Lợi nhuận của AstraZeneca tăng mạnh trong nửa đầu năm 2021
Hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh ngày 29/7 cho biết thu về 1,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 từ sản phẩm vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 6 tháng đầu năm 2021, AstraZeneca đã bàn giao khoảng 319 triệu liều vaccine trên toàn thế giới, thu về 572 triệu USD ở châu Âu và 455 triệu USD từ các thị trường mới nổi. Giám đốc điều hành AstraZeneca, ông Pascal Soriot, cho biết tính đến nay, AstraZeneca và các đối tác đã phân phối 1 tỷ liều vaccine đến trên 170 nước.
Video đang HOT
Tập đoàn cho biết thêm lợi nhuận ròng tăng 40% lên 2,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 trong khi tổng doanh thu tăng gần 25% lên 15,5 tỷ USD. Không tính mảng vaccine ngừa COVID-19, tổng doanh thu của AstraZeneca tăng 14% lên khoảng 14,4 tỷ USD.
Vaccine ngừa COVID-19 của tập đoàn AstraZeneca là một trong những vaccine hàng đầu thế giới, được dùng trong chương trình tiêm chủng giúp Anh nhanh chóng mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế trong tháng 7 này. Vaccine do AstraZeneca sản xuất trên cơ sở hợp tác với Đại học Oxford của Anh và được bán với mức giá không có lãi.
Vắc xin Covid-19 AstraZeneca có thể có "hiệu quả bảo vệ suốt đời"
Một nghiên cứu cho thấy vắc xin Covid-19 của Oxford-AstraZeneca có thể mang lại hiệu quả bảo vệ mạnh mẽ, thậm chí là kéo dài "suốt đời".
Hàng triệu người trên thế giới đã tiêm chủng vắc xin AstraZeneca (Ảnh minh họa: Reuters).
India TV đưa tin, nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Oxford (Anh) kết hợp với các chuyên gia từ Thụy Sĩ đăng tải trên tạp chí Nature nhận định, vắc xin Covid-19 của Oxford-AstraZeneca có thể mang lại hiệu quả bảo vệ "trọn đời".
Theo nghiên cứu, ngoài việc kích thích sự sản sinh kháng thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2, loại vắc xin này còn tạo ra mô hình gọi là "trại huấn luyện" tế bào T có thể giúp tiêu diệt các biến chủng mới. Vì vậy, các chuyên gia nhận định, cơ thể người sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca có thể tiếp tục tạo ra tế bào T trong suốt phần đời còn lại.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, cơ chế sản sinh tế bào T trong cơ thể người để bảo vệ là một "tính năng chủ chốt" của các vắc xin sử dụng công nghệ vector virus adeno như AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Nhà nghiên cứu Burkhard Ludewig từ bệnh viện Cantonal ở Thụy Sĩ cho biết: "Các tế bào T từ các trại huấn luyện mà vắc xin tạo ra có tác dụng khá cao. Virus Adeno đã cùng tiến hóa với con người trong một khoảng thời gian rất dài và đã học được nhiều điều về hệ miễn dịch của con người. Virus đã dạy chúng ta về cách để thúc đẩy tốt nhất tế bào T".
Ông Ludewig hy vọng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tìm ra cách chế tạo vắc xin mới nhắm vào "các căn bệnh dai dẳng như lao, HIV, viêm gan C và ung thư".
Nồng độ của tế bào T trong cơ thể người là khó để đo đạc, nhưng nghiên cứu mới đã mang lại hy vọng rằng nó sẽ có tác động "đến suốt đời".
Chuyên gia Paul Klenerman đến từ Oxford cho biết: "Hàng triệu người đã được tiêm vắc xin dùng công nghệ virus adeno trên khắp thế giới. Mục tiêu cuối cùng của những loại vắc xin này là tạo ra sự bảo vệ hệ thống miễn dịch lâu dài bằng cách kết hợp cả kháng thể và tế bào T".
Chiến lược tiêm trộn vaccine mở lối mới chống Covid-19 Giới khoa học hy vọng chiến lược tiêm kết hợp nhiều loại vaccine Covid-19 sẽ giúp giải quyết các vấn đề hậu cần, thậm chí tạo miễn dịch tốt hơn. Trên khắp thế giới, các hãng dược phẩm khác nhau đã phát triển vaccine Covid-19 bằng những cách không giống nhau. Pfizer-BioNTech và Moderna tạo ra các vaccine sử dụng công nghệ mRNA,...