Lỗi màn hình xanh của Windows đã có màu mới
Người dùng Windows 11 không phải đối mặt với thông báo đáng sợ của màn hình xanh chết chóc nữa, thay vào đó là màn hình đen.
Một phần trong kế hoạch đổi mới giao diện người dùng trên Windows 11, Microsoft chuyển màn hình xanh chết chóc ( Blue Screen of Death – BSOD) nổi tiếng thành màu đen.
Sau khi chuyển sang màu đen, thông báo này còn có vẻ “chết chóc” hơn so với trước đây.
Video đang HOT
Theo The Verge , Microsoft sẽ chuyển sang màu đen chết chóc (Black Screen of Death) để phù hợp với màn hình đăng nhập và tắt máy mới. Tuy nhiên, giao diện này chưa kích hoạt trên máy đang cài Windows 11 Preview.
Đây là thay đổi lớn đầu tiên đối với BSOD kể từ khi Microsoft thêm một khuôn mặt buồn vào màn hình trong Windows 8 vào năm 2012.
BSOD xuất hiện lần đầu trong Windows 3.0, cung cấp phương thức để các chuyên gia công nghệ thông tin, nhân viên hỗ trợ chẩn đoán lỗi phần cứng và bộ nhớ. BSOD sẽ kiểm tra lỗi linh kiện hoặc nhân hệ thống Windows, sau đó kết xuất dữ liệu giúp quản trị viên tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự cố.
Ngoài việc chuyển sang màu đen, phần còn lại của màn hình này giống hệt với thông báo trong Windows 10. Vẫn bao gồm icon mặt buồn, thông báo lỗi và mã sự cố.
Hiện tại Windows 11 Preview vẫn dùng BSOD xanh lá cây, đây là màu được Microsoft sử dụng cho các bản Windows Insider kể từ năm 2016.
Không rõ lý do chính xác của việc thay đổi màu BDOS từ xanh lam sang đen, Microsoft cũng chưa đưa ra bình luận gì về việc này. Tuy nhiên, The Verge cho rằng hãng đang có kể hoạch đại tu giao diện người dùng trong Windows 11, từ những mục quan trọng như menu Start đến File Explorer và cả màn hình thông báo lỗi BDOS.
Tại sao Windows 11 buộc mọi người phải sử dụng chip bảo mật TPM?
Đây có lẽ là một nỗ lực tăng cường bảo mật của Microsoft sau nhiều động thái chống lại các cuộc tấn công mã độc gần đây, nhưng có vẻ như họ diễn giải chúng theo cách rất phức tạp.
Windows 11 đã đưa ra các yêu cầu phần cứng khá mới
Sau sự kiện ra mắt phiên bản hệ điều hành mới, Microsoft thông báo Windows 11 sẽ yêu cầu chip TPM (Trusted Platform Module) trên các thiết bị hiện có và các thiết bị mới. Đây là một thay đổi đáng kể trong yêu cầu phần cứng mà họ đã thực hiện trong nhiều năm qua, nhưng cách thông báo của Microsoft khiến không ít người bối rối về việc liệu thiết bị của họ có tương thích hay không, hoặc TPM là gì và vì sao nó lại cần có để chạy được Windows 11?
David Weston, Giám đốc bảo mật doanh nghiệp và hệ điều hành tại Microsoft giải thích: "TPM là một con chip được tích hợp vào bo mạch chủ máy tính hoặc tích hợp thẳng vào CPU của bạn. Mục đích của nó là bảo vệ khóa mã hóa, thông tin đăng nhập của người dùng và các dữ liệu nhạy cảm khác thông qua phần cứng để ngăn chặn các phần mềm độc hại hoặc hacker truy cập hay giả mạo dữ liệu đó".
Vì vậy, có vẻ như đây là lý do thuộc về bảo mật. TPM hoạt động bằng cách cung cấp lớp bảo vệ dữ liệu ở cấp độ phần cứng thay vì chỉ phần mềm. Nó có thể được sử dụng để mã hóa dữ liệu bằng các tính năng của Windows như BitLocker hoặc để ngăn chặn các cuộc tấn công phá mật khẩu truyền thống theo kiểu sử dụng dữ liệu có sẵn. Chip TPM 1.2 đã tồn tại từ năm 2011, nhưng chúng thường chỉ được sử dụng rộng rãi trong máy tính xách tay và máy tính để bàn kinh doanh được quản lý bởi IT. Microsoft muốn mang lại mức độ bảo vệ tương tự cho mọi người sử dụng Windows, ngay cả khi nó không phải lúc nào cũng hoàn hảo.
Theo TheVerge , Microsoft đã cảnh báo trong nhiều tháng rằng các cuộc tấn công phần sụn đang gia tăng. Theo Weston, "các báo cáo bảo mật của chúng tôi cho thấy có tới 83% doanh nghiệp đã trải qua một cuộc tấn công phần sụn và chỉ có 29% trong số đó đang phân bổ tài nguyên để bảo vệ lớp dữ liệu quan trọng này". Con số 83% đó có vẻ rất lớn, nhưng khi bạn xem xét các lỗ hổng lừa đảo, ransomware, các cuộc tấn công nhắm vào chuỗi cung ứng và các hệ thống IoT khác nhau thì có vẻ như con số này trở nên rõ ràng hơn nhiều.
Các cuộc tấn công ransomware diễn ra hằng tuần và không ít trong số đó thậm chí được chống lưng bởi các thế lực lớn, do vậy rất khó để giải quyết triệt để. TPM chắc chắn sẽ giúp bạn giảm thiểu các cuộc tấn công nhất định, nhưng có vẻ Microsoft muốn nâng tầm bảo mật lên nên yêu cầu sự kết hợp của các CPU đời mới, chế độ Secure Boost và bộ bảo vệ ảo hóa của nó để tăng cường khả năng chống đỡ trước mã độc tống tiền.
Người dùng phản đối việc không thể thay đổi vị trí thanh Taskbar của Windows 11, cầu xin Microsoft xem xét lại Đây có thể chỉ là một thay đổi nhỏ, nhưng lại có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm của người dùng. Windows 11 vừa mới ra mắt của Microsoft cũng có những cải lùi so với Windows 10. Một trong số đó là việc cố định vị trí thanh Taskbar ở phía dưới, không còn cho thay đổi vị trí...