Lời khuyên về TIỀN BẠC trong 5 giai đoạn quan trọng của cuộc đời một cô gái: Cái cuối đau nhưng đúng!
Kiếm tiền bạt mạng cũng không giàu bằng lận lưng những lời khuyên tài chính thiết thực cho mỗi giai đoạn cuộc đời sau.
Tiền bạc không phải là tất cả, nhưng nó vẫn là một công cụ rất quan trọng trong cuộc sống. Nhất là khi bạn sắp sửa trải qua những thay đổi lớn, ảnh hưởng nhiều đến tương lai sau này như xin việc, đổi chỗ làm, lập gia đình, sinh con…
Chưa kể, thông thường trong mỗi căn nhà, phụ nữ luôn là người “tay hòm chìa khóa” – nắm giữ mọi thui chi. Thế nên dù ở bất cứ độ tuổi nào, chuyện hiểu về tiền bạc, có cái nhìn đúng đắn cũng như lên kế hoạch cho những mục tiêu lớn không bao giờ là thừa thãi với hội chị em.
Dưới đây là những lời khuyên tài chính thiết thực cho mỗi cột mốc cuộc đời mà bất cứ cô gái nào cũng cần biết qua.
1. Lần đầu đi làm
Lần đầu đi làm hầu như ai cũng chỉ bận tâm đến mức lương mà công ty đưa ra. Song, đấy không hẳn là thu nhập chính thức của bạn bởi bạn sẽ còn phải trừ đi những loại thuế phí khác trước khi cầm được tiền vào tay. Tốt nhất bạn nên xem xét kỹ con số này là bao nhiêu để bắt đầu có những kế hoạch tài chính.
Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị quỹ khẩn cấp cho mình. Con số ban đầu có thể là 1 triệu, 3 triệu, 5 triệu… tùy theo thu nhập của bạn. Sau đó nên nâng dần lên cho đến 10 triệu, 20 triệu hoặc bằng 3 – 6 tháng lương của bạn. Chỉ khi có một khoản backup như thế này, bạn mới có thể yên tâm mình sẽ ổn, không rơi vào khủng hoảng tài chính nếu có sự cố xảy ra.
Khi đã đi làm và có lương, ngoài backup cho cuộc sống – nợ nần là thứ tiếp theo bạn cần giải quyết. Tập trung xử lý những khoản nợ có lãi suất cao rồi đến những món nợ lặt vặt, sau khi trả hết nợ các gánh nặng tài chính của bạn cũng sẽ nhẹ đi rất nhiều.
2. Thay đổi chỗ làm
Khi bạn có một công việc mới, đồng nghĩa thu nhập cũng sẽ có ít nhiều thay đổi nên phải hoạch định lại toàn bộ kế hoạch tài chính. Hãy bắt đầu xem xét thu nhập chính thức, các khoản chi thiết yếu thay đổi ít nhiều với môi trường mới. Kiểm tra các loại bảo hiểm, chuyển đổi hoặc mua thêm nếu cần thiết. Tiếp đến, giai đoạn này bạn cũng nên nghĩ dần đến việc để dành và tiết kiệm cho những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của cuộc đời.
Nếu thu nhập của bạn có sụt giảm, hãy siết chặt các khoản chi để đảm bảo cuộc sống không quá khó khăn, vất vả trong thời gian sắp tới. Nếu thu nhập bạn tăng, hãy cố giữ nguyên mức sống cũ và dành thêm nhiều tiền cho tiết kiệm, đầu tư.
Video đang HOT
3. Sắp sửa bước vào hôn nhân
Hôn nhân là cột mốc quan trọng bất nhất đời người, không chỉ các khía cạnh của cuộc sống mà tài chính cũng thay đổi hoàn toàn. Nếu trước đây bạn chỉ phải lo lắng cho bản thân giờ đây trách nhiệm về tài chính sẽ được san sẻ, gánh gồng cùng nửa kia.
