Lời khuyên dinh dưỡng từ chuyên gia để chiến thắng bệnh tật
Báo Sức khỏe & Đời sống xin gửi đến quý độc giả cuộc trò chuyện với TS.BS Lưu Ngân Tâm – Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy về quan điểm “bỏ đói tế bào ung thư” đang gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây:
Thưa TS.BS Lưu Ngân Tâm, dinh dưỡng đóng vai trò như thế nào với bệnh nhân đang điều trị ung thư? Hiện nay có một số quan điểm về việc “bỏ đói tế bào ung thư” hay “bỏ đói cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư”, Bác sĩ nhận định như thế nào về quan điểm này?
TS.BS Lưu Ngân Tâm: Dinh dưỡng là vô cùng cần thiết đối với con người chúng ta nói chung chứ không chỉ với bệnh nhân hay bệnh nhân đang điều trị ung thư nói riêng. Một người khỏe mạnh bình thường bản thân cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng qua chế độ ăn để nuôi sống cơ thể thì với bệnh nhân ung thư, dinh dưỡng còn đóng vai trò quan trọng hơn để cơ thể có thể có đầy đủ sức khỏe đế đáp ứng, chống chọi bệnh ung thư cũng như những tác động bất lợi từ các phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, quan điểm việc “bỏ đói tế bào ung thư” hay “bỏ đói cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư” là những quan điểm không đúng.
Chúng ta cần lưu ý, chúng ta điều trị cho một bệnh nhân ung thư chứ không điều trị khối u ung thư, do đó cần có sự phối hợp nhiều liệu pháp khác nhau trên một tổng thể của cơ thể. Việc điều trị ung thư cần tuân thủ theo điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa ung bướu; đồng thời cũng cần được cung cấp dinh dưỡng để duy trì sự sống, các tế bào sống trong cơ thể vẫn phải sống và thực hiện các chức năng, cần có chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch. Các bệnh nhân sau phẫu thuật cũng cần có chất dinh dưỡng để lành vết thương; có sức đề kháng để hồi phục; chất dinh dưỡng cũng là nguyên liệu để tạo nên các chất nội sinh giúp gắn kết các thuốc điều trị ung thư, nếu thuốc ung thư không được gắn kết nồng độ thuốc ở trạng thái tự do sẽ gia tăng và những tác dụng phục sẽ nặng nề hơn.
Một cơ thể khỏe mạnh nếu nhịn ăn trong khoảng thời gian 3 ngày thì cơ thể sẽ suy nhược, người lao động sẽ không lao động nổi, người già sẽ yếu sức dần thì với người bị ung thư chắc chắn sẽ bị suy sụp nghiêm trọng. Đôi khi các bác sĩ ung thư phải dừng biện pháp điều trị để cơ thể có thể phục hồi để tiếp tục điều trị, việc gián đoạn này ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của cả liệu trình điều trị dài hơi, giảm hiệu quả điều trị.
Đối với các bệnh nhân lớn tuổi mắc ung thư nếu chúng ta bỏ đói bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ suy sụp rất nhanh, bệnh nhân rất nhanh chóng yếu sức và có thể bệnh nhân sẽ tử vong vì suy dinh dưỡng, tử vong vì đói chứ chưa tử vong vì ung thư.
Đã có nhiều bằng chứng thống kê cho thấy, có đến 20-30% bệnh nhân ung thư chết do suy kiệt nặng do suy dinh dưỡng quá nặng dẫn đến cơ thể yếu sức, các cơ quan sống kiệt sức và bệnh nhân tử vong chứ không phải do tác động của ung thư. Chúng ta cần điều trị cho bệnh nhân ung thư chứ không phải điều trị cho khối u ung thư nên dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị ung thư cũng như sau điều trị ung thư.
Vậy theo bác sĩ đâu là một chế độ dinh dưỡng đúng và phù hợp cho bệnh nhân ung thư?
