Lối mở vào đời…
Nhiều HS lựa chọn trường nghề, các khóa dạy nghề ngắn hạn để lập nghiệp thay vì vào ĐH bằng mọi giá. Chính vì vậy, trong tư vấn hướng nghiệp ở trường phổ thông, quan trọng hơn cả là tạo cho HS có một thái độ nghiêm túc với nghề.
Nghề đầu bếp luôn có số lượng học viên đăng ký theo học đông tại các trường đào tạo nghề liên quan đến du lịch – dịch vụ (trong ảnh: Học viên Trung tâm Hướng nghiệp Á – Âu chi nhánh Đà Nẵng đang học thực hành). Ảnh: TTCC
Sự học là cả đời và không bao giờ là muộn và cũng có nhiều cách để theo đuổi đam mê, câu chuyện của những nhân vật trong bài viết một lần nữa cho thấy, có nhiều lối mở vào đời, quan trọng là bạn chọn lối nào.
Dám nghĩ, dám làm
Trong 3 năm học THPT, thành tích học tập của Trần Nam Bình khiến các bạn cùng lớp phải nể phục vì luôn giữ vững vị trí tốp 3 của lớp. Trong khi các bạn nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, Bình dành thời gian tìm hiểu các trường dạy nghề để ấp ủ cho một tương lai xa hơn, sẽ có một tiệm làm bánh do mình làm chủ để có thể mày mò tìm ra những công thức làm bánh mới lạ, thơm ngon. Quyết định đăng ký học nghề làm bánh của Bình vấp phải sự phản ứng quyết liệt của gia đình trong một thời gian dài. Bạn bè cũng không khỏi ngạc nhiên bởi với sức học của mình, Bình thừa khả năng để đỗ ĐH.
Video đang HOT
Tốt nghiệp Trường Dạy ẩm thực Netspace (TPHCM), Nam Bình được nhận vào làm ở tổ bánh Tây của khách sạn Sheraton Sài Gòn với mức lương khởi điểm 8 triệu đồng/tháng. Chỉ một năm sau, mức lương hàng tháng của Bình là 12 triệu đồng. Về lại Đà Nẵng, Bình cũng làm tại khách sạn lớn khác với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Cuối năm 2019, tự thấy thời cơ chín muồi để mở một tiệm bánh của riêng mình, Trần Nam Bình quyết định nghỉ việc và tất bật chuẩn bị cho việc “ra riêng”.
Với những bước vững chắc chuẩn bị cho hành trang lập nghiệp, bạn bè đều thừa nhận Bình đã đúng khi không nhất thiết phải chọn cánh cửa vào ĐH. Kế hoạch mở tiệm bánh của Bình cũng nhận được sự hỗ trợ về vốn đầu tư của gia đình thay vì một mực phản đối việc chọn theo học nghề của con như trước đây.
Cũng nói không với trường ĐH, CĐ nhưng cách làm nửa vời của N.L.Q.K lại đẩy em vào tình huống trớ trêu. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 2 năm 2014 vào ĐH Đà Nẵng, các giám thị tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa dở khóc dở cười vì trường hợp của một HS có hộ khẩu Đà Nẵng.
Nghĩ rằng với lực học của mình, có đi thi ĐH, CĐ cũng không đỗ nên N.L.Q.K quyết định không nộp hồ sơ dự thi. Thế nhưng, ba mẹ em liên tục hỏi về tình hình thi cử, đăng ký thi trường nào… Không đủ “can đảm” để trình bày nguyện vọng, suy nghĩ của mình, cuối cùng N.L.Q.K quyết định vào website của ĐH Đà Nẵng, in giấy báo dự thi rồi sửa tên, dán ảnh của mình để “trình” cho phụ huynh biết. Đợt 1 của Kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH, vì hội đồng thi ở gần nhà nên K. tự đi xe đạp, ngồi ở quán nước cho hết giờ rồi về. Nhưng sang đến đợt 2, vì đã “nhỡ” in giấy báo dự thi ở hội đồng thi Trường ĐH Bách khoa nên khi được anh trai đưa đến điểm thi. Không còn cách nào khác, K. đành phải trốn trong nhà vệ sinh và bị giám thị phát hiện, giữ tại phòng hội đồng và bàn giao cho công an xử lý.
Quyết tâm “nói không với thi ĐH” một cách nửa vời đã đẩy cậu HS cũ của Trường THPT Trần Phú vào tình huống trớ trêu. Thời điểm đó, có nhiều ý kiến trách phụ huynh của N.L.Q.K không sao sát khả năng, học lực cũng như nguyện vọng của con, tạo ra áp lực không đáng có để cuối cùng đẩy con vào tình cảnh dở khóc dở cười.
Sinh viên ngành Quản trị bếp & Ẩm thực, Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM trong giờ thực hành.
Nhiều lối để vào đời
Tốt nghiệp THPT năm 2018, Võ Văn Tài (quê ở Tuy An – Phú Yên) quyết định vào TPHCM làm phụ hồ một năm để kiếm tiền trang trải chi phí học tập cho những năm học sắp tới. “Mỗi ngày tiền công phụ hồ của em được 300.000 đồng, sau 1 năm em để dành được hơn 20 triệu, đủ đóng tiền học phí trong năm học đầu tiên và sinh hoạt phí cho khoảng 3 – 4 tháng đầu khi là SV, phòng trường hợp không xin được việc làm thêm”, Tài kể.