Hãy cố thẳng thắn, minh bạch trong chuyện tiền bạc trước khi kết hôn để tránh hết những mâu thuẫn về sau. Hai bạn cần ngồi xuống trao đổi về các thói quen chi tiêu, mức thu nhập, nợ nần, số tiền tiết kiệm hay mục tiêu tài chính tiếp theo. Tiếp đến, hãy nói chuyện về những quan điểm của cả hai trong tiền bạc, từ đó bạn và chồng của mình hoàn toàn có thể học hỏi, thêm kinh nghiệm từ cách chi tiêu khôn ngoan của đối phương.
4. Chuẩn bị sinh con, nuôi nấng con cái
Chi phí nuôi dạy một đứa trẻ là không hề nhỏ. Ngay từ khi mang thai bạn đã phải cân nhắc mình sẽ sinh ở bệnh viện nào, gói dịch vụ bao nhiêu tiền… cho phù hợp với tài chính gia đình nhất. Sau đó những chi phí cố định hằng tháng như sữa, tã, quần áo, chăm sóc y tế và loạt khoản chi lặt vặt mỗi ngày đều nên được ước lượng từ trước.
Việc này sẽ giúp bạn tránh được những khó khăn, bỡ ngỡ khi đón thành viên mới trong gia đình. Đồng thời đây cũng là cách để các mẹ bỉm nhẹ gánh suy nghĩ, tránh xa được trầm cảm sau sinh.
5. Ly hôn
Có những điều không ai mong muốn nhưng chúng vẫn xảy đến, không chỉ phải chấp nhận và vượt qua mà chúng ta cũng cần chuẩn bị rất nhiều thứ để có thể bước tiếp trên con đường còn lại.
Ở giai đoạn này, bạn cần đưa ra những quyết định đúng đắn, xây dựng và làm chủ tài chính riêng của mình. Hãy lập ngân sách chi tiêu, quỹ khẩn cấp, khoản tiết kiệm và hàng loạt những mục tiêu tài chính mới. Đảm bảo tiền bạc sau khi chia ly vẫn được minh bạch rõ ràng, tách biệt “của anh” và “của tôi” càng sớm càng tốt.
Ảnh: Tổng hợp
Cô gái 27 tuổi tiết kiệm được gần 700 triệu trong 3 năm nhờ áp dụng 4 cách này
"Mỗi năm được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm", Erica Leresche (27 tuổi) chia sẻ.
Khi nói đến vấn đề tiền bạc, Erica Leresche (27 tuổi) rất nghiêm túc. Trong ba năm qua, cô đã tiết kiệm được 30.000 đô la (682,7 triệu). Thu nhập của cô mỗi năm là 50.000 đô la (1,1 tỷ). Erica Leresche là một ứng viên trong cuộc khảo sát về tài chính năm 2021. Cô nằm trong top những người được gọi là "tiết kiệm" vì có thể tối đa hóa khoản tiết kiệm hàng năm ít nhất 15% tiền lương.
Leresche đang sử dụng 20% thu nhập của mình cho mục tiêu tiết kiệm để nghỉ hưu. Năm 2021, cô đã tiết kiệm được 19.500 đô la (443 triệu) vào khoản này. Leresche cho rằng kết quả này là do cô được nuôi dạy từ nhỏ.
Gia đình cô đã trải qua một số bất ổn về tài chính, bao gồm cả thời gian họ không có nơi ở. "Khi tôi còn nhỏ, khoảng 3 tuổi, cha mẹ tôi chuyển đến một khu vực khác và không có việc làm. Chúng tôi đã sống trong cảnh vô gia cư trong khoảng tám tháng".
Leresche cũng đã chứng kiến cha mẹ của mình phải vật lộn với vấn đề tài chính như thế nào vì họ "không có bất kỳ loại tiết kiệm hưu trí nào". Điều đó đã dạy cho cô biết cuộc sống cần tới kế hoạch tài chính như thế nào. Thậm chí cách đây 1 tháng, mẹ của Leresche còn mắc covid 19 và phải nằm viện hơn 1 tháng. Tiền viện phí lên tới nửa triệu đô (11,3 tỷ). "Bạn thực sự không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ".
Tất cả những điều này khiến tôi muốn bản thân rèn luyện một thói quen chi tiêu và tiết kiệm. "Tôi cố gắng cắt giảm chi phí chi tiêu liên tục để thử thách bản thân," Leresche nói. Dưới đây là bốn mẹo để cô tự thiết lập cho mình sự ổn định tài chính.
