Lợi nhuận ròng của ngân hàng BNP Paribas giảm hơn 30% trong quý 1/2020
Trước tình hình này, BNP dự kiến sẽ tăng cường cắt giảm chi phí hoạt động, đồng thời cảnh báo rằng lợi nhuận ròng năm 2020 của ngân hàng này có thể giảm khoảng 15-20% so với năm 2019.
(Ảnh minh họa: AFP)
Lợi nhuận ròng của Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) đã giảm hơn 30% trong quý 1/2020, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động đến các giao dịch cổ phần và buộc ngân hàng lớn nhất Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này phải dành hơn 500 triệu euro cho các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.
Cụ thể, lợi nhuận ròng của BNP Paribas đã giảm xuống 1,28 tỷ euro trong quý 1/2020, còn doanh thu giảm 2,3% xuống 10,9 tỷ euro.
Video đang HOT
Trước tình hình này, BNP dự kiến sẽ tăng cường cắt giảm chi phí hoạt động, đồng thời cảnh báo rằng lợi nhuận ròng năm 2020 của ngân hàng này có thể giảm khoảng 15-20% so với năm 2019.
Trong khi đó, các khoản vay và thỏa thuận mua lại của BNP Paribas đã tăng gần gấp đôi trong quý 1/2020, cùng với bảng cân đối kế toán tăng lên 2.700 tỷ euro so với mức 2.200 tỷ euro khi ngân hàng này tung ra các khoản vay khẩn cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ các biện pháp phong tỏa.
Hoạt động giao dịch vốn cổ phần của BNP cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường lao dốc hồi cuối tháng 3/2020 và doanh thu giảm xuống âm 87 triệu euro, so với mức 488 triệu euro trong cùng kỳ năm ngoái.
BNP cho biết khoản dự phòng rủi ro tín dụng dự kiến do ảnh hưởng của khủng hoảng COVID-19 ở mức 502 triệu euro, còn chi phí rủi ro, phản ánh các khoản dự phòng cho những khoản nợ xấu, tăng 85,4% lên 1,42 tỷ euro trong giai đoạn này.
Tuy vậy, Giám đốc điều hành Jean-Laurent Bonnafe cho rằng kết quả kinh doanh vẫn tốt bất chấp các cú sốc tác động lên hoạt động giao dịch phái sinh vốn cổ phần, vốn là niềm tự hào của ngành dịch vụ tài chính Pháp, đồng thời cho biết sẽ tập trung vào mô hình kinh doanh rộng hơn của BNP./.
MBBank đạt 2.196 tỷ lợi nhuận hợp nhất trong quý I
Giữa bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do dịch bệnh, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) công bố đạt mức lợi nhuận hợp nhất 2.196 tỷ đồng trong quý I.
Trong quý I, MBBank đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ theo nghị quyết ĐHĐCĐ 2019 và bán cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo được thặng dư tăng vốn cổ phần lên gần 1.200 tỷ đồng. Việc này đã giúp ngân hàng này nâng hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất lên trên 11%. Đây là chỉ số an toàn vốn ở mức cao trên thị trường hiện nay (tỷ lệ an toàn vốn theo quy định hiện hành của NHNN là 8%).
MB đẩy mạnh tư vấn sử dụng app MBBank để giảm tần suất sử dụng tiền mặt cho khách hàng trong mùa dịch.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của MBBank, tính đến hết 31/3, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 407.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng là 262.000 tỷ đồng, duy trì mức ổn định so với thời điểm cuối năm 2019. Chỉ tiêu huy động vốn riêng ngân hàng đạt gần 269.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung đều tăng, cũng như có hơn 35.000 doanh nghiệp Việt Nam đóng cửa, giải thể, phá sản vì đại dịch Covid-19 (theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thì tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của MB được kiểm soát chỉ ở mức 1,62% và tỷ lệ nợ xấu riêng ngân hàng là 1,46%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu riêng MBBank là 107%.
Giữa bối cảnh dịch bệnh, MBBank đạt lợi nhuận hợp nhất 2.196 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I của ngân hàng đạt 2.196 tỷ đồng, tương đương 91% so với cùng kỳ 2019. Doanh thu thuần tăng 16% so với quý I/2019, đạt 6.339 tỷ đồng; thu nhập từ phí dịch vụ ở mức 745 tỷ đồng, tương đương 98% so với cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) hợp nhất ở mức thấp 32% và riêng lẻ 29%.
Với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 từ quý I, đại diện MB Bank dự báo quý II sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Quý III và quý IV được kỳ vọng là thời điểm thị trường phục hồi mạnh mẽ, tạo cơ hội phát triển cho ngành ngân hàng và các ngành nghề khác
Thu Trà
VAMC có quyền cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn điều lệ, vốn cổ phần Thông tư 32 quy định, VAMC có quyền tham gia cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn điều lệ, vốn cổ phần; việc góp vốn điều lệ, vốn cổ phần không vi phạm giới hạn góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của VAMC. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 32/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một...