Lợi nhuận của FPT lệ thuộc nhiều hơn vào mảng viễn thông?
Tập đoàn FPT đã trải qua một năm “kém vui” với sự biến động về nhân sự cũng như kết quả kinh doanh không được như mong đợi. Kinh kế khó khăn dẫn đến việc cắt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin. Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh của 2 mảng Thương mại và Tích hợp hệ thống bị ảnh hưởng nặng nhất.
Doanh thu của mảng Thương mại ( FPT Trading) giảm 2.000 tỷ, tương ứng giảm 12,1% so với năm ngoái. Đây là bộ phận kinh doanh điện thoại di động và các sản phẩm CNTT như laptop, máy tính… FPT là 1 trong 2 nhà phân phối điện thoại Nokia tại Việt Nam.
Mảng tích hợp hệ thống ( FPT IS) giảm gần 400 tỷ, tương ứng giảm hơn 11%.
Các mảng khác đều tăng trưởng cao: lớn nhất là Nội dung số (FPT Online) tăng hơn 60% lên 1.812 tỷ đồng, chiếm 7% doanh thu. Mảng này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh game online, quảng cáo trực tuyến…
Dịch vụ tin học tăng 30%, giáo dục tăng 28%, phần mềm tăng 24%…
Trong năm 2012, FPT đã tiến hành thành lập Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT Retail. Đến cuối năm 2012, FPT Retail đã mở hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc.
Video đang HOT
Bức tranh doanh thu có phần “sáng” hơn lợi nhuận khi mà chỉ có 3 mảng tăng trưởng là Viễn thông, Dịch vụ tin học và Giáo dục.
Mảng viễn thông của FPT Telecom từ lâu luôn là bộ phận tăng trưởng ổn định nhất và đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn.
Chỉ chiếm 11% doanh thu nhưng bộ phận này đóng góp tới 29% lợi nhuận.
Tính chung cả viễn thông & nội dung số (FPT Online là công ty con trực tiếp của FPT Telecom) thì 2 mảng này chiếm 18% doanh thu và 37% lợi nhuận.
Mặc dù doanh thu tăng trưởng rất cao trong năm vừa qua nhưng lợi nhuận của FPT Online vẫn rơi từ 250 tỷ xuống còn 203 tỷ đồng.
Vấn đề cũ nhưng vẫn nóng
Năm 2011, FPT đã thực hiện hoán đổi cổ phiếu để sở hữu 100% cổ phần của 3 công ty con chủ chốt là FPT Software, FPT IS và FPT Trading.
Hơn một năm qua, vấn đề sáp nhập nốt 2 công ty con FPT Telecom và FPT Online vẫn chưa được nhắc đến. FPT Telecom không nằm trong diện diện doanh nghiệp viễn thông mà nhà nước nắm cổ phần chi phối nên điều kiện cần để sáp nhập đã có. Giờ chỉ thiếu điều kiện đủ là một cái gật đầu của SCIC – cổ đông nhà nước đang sở hữu hơn 50% cổ phần.
Hiện FPT chỉ sở hữu 42,5% lợi ích của FPT Telecom và 48,8% lợi ích của FPT Online. Như vậy, dù đóng góp 37% lợi nhuận trước thuế nhưng tỷ lệ đóng góp vào lợi nhuận ròng tương ứng với tỷ lệ sở hữu sẽ thấp hơn rất nhiều.
Theo Cafebiz
Sếp FPT Software kể chuyện những chuyến "liều mình" ra nước ngoài
Ít ai ngờ rằng một "đại gia" xuất khẩu phần mềm như FPT Software với quy mô 4.000 người và doanh thu hơn 1.640 tỷ đồng như hiện nay lại được hình thành từ những quyết định "gàn gàn" và có phần hơi "liều mạng".
Mở đầu câu chuyện với phóng viên BĐVN, ông Nguyễn Thành Lâm, Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) kể: Năm 1998, Tổng Giám đốc FPT Trương Gia Bình quyết định thực hiện chiến lược toàn cầu hóa công ty với bước đi đầu tiên là thành lập Trung tâm Xuất khẩu phần mềm, trong khi chính ông Bình và ông Nguyễn Thành Nam - người được đặt vào vị trí đứng đầu Trung tâm Xuất khẩu phần mềm khi đó - vẫn chưa biết mình sẽ làm gì.
Định hướng táo bạo này xuất phát từ khoảng năm 1996, FPT nghe đồn rằng Ấn Độ làm phần mềm rất tài nên muốn đi xem thực hư thế nào. Sau chuyến đi Ấn Độ và được Infosys "giác ngộ" về cơ hội xuất khẩu phần mềm, FPT đã "vỡ" ra rất nhiều điều.