TS.BS Lưu Ngân Tâm: Để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân ung thư cần có sự đánh giá dựa trên thể trạng, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân cụ thể; đối với những người bạn có thể trạng cân đối, tình trạng dinh dưỡng bình thường khi phát hiện bị ung thư hoặc trong quá trình điều trị ung thư ở giai đoạn sớm mà không xuát hiện tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng thì cũng không cần phải đặc biệt chú trọng bồi dưỡng, với nhóm bệnh nhân này cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối, gia tăng tỷ trọng của chất đạm cũng như các thành phần có chứa các chất chống oxy hóa từ rau củ, trái cây cùng chế độ tập luyện phù hợp.
Nhưng đối với trường hợp bệnh lý ung thư gây nên tình trạng sụt cân ở bệnh nhân cũng như bị sụt cân trong quá trình điều trị do ăn uống kém, kém hấp thu do phẫu thuật, do tác dụng phụ của thuốc hay do các yếu tố tâm lý liên quan… thì cần bổ sung dinh dưỡng cho nhóm bệnh nhân này ngoài bữa ăn chính để bệnh nhân có đủ năng lượng, protid, lipid, glucid và đặc biệt là các khoáng chất, các chất chống oxy hóa… là rất quan trọng.
Khẩu phần của bệnh nhân ung thư có thể trạng bình thường hay cần tăng cường dinh dưỡng đều cần lưu ý: lượng tinh bột đường phải ở mức vừa phải, tăng khoảng 20-30% lượng gram protein từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ… so với người bình thường, đối với người suy dinh dưỡng nặng, sụt cân nặng nhu cầu protein có thể gia tăng lên đến 50% .
Không cần hạn chế chất béo đối với bệnh nhân ung thư, tuy nhiên với những người lớn tuổi có rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch thì nên ưu tiên sử dụng các thành phần chất béo từ thực vật so với sử dụng các chất béo từ động vật; nguồn chất khoáng, vitamin nên tăng cường từ các thành phần rau củ quả, nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép để tối ưu nhất các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng nhu bổ sung thêm chất xơ giúp cải thiện vấn đề liên quan đến tác dụng phụ trong vấn đề tiêu hóa trong quá trình hóa trị, xạ trị, cũng như duy trì hệ vi sinh đường ruột giúp duy trì miễn dịch và tăng cường miễn dịch.
Việc sử dụng các dạng bổ sung chất chống oxi hóa, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường đề kháng từ các protein, vitamin, khoáng chất… có thể mang đến nhiều tác động tích cực đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, việc bổ sung như vậy cần được sự tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
12 loại trái cây có lợi để ăn trong và sau khi điều trị ung thư
Trong quá trình điều trị và phục hồi sau ung thư, việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng.
Phụ nữ khám sức khỏe tổng quát cần kiểm tra những gì?55 chất được đề xuất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏeƯu tiên chọn giữa an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường10 loại thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn kiêng giảm cân
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, các quá trình này có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc được cải thiện đáng kể bởi những gì bệnh nhân ăn và uống hàng ngày.
Một số loại thực phẩm, bao gồm trái cây, có chứa các hợp chất tăng cường sức khỏe có thể làm chậm sự phát triển của khối u và giảm một số tác dụng phụ nhất định của việc điều trị giúp cơ thể dễ dàng phục hồi.
Video đang HOT
Sau đây là danh sách các loại trái cây tốt cho người đang điều trị ung thư:
1. Việt quất
Việt quất là một loại hoa quả giàu chất xơ, vitamin C và mangan. Chúng cũng là một nguồn các chất chống oxy hóa đã được chứng minh rằng có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Quả việt quất có thể giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ và suy giảm khả năng tập trung biểu hiện trên một số người sau quá trình điều trị ung thư.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống nước ép quả việt quất hàng ngày trong 12 tuần giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học tập ở người lớn tuổi. Tương tự, một đánh giá gần đây của 11 nghiên cứu báo cáo rằng tiêu thụ việt quất có thể cải thiện một số khía cạnh của chức năng não ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành.
