Lợi nhuận công ty bảo hiểm tăng mạnh nhờ giảm tiền bồi thường
Tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý I-2019 tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó phí bảo hiểm nhân thọ tăng 23% và bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.
Ghi nhận bởi Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý I-2019 tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó phí bảo hiểm nhân thọ tăng 23% và bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.
Riêng với mảng bảo hiểm nhân thọ (BHNT), trong số 10 doanh nghiệp (DN) đang niêm yết chỉ có duy nhất Tập đoàn Bảo Việt ( mã chứng khoán BVH) có kinh doanh BHNT, doanh thu phí quý I-2019 là 5.532 tỉ đồng, 19,7% so với quý I-2018, thấp hơn mức tăng trưởng toàn thị trường là 23%. Trên quan điểm Chứng khoán SSI, tăng trưởng doanh thu phí mảng BHNT của BVH đang có dấu hiệu chậm lại trong khi thị trường chung vẫn đang tăng trưởng rất mạnh, điển hình năm 2018 Công ty BVH tăng 23% trong khi thị trường 31% – là năm thứ 4 liên tiếp tăng trưởng trên 30%/năm. Mặc dù vẫn là doanh nghiệp lớn nhất nhưng thị phần của BVH trong thị trường màu mỡ này đang giảm dần do sự tham gia ngày càng nhiều của các đối thủ ngoại, mức độ cạnh tranh đang tăng mạnh qua từng năm.
Đối với mảng bảo hiểm phi nhân thọ, tổng doanh thu phí của 10 DN niêm yết chiếm khoảng trên 70% doanh thu phí toàn thị trường. Doanh thu phí quý I-2019 là 9.316 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kì – cao hơn tăng trưởng chung (9%) trong đó có sự tăng trưởng rất mạnh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (mã chứng khoán PTI) ghi nhận tăng 41%. Trong đó, nhóm nghiệp vụ đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng của PTI là con người, hiện doanh nghiệp đang đẩy mạnh bán sản phẩm BH người vay vốn qua các công ty tài chính tiêu dùng và xe cơ giới.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (mã chứng khoán ABI), Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (BLI) và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp (mã chứng khoán BIC) là 3 doanh nghiệp có mức tăng phí gốc trong quý I-2019 tốt, lần lượt là 27,7%, 15,7% và 14,1%.
Nhìn chung, tổng doanh thu phí quý đầu năm 2019 của các DN bảo hiểm niêm yết là 15.753 tỉ đồng, tăng 14,7% trong khi lợi nhuận trước thuế là 1.347 tỉ đồng, tăng 16,9% so với quý I-2018. Lợi nhuận tài chính sụt giảm gần 40% nhưng hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả hơn với số lỗ giảm 76% đã giúp cải thiện LNTT của các doanh nghiệp. Cả tỷ lệ bồi thường (66%) và tỷ lệ chi phí (38,7%) đều cải thiện so với cùng kỳ 2018 (78% và 39,5%) giúp cho tỷ lệ kết hợp giảm mạnh từ 117,6% xuống 104,7%.
Ngoại trừ Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR) và Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (BMI) có tỷ lệ bồi thường tăng, các DN khác đều giảm trong đó giảm mạnh nhất là BVH (từ 99,4% xuống 80,5%) do BVH siết chặt quản lý, tăng phí với một số nghiệp vụ bảo hiểm đang bị lỗ (điển hình là bảo hiểm xe cơ giới).
NGUYỄN QUANG
Video đang HOT
Theo plo.vn
Generali, Metlife, VCLI... chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn chủ sở hữu
Tại hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019 ngày 29/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm cầnchủ động nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị doanh nghiệp và năng lực kinh doanh.
một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có tình hình vốn chủ sở hữu không đáp ứng quy định như Generali, Metlife, VCLI....(ảnh minh họa)
Generali, Metlife, VCLI... chưa đáp ứng về vốn chủ sở hữu
Thứ trưởng đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm cầnchủ động nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị doanh nghiệp và năng lực kinh doanh.
Cùng với đó, rà soát lại các hoạt động kinh doanh, các sản phẩm bảo hiểm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu, khả năng tham gia bảo hiểm theo cách thức hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, tránh cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng an toàn về thị trường tài chính.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải
Theo thống kê từ Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, năm qua, năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được tăng cường.
