Lời khuyên của cha đẻ điện thoại di động
Martin Cooper, người phát minh điện thoại di động cười lớn khi biết rằng nhiều người dành hàng giờ mỗi ngày để sử dụng smartphone.
Là khách mời của chương trình BBC Breakfast, Martin Cooper, người phát minh điện thoại di động tỏ vẻ ngạc nhiên khi MC nói rằng cô dành 5 tiếng mỗi ngày để dùng smartphone.
“Thật vậy sao? Bạn thực sự dành 5 tiếng mỗi ngày phải không? Hãy tận hưởng cuộc sống đi!”, Cooper trả lời. Theo PhoneArena, kỹ sư 92 tuổi thậm chí cười lớn khi biết rằng một người có thể dành rất nhiều giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại.
Cooper xuất hiện trong cuộc phỏng vấn với BBC Breakfast. Ảnh: BBC.
Cooper xuất hiện trong cuộc phỏng vấn với BBC Breakfast. Ảnh: BBC.
Cooper được mệnh danh là “cha đẻ” của điện thoại di động khi phát minh ra Motorola DynaTAC 8000X vào năm 1973. Ý tưởng nảy sinh khi Cooper cảm thấy bất tiện do phải ngồi vào xe hơi khi cần gọi điện. Do đó, ông muốn tạo ra chiếc điện thoại đặt trong ôtô, nhưng có thể lấy ra và mang đi khắp nơi. Nó phải “đủ nhỏ để bỏ vào túi, và đủ lớn để kết nối tai và miệng”.
Không chỉ phát minh điện thoại di động, thành tựu lớn nhất của Cooper là giúp mọi người sở hữu số điện thoại cá nhân. Trước đây, điện thoại đặt ở bàn làm việc, phòng khách hay trong xe hơi có số liên lạc khác nhau.
Motorola đã đầu tư hàng triệu USD để chế tạo điện thoại di động đầu tiên, sử dụng công nghệ tương tự radio cho cảnh sát. Ngày 3/4/1973, cuộc gọi di động đầu tiên diễn ra giữa nhà sáng chế sinh năm 1928 với Joel Engel, một nhân viên của AT&T.
“Joel, đây là Marty. Tôi đang gọi cho ông từ điện thoại di động, chiếc điện thoại di động cầm tay thực thụ”, Marty nói với Joel.
Video đang HOT
Đến năm 1983, Motorola DynaTAC 8000X mới được bán cho công chúng với giá 3.995 USD. Thiết bị nặng 1,13 kg, chiều cao 25,4 cm, thời gian gọi điện 25 phút nhưng mất 10 tiếng để sạc đầy pin.
Hình ảnh Cooper cầm chiếc DynaTAC 8000X được chụp năm 2003. Ảnh: AP.
Hình ảnh Cooper cầm chiếc DynaTAC 8000X được chụp năm 2003. Ảnh: AP.
“Không ai tin rằng có thể cầm chiếc điện thoại, đặt kề bên tai, vừa đi vừa nói chuyện với người khác. Tất cả tỏ ra rất kinh ngạc”, Cooper chia sẻ với CNN.
Dù có giá đắt, phát minh của Cooper vẫn được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới doanh nhân hoặc những người có nhu cầu liên lạc thường xuyên.
Năm 2021, cuốn sách Cutting the Cord nói về quá trình tạo ra điện thoại di động đầu tiên của Cooper được phát hành. Hiện nay, một số đoàn làm phim đã lên kế hoạch đưa câu chuyện của ông lên màn ảnh.
Gần 7 tỷ smartphone đang hoạt động trên thế giới, Việt Nam đứng thứ bao nhiêu?
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 61,37 triệu người dùng smartphone trên dân số 97,34 triệu người.
Theo Statista, số lượng người dùng smartphone hiện tại trên thế giới là 6,648 tỷ người, tương đương 83,72% dân số thế giới sở hữu smartphone. Con số này tăng đáng kể so với năm 2016 khi chỉ có 3,668 tỷ người dùng, chiếm 49,40% dân số toàn cầu.
Lượng smartphone và lượng điện thoại di động.
Vào năm 2022, tổng số lượng người dùng điện thoại di động (bao gồm smartphone và điện thoại phổ thông) là 7,26 tỷ người, chiếm 91,54% dân số thế giới. Điện thoại phổ thông là điện thoại di động không có ứng dụng và hệ điều hành phức tạp, khá thông dụng tại các nước đang phát triển.
Lượng người dùng smartphone tăng lên qua các năm.
Kể từ khi điện thoại di động ra đời năm 1973, kết nối thiết bị di động đã vượt qua dân số thế giới. Đây là hiện tượng công nghệ do con người tạo ra có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay.
Cụ thể hơn, theo dữ liệu của GSMA, hiện có hơn 10,57 tỷ kết nối di động trên toàn thế giới, vượt qua dân số thế giới 7,93 tỷ người (theo ước tính của Liên Hợp Quốc). Điều quan trọng là không phải tất cả mọi người đều có thiết bị di động. Do đó, kết nối di động đến từ những người có nhiều thiết bị và một phần nhỏ người dùng SIM kép hoặc các thiết bị tích hợp khác như ô tô.
Xếp thứ tự các quốc gia có tỷ lệ người dùng smartphone cao nhất thế giới.
Ngoài ra, quyền sở hữu điện thoại di động đang tăng với tốc độ cực nhanh chóng với gần một nửa hành tinh sở hữu smartphone và 2/3 sở hữu thiết bị di động. Từ năm 2017 - 2022, số người sử dụng smartphone đã tăng 49,89%.
Statista dự đoán, quyền sở hữu điện thoại, máy tính bảng hoặc thiết bị IoT hỗ trợ di động trên quy mô toàn cầu sẽ còn tăng trưởng. Ước tính, trong ba năm tới, số lượng người dùng thiết bị di động sẽ tăng từ 6,378 lên 7,516 tỷ.
Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới (World Advertising Research Center) tin rằng do sự tăng trưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh, 72,6% trong tổng số người dùng internet sẽ truy cập các trang web thông qua smartphone.
iPhone 13 Pro.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quốc gia có dân số đông lại có mức độ sử dụng điện thoại thông minh thấp.
Tỷ lệ sử dụng smartphone không giống nhau ở các quốc gia hoặc các khu vực trên toàn cầu:
● Số lượng người dùng cao nhất: Trung Quốc - 918,45 triệu người dùng, thâm nhập 63,80% thị trường
● Số lượng người dùng thấp nhất: Thái Lan - 37,88 triệu người dùng, thâm nhập 54,30% thị trường
● Mức độ thâm nhập thị trường cao nhất: Mỹ - 81,60% dân số sở hữu điện thoại thông minh với tổng cộng 270 triệu người dùng.
● Mức độ thâm nhập thị trường thấp nhất: Pakistan -18,40% với 40,59 triệu người dùng.
Riêng Việt Nam lọt top 10 quốc gia có tỷ lệ smartphone thâm nhập lớn nhất thế giới với 63,1% tương ứng với khoảng 61,37 triệu người dùng smartphone.
Hơn 6 tỉ điện thoại di động bị loại bỏ ở Trung Quốc năm 2025 Rác thải điện tử tại thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đang là vấn đề ngày càng gia tăng, sau khi sở hữu điện thoại di động ở đại lục đạt 1,8 tỉ chiếc vào năm 2021. Theo báo cáo từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Trung Quốc sẽ có hơn 6 tỉ điện thoại di...