng mua lại liên doanh Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI) do Vietcombank nắm 45% và BNP Paribas Cardif nắm 55%.
Thành lập từ 2008, VCLI có vốn điều lệ 600 tỉ đồng. Năm 2018, doanh thu VCLI đạt 485 tỷ đồng - tăng 49,2%, trong đó doanh thu phí môi giới bảo hiểm chiếm 87%. Trong khi đó FWD là hãng bảo hiểm trực thuộc tập đoàn đầu tư Pacific Century Group (PCG). Tính đến nay, FWD có mặt tại 9 thị trường của khu vực châu Á, bao gồm Việt Nam.
VDSC: Lợi nhuận Vietcombank năm 2020 có thể tăng trưởng âm do tăng mạnh chi phí dự phòng Quý cuối năm 2020, Vietcombank có thể sẽ chứng kiến một kết quả tích cực đáng kể nhờ ghi nhận phí trả trước. Tuy nhiên, cho năm 2020, VDSC ước tính LNTT tăng trưởng âm 2%, trong khi thu nhập hoạt động tăng nhẹ 5%. Điều này là do chi phí hoạt động tăng 6% và chi phí dự phòng tăng 24%. Công...