Việt quất là một loại hoa quả giàu chất xơ, vitamin C và mangan
2. Cam
Cam là một loại trái cây họ cam quýt phổ biến, được ưa chuộng vì vị ngọt, màu sắc rực rỡ và thành phần dinh dưỡng nổi bật. Chỉ cần một quả cam cỡ vừa đã có thể đáp ứng đầy đủ thậm chí vượt quá nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác như thiamine, folate và kali.
Vitamin C đóng vai trò chính trong khả năng miễn dịch, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể trong và sau khi điều trị ung thư. Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, hoạt động như một liệu pháp chống lại và phòng ngừa một số loại ung thư.
Vitamin C từ cam cũng có thể tăng cường quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm trong cơ thể giúp giảm tỷ lệ thiếu máu, một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị.
3. Chuối
Chuối không chỉ là loại quả dễ dung nạp cho những người mắc chứng khó nuốt mà còn là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin B6, mangan và vitamin C. Ngoài ra, chuối có chứa một loại chất xơ gọi là pectin, có thể đặc biệt có lợi cho những người bị tiêu chảy do điều trị ung thư. Do đặc tính giàu kali, chuối có khả năng giúp bổ sung chất điện giải bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Pectin trong chuối có thể giúp chống lại sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư.
4. Bưởi
Bưởi là một loại trái cây bổ dưỡng chứa chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Ngoài việc cung cấp một lượng lớn vitamin C, vitamin A và kali, loại quả này còn giàu các hợp chất có lợi như lycopene. Hợp chất này là một caroten có đặc tính chống ung thư mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm tác dụng phụ tiêu cực của phương pháp điều trị ung thư, như hóa trị và xạ trị.
Một nghiên cứu ở 24 người trưởng thành cho thấy việc uống 500ml nước ép từ trái cây họ cam quýt, bao gồm cả bưởi, tăng lưu lượng máu đến não, có thể giúp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến não trong quá trình điều trị.
Bưởi giàu các hợp chất có lợi như lycopene. Hợp chất này là một caroten có đặc tính chống ung thư mạnh
5. Táo
Táo không chỉ là một trong những loại trái cây phổ biến nhất thế giới mà còn là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trong họ trái cây. Mỗi khẩu phần đều có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi trong việc giúp cơ thể phục hồi sau ung thư như chất xơ, vitamin C và Kali.
Hàm lượng chất xơ có trong táo có thể thúc đẩy và duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đều đặn. Kali có ảnh hưởng đến việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể giúp ngăn ngừa cơ thể trữ nước thừa, một tác dụng phụ phổ biến của một số loại hóa trị. Cuối cùng, vitamin C trong táo có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Táo chứa lượng chất xơ giúp người dùng cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển
6. Chanh
Được biết đến với vị chua và mùi hương đặc trưng, chanh cung cấp một lượng các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa đa dạng trong mỗi khẩu phần. Chúng đặc biệt giàu vitamin C, đồng thời có chứa kali, sắt và vitamin B6. Các nghiên cứu trong môi trường ống nghiệm cho thấy khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy một số hợp chất trong chanh, bao gồm cả limonene, có thể giúp tăng cường tâm trạng, chống lại căng thẳng, trầm cảm và giảm lo lắng
7. Lựu
Lựu là một loại hoa quả thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Giống như các loại quả khác, lựu rất giàu vitamin C, chất xơ, vitamin K, folate và kali. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn lựu có thể cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung của những người bị ảnh hưởng sau hóa trị.
Một nghiên cứu ở 28 người cho thấy việc uống 237ml nước ép lựu mỗi ngày trong 4 tuần đều đặn giúp tăng cường hoạt động của não bộ và cải thiện trí nhớ.
Ăn lựu có thể cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung của những người bị ảnh hưởng sau hóa trị
8. Dâu tằm
Dâu tằm là một loại trái cây đầy màu sắc, cùng họ với quả sung. Dâu tằm đã được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống nhằm chống ung thư. Một số các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu khẳng định được tác dụng của loại quả này.