Đã có 18 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện tăng vốn điều lệ, trong đó có 13 doanh nghiệp bảo hiểm và 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ với tổng số tiền là hơn 20.400 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt hơn 38.000 tỷ đồng.
Báo cáo tại Hội nghị cũng cho biết, trước tình hình lãi suất Chính phủ giảm, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm đã chủ động theo dõi tình hình tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm, làm việc trực tiếp với một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có tình hình vốn chủ sở hữu không đáp ứng quy định như Generali, Metlife, VCLI....
Đồng thời, có công văn yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng thanh toán, bổ sung vốn, quản lý dòng tiền, xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp bảo đảm quyền lợi và cam kết với khách hàng, rà soát hoạt động đầu tư, tính toán mức lãi suất.
Liên quan đến tiềm năng của thị trường, tại Hội nghị, ông Hải cũng khẳng định dư địa để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động cũng như tương lai phát triển các sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam còn rất lớn.
Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cũng cho rằng, tiềm năng của bảo hiểm vẫn còn rất lớn sau khi kết thúc năm 2018 với nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, từ công tác xây dựng thể chế, đến kết quả kinh doanh, chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp bảo hiểm.
"Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đạt chỉ tiêu về doanh thu, tổng tài sản, đầu tư, dự phòng, tổng nguồn vốn... với mức tăng trưởng 2 con số và nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có lãi trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhưng tiềm năng của bảo hiểm trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội còn rất lớn, trong khi đó công tác quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm còn chưa theo kịp đòi hỏi của thị trường", ông Khánh nói.
Người đứng đầu Cục quản lý và giám sát bảo hiểm cũng cho rằng việc hoàn thiện cơ chế chính sách cùng với việc nghiên cứu hoàn thiện một số đề án, đặc biệt là Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)... sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc, tháo gỡ cơ bản những khó khăn vướng mắc hiện nay.
Hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Cũng tại Hội nghị, ông Hải đã đề nghị Cục quản ký và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ thể chế pháp luật về thị trường bảo hiểm và trọng tâm là xây dựng triển khai kế hoạch cụ thể về Đề án tái cấu trúc thị trường bảo hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trình Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể năm 2019 và những năm tiếp theo.
Đặt mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2019
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, năm 2018 thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; cơ chế chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, các doanh nghiệp bảo hiểm cơ bản đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển hiệu quả.
Cụ thể, tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt hơn 160.000 tỷ đồng, tương đương 2,9% GDP. Doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt hơn 27.000 tỷ đồng.
Năm 2019, cơ quan quản lý thị trường cũng dự kiến mức tăng trưởng 20%, tăng cường tính an toàn, bền vững, hiệu quả của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng, góp phần ổn định nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; đồng thời, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của thị trường.
Năm 2018, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước 321.000 tỷ đồng
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, năm 2018 Tổng tài sản toàn thị trường ước đạt hơn 394 nghìn tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ năm trước), trong đó doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt hơn 311 nghìn tỷ đồng; doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt gần 83 nghìn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt hơn 321 nghìn tỷ đồng (tăng 30% so cùng kỳ năm trước). Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt hơn 81 nghìn tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ năm trước).
Tại hội nghị, ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cho biết, trong năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực bảo hiểm đã được đẩy mạnh, góp phần tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch.
Trong đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 5 nghị định và 1 quyết định. Một số đề án đang được nghiên cứu hoàn thiện như: Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), nghị định về bảo hiểm vi mô, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Về quản lý, giám sát, cũng theo ông Tuấn, năm qua, Cục đã hoàn thành kiểm tra chuyên đề tại 4 DNBH phi nhân thọ và 4 DN môi giới bảo hiểm; lưu hành kết luận thanh tra tại 7 DNBH và kết thúc thanh tra tại 3 DNBH. Qua đó đã chấn chỉnh các DN có sai phạm, kiến nghị xử lý về kinh tế, góp phần tăng tính răn đe, đảm bảo nghiêm minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Kim Lan
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng tăng hơn 40%, ước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng Bộ Tài chính cho biết tính đến hết tháng 11/2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng, tăng 40,2% so cùng kỳ năm 2017. Tổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng tăng hơn 40%, ước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa) Hiện thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có...