Lợi nhuận tụt dốc trong quý II, cổ phiếu một số doanh nghiệp bị “bán tháo”
Việc sụt giảm về lợi nhuận khiến cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp chịu áp lực bán mạnh điển hình như CTD, PPC, HVN.
Ảnh minh họa.
Đến thời điểm hiện tại, kết quả kinh doanh quý II và bán niên của nhiều doanh nghiệp niêm yết được hé lộ, ảnh hưởng ít nhiều đến diễn biến giá cổ phiếu trên sàn.
Việc sụt giảm về lợi nhuận khiến cổ phiếu của một số doanh nghiệp chịu áp lực bán mạnh, điển hình như cổ phiếu CTD của Coteccons, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines và cổ phiếu PPC của Nhiệt điện Phả Lại.
Coteccons báo lãi quý II giảm 71%, thấp nhất trong 4 năm trở lại đây
Theo báo cáo tài chính quý II mới công bố, Coteccons ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu thuần giảm 30% so với cùng kỳ xuống 5.788 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 124 tỷ đồng, giảm tới 71% so với kết quả đạt được cùng kỳ và là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý II/2015.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Coteccons ghi nhận 10.038 tỷ đồng doanh thu và 313 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 20% và 56% so với kết quả nửa đầu năm ngoái, qua đó thực hiện 37% kế hoạch doanh thu và 55% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Sau khi thông tin về kết quả kinh doanh được công bố cuối chiều ngày 17/7, cổ phiếu CTD phản ứng tiêu cực ngay khi mở phiên sáng ngày 18/7 khi giảm sàn xuống mức 104.700 đồng/cổ phiếu. Sau đó, cầu bắt đáy xuất hiện cùng đồng thái mua ròng của khối ngoại (hơn 250.000 đơn vị) đã kéo cổ phiếu này về 111.000 đồng/cổ phiếu, còn giảm 1,3% so với tham chiếu.
Video đang HOT
Nhìn lại diễn biến từ đầu năm 2019, sau nhiều sóng giảm điểm mạnh từ vùng giá 160.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu CTD có thời điểm rơi xuống vùng đáy 97.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng hơn ba năm qua. Tuy nhiên sau đó cổ phiếu này đã có nhịp hồi phục về 112.500 đồng/cổ phiếu trước khi giảm mạnh trong phiên hôm nay 18/07 do tác động tiêu cực từ kết quả kinh doanh.
Lãi sau thuế quí II của Nhiệt điện Phả Lại giảm 35%, cổ phiếu bất ngờ giảm sàn
Trước đó 2 ngày, cổ phiếu PPC của Nhiệt điện Phả Lại cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự sau thông tin không mấy khả quan đến từ kết quả kinh doanh quý II. Thậm chí, đà giảm của cổ phiếu này có phần còn trầm trọng hơn CTD khi thông tin tiêu cực rơi đúng vào thời điểm nhiều cổ đông thực hiện chốt lời vùng đỉnh.
Trong ngày 16/7, sau khi báo cáo tài chính quý II được công bố giữa giờ giao dịch, cổ phiếu PPC ngay lập tức chịu áp lực bán mạnh và quay đầu giảm điểm dù mở cửa phiên vẫn tăng điểm. Kết phiên 16/7, cổ phiếu PPC giảm về 29.100 đồng/cổ phiếu và vẫn còn dư bán sàn.
Đà giảm tiếp diễn trong phiên sau đó 17/7 khi cổ phiếu này chìm trong sắc đỏ qua đó giảm 6,5% so với tham chiếu về 27.200 đồng/cổ phiếu. Như vậy, chỉ tính riêng trong 2 ngày giảm mạnh, vốn hóa thị trường của Nhiệt điện Phả Lại đã bốc hơi gần 1.300 tỷ đồng.
Hiện cổ phiếu PPC đã hồi phục nhẹ về mức 27.400 đồng/cổ phiếu trong phiên 18/7, ghi nhận mức giảm hơn 12% so với đỉnh.
Theo báo cáo tài chính quý II/2019, dù doanh thu nhích nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 nhưng Nhiệt điện Phả Lại lại báo lãi giảm tới 35%, xuống 341 tỷ đồng sau thuế.
Lợi nhuận trong kỳ kém khả quan của Nhiệt Điện Phả Lại đến từ việc giá vốn hàng bán tăng mạnh so với kỳ trước, trong khi doanh thu gần như đi ngang đồng thời việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư khiến chi phí tài chính tăng thêm 115 tỉ đồng.
Vietnam Airlines ước lãi trước thuế giảm 83% quí II, vốn hóa bốc hơi 2.300 tỷ đồng
Theo công bố ước tính sơ bộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 51.662 tỉ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng ước đạt 1.650 tỉ đồng, giảm 11% so với 6 tháng đầu năm 2018.
Đáng chú ý, quí I năm nay, Vietnam Airlines đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.579 tỉ đồng. Theo giải thích của Tổng Giám đốc Dương Trí Thành, lợi nhuận quí I/2019 cao đột biến là nhờ giá nhiên liệu máy bay tháng 1 thấp, chỉ 71 USD/thùng trong khi kế hoạch là 85 USD/thùng.
Như vậy, tính riêng trong quý II, lợi nhuận trước thuế của Vietnam Airlines chỉ đạt 71 tỉ đồng giảm 83% so với con số 426 tỉ đồng của quí II/2018.
Phản ứng với việc kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng, cũng trong phiên ngày 16/07, cổ phiếu HVN bất ngờ quay đầu giảm điểm dù mở phiên vẫn tăng 1,26% lên 44.300 đồng/cổ phiếu. Áp lực bán được duy trì và gia tăng đến cuối phiên khiến cổ phiếu HVN kết thúc ngày 16/7 giảm 3,8% xuống 42.100 đồng/cổ phiếu, vốn hóa “bốc hơi” hơn 2.300 tỉ đồng.
Hiện tại cổ phiếu HVN đã hồi phục nhẹ về mức 42.500 đồng/cổ phiếu, vẫn tăng gần 22% so với thời điểm đầu năm 2019.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Khối ngoại tiếp tục mua ròng 140 tỷ, sắc xanh tràn ngập thị trường trong phiên 11/7
Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng trong phiên giao dịch khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị xấp xỉ 140 tỷ đồng. Lực mua tập trung chủ yếu vào các Bluechips như VCB, CTD, NVL, CTG, HVN (HoSE), PVS (HNX).
Phiên giao dịch 11/7 khép lại với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 4,98 điểm (0,51%) lên 978,63 điểm; HNX-Index tăng 0,83% lên 106,01 điểm và Upcom-Index tăng 0,85% lên 56,78 điểm.
Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng trong phiên giao dịch khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị xấp xỉ 140 tỷ đồng. Lực mua tập trung chủ yếu vào các Bluechips như VCB, CTD, NVL, CTG, HVN (HoSE), PVS (HNX).
Trên HoSE, khối ngoại tiếp tục có phiên mua ròng khá mạnh với 1,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 115 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp với 1,1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 22,99 tỷ đồng.
Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ với giá trị 814 triệu đồng.
Long Nhật
Theo Trí thức trẻ
Tiếp tục đặt mục tiêu lợi nhuận thụt lùi, Coteccons muốn phát hành cổ phiếu sáp nhập Ricons Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất năm 2019 là 1.300 tỷ đồng, giảm 14% so với kết quả thực hiện năm 2018. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Coteccons đặt mục tiêu lợi nhuận giảm sút so với năm trước. Coteccons muốn phát hành cổ phiếu sáp nhập Ricons Sáp nhập Ricons vào Coteccons Công ty Cổ phần Xây dựng...