Dâu tằm là một trong số ít các loại trái cây cả vitamin C và sắt, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu sau quá trình điều trị ung thư. Chúng cũng có hàm lượng chất xơ thực vật cao gọi là lignin, có khả năng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và tiêu diệt tế bào ung thư, được chứng minh trong các nghiên cứu ống nghiệm.
Dâu tằm có khả năng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và tiêu diệt tế bào ung thư
9. Lê
Lê là một loại quả có hương vị phòng phú, dễ dàng thêm vào trong chế độ ăn hàng ngày. Chúng cung cấp nhiều chất xơ, đồng, vitamin C và vitamin K trong mỗi khẩu phần. Hàm lượng đồng trong quả lê đóng vai trò trung tâm trong việc cải thiện chức năng miễn dịch và làm giảm khả năng nhiễm trùng của cơ thể. Một nghiên cứu trên 478,000 người cho thấy sự liên hệ giữa việc tiêu thụ lê và việc giảm khả năng mắc ung thư phổi.
Hàm lượng đồng trong quả lê giúp tăng khả năng miễn dịch
10. Dâu tây
Do hương vị thơm ngon và đậm đà đặc trưng, dây tây là loại quả yêu thích của rất nhiều người. Chúng giàu vitamin C, folate, Mangan, Kali cùng một số các hợp chất chống oxy hóa khác.
Ngoài bảng giá trị dinh dưỡng nổi bật, dâu tây còn được biết đến với khả năng cải thiện tình trạng của các tế bào ung thư. Một số các nghiên cứu trên chuột đồng bị mắc ung thư vòm miệng, việc bổ sung dâu tây đông lạnh vào chế độ ăn giúp giảm tốc độ hình thành các khối u. Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy chiết xuất từ dâu tây giúp tiêu diệt các tế bào ung thư vú.
Dâu tây giàu vitamin C cùng với một số vi chất khác có lợi cho sức khỏe của người bị ung thư
Mặc dù, cần nhiều các nghiên cứu chất lượng hơn để khẳng định tác dụng thực sự của dâu tây nhưng không thể phủ nhận đây là loại quả giàu dinh dưỡng và rất dễ ăn đối với nhiều người.
11. Anh đào
Anh đào là loại quả có cùng họ với mận, đào và mơ. Trong mỗi khẩu phần, loại quả này cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và đồng. Những loại quả thuộc chi này cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tốt, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin, tất cả đều có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chất chống oxy hóa có trong quả anh đào có thể giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các chất chống oxy hóa có trong quả anh đào có thể ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư vú
Một nghiên cứu ống nghiệm đã cho thấy chiết xuất anh đào có thể giết chết và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư vú. Một nghiên cứu khác trên động vật đã cho ra kết quả tương tự, một số hợp chất được tìm thấy trong quả anh đào cũng có tác dụng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết ở chuột.
12. Mâm xôi
Mâm xôi là một loại quả đáng chú ý bởi sự mọng nước, màu sắc tím đặc trưng và vị ngọt nhưng đắng chát nhẹ. Loại trái cây này có trữ lượng vitamin C, mangan và vitamin K lớn. Quả mâm xôi cũng chứa một số các chất chống oxy hóa, bao gồm axit ellagic, axit gallic và axit chlorogenic.
Quả mâm xôi có thể vô hiệu hóa các hợp chất có hại được gọi là gốc tự do
Theo một số nghiên cứu, ăn mâm xôi có thể giúp cơ thể chống lại sự suy giảm DNA, vô hiệu hóa các hợp chất có hại được gọi là gốc tự do, từ đó làm chậm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy quả mâm xôi có khả năng tăng cường sức khỏe não bộ và cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa một số tác dụng phụ của hóa trị.
Những bước tiến trong điều trị ung thư Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 165 nghìn ca ung thư mới, là nước có tỷ lệ tử vong ở người mắc ung thư cao hàng đầu châu Á - khoảng 115 nghìn ca tử vong/năm. Song, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học hiện nay, ung thư hoàn toàn có thể được phát hiện sớm để chữa lành. Bệnh...