Lợi nhuận sau soát xét của Eximbank giảm trên 27% so cùng kỳ
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (mã chứng khoán EIB – sàn HOSE) vừa có giải trình nguyên nhân lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm đã soát xét giảm trên 27% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán vừa được Eximbank công bố, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2020 sau soát xét đạt 554,6 tỷ đồng, giảm 196,3 tỷ đồng (tương đương giảm 26,14%) so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 đã soát xét đạt 441 tỷ đồng, giảm 169,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương giảm 27,77%).
Nguyên nhân theo Eximbank, do thu nhập lãi thuần giảm 48,2 tỷ đồng (giảm 2,9%) so cùng kỳ năm 2019 do Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ (gốc/lãi), giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Đối với các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), kể từ ngày được tái cơ cấu lại, Eximbank không hạch toán dự thu mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu.
Chi phí hoạt động của Eximbank 6 tháng đầu năm 2020 sau kiểm toán giảm 62 tỷ đồng (giảm 4,37%) so với cùng kỳ năm 2019 do Ngân hàng chủ động rà soát và cắt giảm các chi phí hoạt động theo Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước nhằm tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Video đang HOT
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 6,56 tỷ đồng (tăng 3,51%) so với cùng kỳ năm 2019.
Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 64,63 tỷ đồng (tăng 41,74%) so cùng kỳ năm trước; Lãi mua bán chứng khoán đầu tư giảm 26,41 tỷ đồng (giảm 38,99%) so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tăng 263,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 do Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng cụ thể.
Tính đến cuối tháng 6/2020, nợ xấu nội bảng của Eximbank là 2.157 tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,71% lên 2,08%.
Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Eximbank giảm 12,1% so với đầu năm, xuống 147.315 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 8,6% xuống 103.529 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng giảm 10,6% xuống 124.566 tỷ đồng.
HĐQT Eximbank vừa có nghị quyết hoãn tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 lần 3 dự kiến diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội. Trước đó, Eximbank đã hai lần phải hủy Đại hội đồng cổ đông vì không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự.
Đến thời điểm này, Eximbank vẫn chưa có lịch tiếp theo cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp kết quả thanh tra động quản trị, điều hành, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và việc tổ chức đại hội đồng cổ động của Eximbank.
Nguồn thu chính giảm, Agribank báo lợi nhuận 6 tháng lao theo, nợ xấu tới hơn 24.000 tỷ
Nợ xấu của Agribank tăng mạnh hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong nó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng lên tới 17.285 tỷ đồng.
6 tháng 2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) suy giảm hơn 5% về mức 20.114 tỷ đồng. Thậm chí, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng báo lỗ 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 62 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm gần 28% về mức 2.690 tỷ đồng.
Bù lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ báo tăng gần 9% lên mức 2.069 tỷ đồng. Kinh doanh vàng và ngoại hối cũng tăng khá gần 29% lên con số 585 tỷ đồng. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần vẫn như cùng kỳ với gần 26 tỷ đồng.
Tóm lại, tổng thu nhập hoạt động của Agribank suy giảm gần 7% về còn số 25.467 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động vẫn tăng 12% khi chiếm 12.182 tỷ đồng. Và dù chi phí dự phòng giảm 25% về còn 6.524 tỷ đồng nhưng Agribank vẫn báo lợi nhuận sau thuế còn 5.414 tỷ đồng, giảm 13% so cùng kỳ 2019.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của Agribank tăng thêm hơn 16.000 tỷ đồng, lên mức hơn 1,46 triệu tỷ đồng.
Trong đó, cho vay khách hàng tăng 1,22% lên con số hơn 1,13 triệu tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ phải trả, tiền gửi khách hàng của Agribank ghi nhận 1,32 triệu tỷ đồng, tăng hơn 4% so đầu kỳ.
Về chất lượng cho vay, nợ xấu của Agribank tăng mạnh hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong nó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng lên tới 17.285 tỷ đồng.
Tương ứng tỷ lệ nợ xấu của Agribank tăng từ 1,56% của đầu kỳ lên 2,15% tại thời điểm cuối kỳ.
Như vậy, nợ xấu của Agribank "đứng đầu" toàn ngành ngân hàng, vượt cả BIDV (22.769 tỷ đồng), VietinBank (15.968 tỷ đồng) và Vietcombank (6.433 tỷ đồng).
Covid-19 tái bùng phát vẽ lại bản kế hoạch lợi nhuận ngân hàng Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến các nhà băng phải tính lại kế hoạch lợi nhuận 2020 của mình. Lợi nhuận giảm rõ nét từ quý II/2020 Kể từ khi dịch bệnh xảy ra trong quý I/2020, các ngân hàng phải nhanh chóng bắt tay đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng để kiểm soát rủi ro nợ xấu...