1. Tạo một loại thuế áp đặt lên bản thân
Leresche tự đánh thuế bản thân mình bằng cách: Bất kể số dư thẻ tín dụng là bao nhiêu vào cuối tháng, cô sẽ trả hết số tiền đó và sau đó gửi một số tiền tương đương 10% vào khoản tiết kiệm.
Ví dụ: Nếu bảng sao kê thẻ tín dụng của Leresche là 300 đô la (6,8 triệu), cô ấy sẽ trả hết số tiền đó cộng với khoản tiền 10% là 30 đô la (682k) vào tài khoản tiết kiệm. Cách này giúp tăng tiền tiết kiệm, giảm nhu cầu chi tiêu vì tâm lý không muốn phải trả thêm tiền vào cuối tháng.
2. Không tước đi những thứ cô yêu thích
Khi tìm cách giảm chi phí nhưng cũng đừng tước đoạt những thứ quan trọng. Thay vào đó, Leresche tìm một chi phí ít ảnh hưởng tới hạnh phúc của bản thân và cắt giảm khoản đó. "Tôi thực sự yêu thích cà phê Starbucks, vì vậy tôi sẽ mua một ly cà phê vào buổi sáng. Nhưng tôi sẽ nấu bữa trưa của mình ở nhà và mang đi".
3. Đừng rơi vào "lạm phát lối sống"
Lạm phát lối sống xảy ra khi mức sống của một cá nhân được cải thiện do thu nhập tăng lên và những thứ trước đây được coi là xa xỉ lại trở thành những nhu cầu thiết yếu. Sự gia tăng thu nhập cá nhân khả dụng có thể xảy ra thông qua việc tăng thu nhập hoặc giảm chi phí.
Một đặc điểm nổi bật của lối sống này là sự thay đổi trong suy nghĩ và hành vi, coi việc chi tiêu cho các mặt hàng không quan trọng là một quyền chứ không phải là một sự lựa chọn. Điều này có thể được nhìn thấy trong thái độ cho rằng "mình xứng đáng với điều đó", thay vì nghĩ đến những cơ hội mà việc tiết kiệm tiền sẽ mang lại.
Leresche đã làm việc tại Oregon State Credit Union trong sáu năm và trong thời gian đó, thu nhập của cô đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cô không để điều đó ảnh hưởng đến số tiền mình chi tiêu. "Thu nhập của tôi đã tăng hơn gấp đôi nhưng vẫn giữ mức chi tiêu như ban đầu. Mỗi năm khi được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm".
4. Ưu tiên cho các khoản chi dài hạn
Leresche nói: Có rất nhiều kỳ vọng mà người khác có thể đặt vào bạn, nhưng điều quan trọng là phải quyết định xem bạn muốn gì trong dài hạn và bạn sẽ chi trả như thế nào.
Khi chọn chuyên ngành đại học Leresche cũng đã chọn một con đường sự nghiệp được trả lương cao hơn so một nghề mà cô ấy đam mê: "Tôi yêu nghề làm vườn và nghiên cứu sinh học, nhưng công việc hiện tại lại có mức lương cao hơn rất nhiều".
Dù bạn làm gì, cũng đừng để những ưu tiên của người khác thay thế ưu tiên của bạn. "Ưu tiên và quyết định những gì bạn muốn và chỉ những gì bạn muốn vì quyết định của bạn cũng sẽ chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn mà thôi".
Gái đẹp biết 4 ngoại ngữ, từng đi 12 nước nói chuyện TIỀN: Chỉ mua hàng sale, tháng nào cũng tiết kiệm 50% thu nhập và đây là CÁCH Những lời khuyên chi tiêu của cô nàng 27 tuổi, biết 4 ngoại ngữ, từng đi 12 nước này hẳn sẽ hữu ích cho nhiều người đấy. - Tốt nghiệp FTU loại xuất sắc - Từng đạt học bổng Ngân hàng KEB, học bổng Ngân hàng ANZ, học bổng trao đổi văn hóa với ĐH Nagoya - Nhật Bản, học bổng của Hiệp...