Lời khuyên của nhà khoa học hàng đầu Úc để bạn trẻ có được công việc trong mơ
Muốn có việc lương cao? Bạn có thể bắt đầu từ vị trí part-time tại McDonald’s. Đó là một trong những lời khuyên từ nhà khoa học hàng đầu Australia, ông Alan Finkel, cho các em học sinh về những cách thức và kỹ năng cần thiết để có được công việc trong mơ.
Nhà khoa học hàng đầu Australia- Tiến sĩ Alan Finkel cho rằng việc theo đuổi những bộ môn đầy tính thách thức khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp tương lai của các học sinh.
Một nền tảng học vấn vững chắc cùng với những kỹ năng mềm cần thiết đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự nghiệp tươi sáng trong tương lai của các em.
Nền tảng học vấn và kỹ năng mềm là những yếu tố cần thiết trong sự nghiệp tương lai của học sinh.
Nhà khoa học 65 tuổi cho rằng những bộ môn như Toán và tiếng Anh là vô cùng quan trọng khi các em muốn tìm kiếm những cơ hội việc làm.
“Làm chủ ngôn ngữ Anh là vô cùng cần thiết để thành công trong bất cứ việc gì các em làm. Khả năng giao lưu và kết bạn trong môi trường quốc tế chỉ thực sự tốt khi kỹ năng tiếng Anh tốt”, ông Finkel khẳng định.
Ông Alan Finkel nhận định toán là ngôn ngữ của khoa học và kinh doanh, do đó có ảnh hưởng rất lớn nếu các học sinh muốn thành công trong sự nghiệp.
Video đang HOT
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những hiểu biết sâu sắc về bộ môn này đặc biệt trong trường hợp các học sinh mong muốn làm việc trong các ngành y dược, kỹ sư hoặc kinh tế.
Việc theo học những bộ môn đầy tính thác thức như toán, khoa học, tiếng Anh sẽ rất hữu ích cho sự nghiệp của học sinh.
Cựu Hiệu trưởng danh dự của Đại học Monash (Melbourne, Australia) cũng cho rằng những kỹ năng mềm như khả năng thích nghi cao, khả năng suy nghĩ và hợp tác đóng vai trò quan trọng với sự thành công của các cá nhân.
Những kỹ năng này có thể đạt được qua việc làm việc part-time tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald’s hay trở thành tình nguyện viên.
Các kỹ năng mềm có thể thu được qua làm việc parttime tại các cửa hàng như McDonald’s
Tuy nhiên, những kỹ năng mềm này chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu đi kèm với những kết quả học tập tốt.
“Những kỹ năng này là vô ích ngoại trừ trường hợp các em học tập những bộ môn có tính đòi hỏi cao – qua đó các em có thể luyện tập thành thục những kỹ năng này. Không gì có thể thay thế cho kiến thức, kể cả trong kỷ nguyên mà các em có thể tìm kiếm thông tin trên Internet”, ông Finkel nói.
Tuy nhiên, nhà khoa học, kỹ sư, doanh nhân Australia này cũng cho biết việc lựa chọn môn học không thể đảm bảo cho sự nghiệp tương lai trong suốt cuộc đời của các em.
Trong thời đại ngày nay, các học sinh cần sẵn sàng và linh hoạt để có thể chuyển từ công việc này sang công việc khác.
Minh Hương
Theo Daily Mail
Chuyên ngành Lịch sử đô thị - đa dạng cơ hội việc làm
Học Lịch sử đô thị (LSĐT), sinh viên không chỉ được trang phông kiến thức chuyên ngành phong phú, mà đặc biệt các phương pháp nghiên cứu liên ngành, hiện đại.
Cùng với giảng đường đại học, hoạt động thực tế và sự tương tác với các chuyên gia sẽ giúp cho sinh viên chuyên ngành LSĐT thêm rộng mở cơ hội việc làm trong bối cảnh thị trường nhân lực số có yêu cầu ngày càng cao.
Giảng viên và sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đô thị trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐH QGHN trong một buổi tọa đàm chuyên môn.
Hơn một thập kỷ trở lại đây, hướng nghiên cứu lịch sử đô thị thu hút sự quan tâm đặc biệt, nhất là trong bối cảnh khó khăn của bài toán quy hoạch, quản lý và phát triển các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, nếu không có kiến thức sâu về quá trình lịch sử, đặc điểm văn hóa - xã hội - tín ngưỡng... của cộng đồng cư dân thì công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị rất khó thành công, thậm chí xung đột như đã diễn ra tại một số địa bàn.
Xuất phát từ thực tiễn xã hội trên, năm học 2014-2015, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã xây dựng hướng chuyên ngành đào tạo LSĐT, đến nay những sinh viên khóa đầu tiên đã thực tập và làm khóa luận để chuẩn bị tốt nghiệp.
Thông tin về chương trình đạo tạo Lịch sử đô thị, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN cho biết: sinh viên chuyên ngành được trang bị phông kiến thức đa dạng về đô thị trên nền tảng tri thức vững vàng về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội...; cùng với đó là các tri thức cập nhật về đời sống đô thị hiện đại, từ vấn đề sinh kế đến quy hoạch và phát triển, lại được bổ trợ thêm các phương pháp nghiên cứu liên ngành (với như Nhân học đô thị, Xã hội học đô thị, Truyền thông đô thị...) Đặc biệt, Bộ môn và Khoa thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa để sinh viên được thực tế địa bàn, được giao lưu và trao đổi với các chuyên gia để học hỏi và phối hợp công tác về sau...
Trên cơ sở sự lớn mạnh của hướng chuyên ngành LSĐT, căn cứ nhu cầu tiềm năng về nhân lực nghiên cứu phát triển đô thị ở Việt Nam trong tương lai, Khoa và Trường đang tham khảo các mô hình đào tạo, nghiên cứu Đô thị học tại các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Hà Lan, Singapore... để xây dựng ngành cử nhân Đô thị học, đưa vào đào tạo trong tương lai gần.
Lãnh đạo Khoa và Nhà trường cho biết: cử nhân Đô thị học của đơn vị trong tương lai sẽ là những người sâu tri thức xã hội-nhân văn, vững phương pháp liên ngành, chắc kỹ năng tổng hợp, mạnh tư duy phản biện và hội nhập...để đóng góp vào việc giải bài toán phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều điều mới mẻ, chưa có tiền lệ phát triển cho đến thời điểm hiện nay.
PGS.TS Hoàng Anh Tuấn
Theo Dân trí
"Nghe tiếng Anh nhưng em không hiểu mình đang nghe cái gì" "Tiếng Anh ở đại học đôi khi em nghe nhưng không thể hiểu được mình đang nghe cái gì". Tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 11/1, nhiều sinh viên Trường Đại học Xây dựng bày tỏ mong muốn, các nhà trường cần tập trung trau dồi cho học sinh, sinh viên...