Ông Nguyễn Thành Lâm, Tổng Giám đốc FPT Software
Vậy hợp đồng gia công xuất khẩu phần mềm đầu tiên của FPT có "đầu xuôi đuôi lọt" hay không?
Có thể coi Winsoft (một doanh nghiệp Canada) là khách hàng đầu tiên của FPT Software. Ban đầu, việc hợp tác giữa hai bên chỉ được thực hiện qua thư. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, đoàn của Winsoft từ Canada đã trực tiếp đến thăm FPT Software rồi hoàn toàn tin vào năng lực làm việc của công ty và đã chính thức ký kết hợp đồng.
Nhóm lập trình của FPT Software đã ở lại cơ quan làm việc thâu đêm suốt sáng để đảm bảo tiến độ. Khó khăn lớn nhất lúc đó là không có nghiệp vụ về bảo hiểm, được đối tác cung cấp đống tài liệu dày cộp nhưng đọc vã mồ hôi mà vẫn không hiểu, phải cử hai người "khăn gói quả mướp" sang Winsoft, mở đầu cho mô hình onsite-offshore đầu tiên của FPT Software.
Khi mới sang làm tại Winsoft, hai nhân viên của FPT Software đã vấp phải một loạt sai sót sơ đẳng như khách hàng bảo sao cũng gật, bảo nộp sản phẩm ngày nào cũng vâng nhưng tổng thể dự án vẫn chậm.
Tuy nhiên, sau những nỗ lực của đội dự án, Winsoft cũng đã chấp nhận công trình và thanh toán chi phí hợp đồng. Đội dự án còn được nhận thêm 7.000 USD tiền thưởng của Winsoft.
Sau đó, con đường phát triển kinh doanh của FPT Software có những thăng trầm gì đáng kể?
Sau khi ra "ở riêng" hồi tháng 1/2000, đến hết năm 2003 là giai đoạn tồn tại khó khăn nhất đối với FPT Software. Từ 2004 - 2007, FPT Software đã đạt được mức tăng trưởng bình quân 70%/năm. Tinh thần của người FPT Software trong suốt những giai đoạn phát triển này là giấc mơ "Trở thành một điểm sáng trên bản đồ công nghệ thế giới". Cho đến bây giờ, có thể nói rằng mục tiêu này đã phần nào thành hiện thực. Việt Nam đã thành một điểm đến trong báo cáo của Gartner, NeoIT và bất cứ một báo cáo nào về Việt Nam cũng phải nhắc đến tên FPT Software.
Sau 14 năm phát triển, FPT Software giữ vững vị trí công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt Nam, với quy mô hơn 4.000 cán bộ nhân viên, doanh số hơn 1.640 tỷ đồng (kết thúc tháng 11/2012) và có mặt ở 11 thị trường trên thế giới, hiện đang hướng tới mục tiêu doanh thu đạt 100 triệu USD vào năm 2013.
Kinh doanh không thể thoát cảnh mạo hiểm, rủi ro. FSoft cũng đã từng có những dự định chưa thành hiện thực chứ?
Kinh doanh đương nhiên có rủi ro, và con đường FPT Software lựa chọn không phải là con đường chỉ "trải thảm đỏ". Cũng đã có những quyết định không thành công do yếu tố khách quan, cũng có quyết định không thành công do yếu tố chủ quan.
Sau khi hoàn thành công việc gia công phần mềm cho khách hàng đầu tiên, say sưa với thành quả đầu tay, các thành viên của Trung tâm phần mềm nghĩ đơn giản làm phần mềm không khó, mình ngồi nhà còn có việc, còn lấy được tiền của Tây thì việc sang Tây tìm khách hàng và mở công ty tại nước ngoài cũng chẳng khó. Thế là quyết định thành lập công ty phần mềm tại Thung lũng Sillicon (Mỹ) được nhanh chóng thông qua. Nhưng rồi sau hai năm thành lập, FPT đã phải đóng cửa công ty này do không có mấy khách hàng "tình cờ ghé thăm".
Theo Genk
Sự thất bại tại thị trường Mỹ thời điểm đó khiến FPT mất không ít tiền bạc nhưng có thể nói sự việc này cũng đã đem lại cho FPT Software không ít những kinh nghiệm, những giá trị không thể đo đếm được bằng tiền trong chiến lược toàn cầu hóa.
Những tính năng 'độc' trên Nokia 206 2 sim Người dùng Nokia 206 2 sim có thể chụp hình bằng giọng nói hay chia sẻ dữ liệu "một chạm" nhanh chóng qua tính năng Nokia Slam. Máy có mức giá hấp dẫn chỉ 1.419.000 đồng. Bước đột phá chụp hình bằng giọng nói của Nokia 206 2 sim rất phù hợp với trào lưu chụp ảnh "tự sướng" của giới trẻ hiện...