Chọn theo học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật – ĐH Đà Nẵng), Tài cho biết: Em được các anh SV cùng quê tư vấn theo học ngành này vừa bảo đảm đầu ra, vừa có thể đi làm sớm để kiếm thêm thu nhập. “Mẹ mất sớm, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên em xác định phải tự lập trong suốt quá trình học, kẹt lắm mới nghĩ đến giải pháp vay vốn SV. Do đó, trường nào có học phí ổn định, đầu ra tốt em sẽ ưu tiên lựa chọn” – Võ Văn Tài chia sẻ.
Thầy Nguyễn Đình Hòa – GV Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) cho rằng: Quan trọng nhất trong công tác hướng nghiệp ở phổ thông không phải là tư vấn cho HS nộp đơn xét tuyển trường này cho dễ đỗ, chọn ngành kia cho “hot”, mà phải trang bị cho các em một thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp.
“Tôi hay chia sẻ với HS rằng, không nhất thiết phải vào đại học nếu ngành nghề mình yêu thích không yêu cầu; nhưng làm việc mà có học thì hơn làm việc theo kinh nghiệm. Do đó, nếu đi làm cũng phải học hỏi; nỗ lực học tập bởi khả năng đáp ứng công việc và thích ứng với môi trường lao động đó như thế nào rất quan trọng. Chúng ta có thể đi nhiều con đường để thực hiện ước mơ, hoài bão chứ không nhất thiết phải vào đại học”, thầy Hòa tâm sự.
Trường nghề khan nguồn tuyển: Năng động để gỡ khó
Sau khi Bộ GDĐT công bố quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) 2020, các trường trên cả nước đã điều chỉnh lại đề án tuyển sinh và bắt đầu công bố đề án tuyển sinh mới. Các trường nghề cũng tìm cách gỡ khó để thu hút thí sinh.
Ảnh minh họa
Trong năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên cả nước phấn đấu tuyển sinh gần 2,3 triệu người học. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu này chưa đạt được như mong đợi, thậm chí là còn xa. Phân tích từ các chuyên gia tuyển sinh cho thấy, bắt đầu từ năm 2017, gần 2.000 trường nghề công lập được quyền tự quyết về hình thức tuyển sinh. Thế nhưng, các trường nghề đang đứng trước thách thức cạnh tranh không nhỏ, giữa các trường nghề với nhau, cạnh tranh giữa trường nghề và trường ĐH. Trong cuộc cạnh tranh với các trường ĐH, khối trường nghề luôn yếu thế, bởi tâm lý chuộng bằng cấp của nhiều phụ huynh và học sinh còn khá phổ biến.
Tại một Hội nghị về triển khai nhiệm vụ, giải pháp tuyển sinh, đào tạo nghề năm 2019 đại diện Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB-XH) đã cho biết, tuyển sinh GDNN nhìn chung còn gặp khó khăn, đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc độc hại, ngành nghề năng khiếu. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do ảnh hưởng của tuyển sinh ĐH. Cụ thể, phương thức tuyển sinh ĐH có nhiều sự thay đổi (nhiều trường chỉ xét học bạ, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển sinh dài) đã tạo điều kiện thu hút học sinh vào học, gây áp lực cho các trường nghề trong công tác tuyển sinh. Hệ quả là nhiều trường nghề tuyển không đủ chỉ tiêu, thậm chí có trường tuyển sinh được rất ít.
Khi các trường ĐH đa dạng phương thức tuyển sinh, rõ ràng người học sẽ dễ dàng hơn trong việc có được tấm vé vào giảng đường ĐH. Theo như chuyên gia Trần Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế phân tích, ở đây có sự cạnh tranh giữa hai hệ thống đào tạo. Hệ thống GDĐH Việt Nam, cũng như hệ thống GDNN chưa "tương hỗ" cho nhau trong suốt thời gian qua, dẫn đến tình trạng bên này tuyển sinh ổn, thì bên kia thiếu hụt nguồn tuyển.
Dẫu vậy, theo TS Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục GDNN- Bộ LĐTB-XH), bản thân trường nghề cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là các trường chưa thực sự năng động, tích cực trong việc đổi mới, tìm kiếm nguồn tuyển sinh cũng như chưa tạo được sức hút với người học. Nếu xã hội chờ mong trường nghề là "vườn ươm" lao động có tay nghề, kỹ năng cho doanh nghiệp (DN) và được DN quan tâm, đón nhận sau tốt nghiệp, thì xét về góc độ này, tính kết nối giữa trường nghề và DN chưa cao.
Thực tế, trong bối cảnh trường nghề đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình đào tạo khác để thu hút người học, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề đang được đặt ra bức thiết. Việc đổi mới này không chỉ giải quyết khó khăn trong công tác tuyển sinh mà còn góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trường nghề tuyển sinh trực tuyến để thu hút thí sinh do dịch Covid-19 Các trường nghề, đặc biệt khối ngành du lịch, tăng cường tuyển sinh trực tuyến để thu hút người học khi những ngành nghề này bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhân lực ngành du lịch biến động mạnh. Các trường khối ngành này đưa ra nhiều phương án tuyển sinh - NGỌC DƯƠNG Nội dung...