Lợi nhuận của SCIC giảm 54% trong năm 2019 do không có khoản bán vốn như năm trước
SCIC báo lợi nhuận sau thuế trong năm 2019 đạt 4.332 tỷ đồng, giảm 54% so năm 2018, đây là mức lợi nhuận thấp nhất của SCIC trong 5 năm trở lại đây.
Theo báo cáo hợp nhất kiểm toán năm 2019, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) ghi nhận doanh thu từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn giảm gần một nửa so với năm 2018, đạt 6.529 tỷ đồng.
Doanh thu giảm mạnh do hụt khoản doanh thu bán các khoản đầu tư. Còn nhớ trong năm 2018, SCIC thu về hơn 7.500 tỷ đồng từ bán vốn cổ phần tại Vinaconex, năm 2019 thì gần như không có khoản bán vốn lớn nào.
Dù doanh thu giảm tốc nhưng chi phí hoạt động và đầu tư vốn vẫn xấp xỉ so cùng kỳ ở mức hơn 2.500 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận gộp mà SCIC mang về chỉ hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2019, giảm gần 60%.
Cũng trong năm 2019, khoản lãi từ công ty liên kết cũng giảm một nửa về mức 538 tỷ đồng.
Do vậy, SCIC báo lợi nhuận sau thuế trong năm 2019 đạt 4.332 tỷ đồng, giảm 54% so năm 2018, đây là mức lợi nhuận thấp nhất của SCIC trong 5 năm trở lại đây.
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của SCIC đạt 57.286 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư chủ sở hữu đã tăng từ 26.000 tỷ lên gần 33.200 tỷ.
Video đang HOT
Theo báo cáo gần đây, SCIC đặt kế hoạch doanh thu 6.916 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.839 tỷ đồng. Trong khi mục tiêu doanh thu tăng 6% thì lợi nhuận lại giảm gần 4%.
Lãi trong năm 2019 của SCIC giảm hơn phân nửa.
Đồng thời, SCIC cũng đã công bố danh sách dự kiến bán vốn tại 85 doanh nghiệp có vốn nhà nước trong năm nay, giảm so với danh sách 108 đơn vị năm 2019.
Trong 85 doanh nghiệp này, có 28 doanh nghiệp đang giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Có nhiều doanh nghiệp đã xuất hiện liên tục trong kế hoạch bán vốn những năm gần đây như CTCP FPT (SCIC sở hữu 6%), Tập đoàn Bảo Việt (SCIC sở hữu 3%), Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (SCIC sở hữu 51%).
CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (SCIC sở hữu 27%), Công ty Đầu tư Bảo Việt – SCIC (SCIC sở hữu 50%), Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam (SCIC sở hữu 33%).
Trong danh sách này, một số doanh nghiệp được SCIC dự kiến thoái với tỷ lệ đang nắm giữ tại doanh nghiệp ở mức chi phối cao như CTCP Thương mại và Đầu tư Khánh Hoà (SCIC sở hữu 100%), CTCP Công trình Giao thông Bình Thuận (SCIC sở hữu 92%).
CTCP Kỹ nghệ thực phẩm Á Châu (SCIC sở hữu 79%), CTCP Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ (SCIC sở hữu 99%), CTCP In Tổng hợp Cần Thơ (SCIC sở hữu 97%)…
Vinaconex quyết định thoái vốn tại Vinaconex Power, dự kiến bán sạch gần 16 triệu cổ phiếu VCP
Cổ phiếu VCP của Vinaconex Power đã tăng khoảng 74% kể từ đầu năm 2019 đến nay.
Tổng CTCP Vinaconex (mã chứng khoán VCG) vừa thông qua việc thoái toàn bộ vốn của Tổng công ty tại CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex (Vinaconex Power - mã chứng khoán VCP).
Hiên tại Vinaconex đang là cổ đông lớn sở hữu hơn 15,97 triệu cổ phiếu VCP tương ứng 28,02% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành.
Trên thị trường, cổ phiếu VCP sau khi tăng nóng lên trên vùng giá 65.000 đồng/cổ phiếu thì đã điều chỉnh giảm mạnh, thậm chí có lúc chạm mức 45.000 đồng/cổ phiếu trước khi phục hồi. Hiện VCP đang giao dịch quanh vùng giá 54.600 đồng/cổ phiếu, tăng 74% so với thời điểm đầu năm 2019.
Tạm tính với mức giá này, nếu thoái vốn thành công Vinaconex thu về khoảng 855 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu VCP trong 1 năm gần đây.
Vinaconex Power được thành lập vào năm 2010, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, sản xuất và kinh doanh điện. Hiện, VCP đang tập trung vào thuỷ điện với các dự án đang vận hành gồm Thủy điện Cửa Đạt, Thủy điện Bái Thượng và Thủy điện Xuân Minh. Ngoài ra, Công ty còn tiếp tục đầu tư dự án Khu dân cư MBQH số 5 tại tỉnh Thanh Hoá. Ghi nhận dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và bàn giao 60 lô đất cho khách từ tháng 6/2016.
Cuối năm 2016 công ty đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom, trong đó cơ cấu cổ đông trước ngày lên sàn thì Vinaconex là cổ đông lớn nhất cùng với 3 cổ đông lớn khác là ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty cơ điện xây dựng.
Giai đoạn gần đây sau khi VCP tăng sốc, giao dịch cổ phiếu VCP cũng có nhiều biến động. Quỹ đầu tư cơ hội PVI liên tục mua vào và trở thành cổ đông lớn. Hiện Quỹ đầu tư cơ hôi PVI đang sở hữu 10 triệu cổ phần tương ứng 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.
Bên cạnh đó Tập đoàn Đầu tư và thương mại Mundus Stones cũng trở thành cổ đông lớn. Trong khi đó các lãnh đạo công ty và người thân lại muốn thoái vốn chốt lãi.
Kết quả kinh doanh, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2019 đạt 396,7 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế đạt 188,6 tỷ đồng, hoàn thành 76% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Nam Hà
Theo Nhịp sống kinh tế
Viettel đẩy nhanh thoái vốn ngoài ngành Sau khi thoái vốn thành công tại Vinaconex, Viettel tiếp tục đẩy nhanh lộ trình thoái vốn nhằm hoàn thành tái cơ cấu đúng kế hoạch. Đáng chú ý, Viettel không thuộc diện phải thực hiện sắp xếp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020. Về kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch hội đồng quản...