Lời khuyên chọn trường đại học của sinh viên Mỹ
Sinh viên Mỹ khuyên học sinh đừng mờ mắt bởi danh tiếng của trường vì nó không đảm bảo chất lượng giảng dạy.
The Guardian thu thập ý kiến từ sinh viên Mỹ về những điều họ ước mình biết trước khi đưa ra quyết định chọn trường đại học.
Suy nghĩ cởi mở hơn
Bạn đừng cảm thấy bắt buộc phải đi theo con đường thông thường, không cần học đại học ở tuổi 18. Bạn cũng không nhất thiết chỉ học một chuyên ngành, các chương trình đào tạo đa ngành và liên ngành là lựa chọn không tồi.
Không chỉ là về các bài giảng
Hãy tìm hiểu các hoạt động trường đại học hỗ trợ sinh viên, có dịch vụ gì và hội sinh viên thế nào. Những thứ bên ngoài lớp học quan trọng không kém bài giảng, giúp bạn tiếp tục kiên trì khi mọi thứ trở nên khó khăn.
Đừng mờ mắt bởi danh tiếng trường
Đừng chỉ tập trung vào uy tín của trường. Uy tín không đảm bảo chất lượng giảng dạy! Hãy nói chuyện với sinh viên đang theo học trường đó.
Ảnh: Washington Jewish Week
Video đang HOT
Hãy quan sát xung quanh
Hãy đến thăm trường vào ngày thông thường, không phải là ngày mở cửa đón tiếp sinh viên tham quan. Bạn có thể thu thập nhiều thông tin hơn về ngôi trường so với các bạn đến vào ngày mở cửa đón sinh viên.
Nghiên cứu từng chi tiết
Hãy nhìn vào nội dung khóa học, các chủ đề nghiên cứu của giảng viên và suy nghĩ về phương tiện di chuyển nếu bạn định chọn một ngôi trường ở vùng xa nhất của miền bắc xứ Wales…
Tiền không phải tất cả
Cố gắng nhìn xa hơn ngoài việc tính đến mức thu nhập sau khi ra trường. Các kỹ sư hóa học có thể được trả khoản tiền lớn, nhưng nếu không đam mê với môn học, bạn sẽ ghét mỗi giây phút đi học và không muốn có công việc trong lĩnh vực đó.
Đặt niềm đam mê của bạn lên trên hết
Bạn cần đảm bảo chọn một khóa học thực sự quan tâm, một nghề nghiệp đòi hỏi phải có bằng cấp, nếu không bằng cấp sẽ chỉ là mảnh giấy đắt đỏ. Hãy chọn khóa học, thay vì lựa chọn thành phố có cuộc sống về đêm sôi động.
Cân nhắc chi phí
Chi phí sinh hoạt có thể bị độn lên ở một số thành phố. Phí sinh hoạt ký túc xá khác nhau ở mỗi trường và các tiêu chuẩn sẽ cao hơn ở trường nổi tiếng. Nhiều sinh viên bị dao động bởi sự nổi tiếng của trường, nhưng điều này không tương đương với giá trị đồng tiền.
Dành thời gian cho việc chọn trường
Không nên căng thẳng chọn trường vào phút cuối cùng hay vội vã lựa chọn. Học đại học có thể là một trong những trải nghiệm tuyệt nhất trong cuộc đời. Bạn sẽ không thích nó nếu không sẵn sàng hoặc chưa đưa ra quyết định sáng suốt. Hãy vui vẻ và mong chờ đến tháng 9 nhập học!
Nguyễn Phương
Theo The Guardian/VNE
Xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu mới
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ cấp thiết thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Từ nhận thức rõ khó khăn, thách thức, giải pháp cho nội dung này được chia sẻ, đề xuất từ địa phương.
Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong đổi mới, sáng tạo. Ảnh: Hữu Cường
Yêu cầu nâng cao phẩm chất, năng lực nhà giáo
Thời đại ngày nay, sự đa dạng thông tin hỗ trợ nhà giáo rất nhiều trong phát triển kỹ năng sư phạm, nâng cao tay nghề; xong những thông tin trái chiều cũng ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, tạo tâm lý không an tâm trong đội ngũ. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo bao gồm nhiều thế hệ, với môi trường đào tạo khác nhau nên sự đồng đều về tay nghề còn hạn chế. Còn tình trạng thừa thiếu giáo viên diễn ra ở cả trong một cấp học và ở các cấp học khác nhau. Việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập... Đó là khó khăn chung về đội ngũ trong ngành Giáo dục hiện nay tại các địa phương.
Theo ông Phạm Văn Quyến - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nam Định, năm học 2018 - 2019, toàn ngành Giáo dục tỉnh này có 1.366 cán bộ quản lý, 24.049 giáo viên và 2.631 nhân viên. Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD-ĐT.
Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên đang hợp đồng tại các trường mầm non, THPT ngoài công lập, các trung tâm GDTX... chưa yên tâm công tác do tiền lương, tiền công thấp, do chuyển giao, sáp nhập sang đơn vị, cơ quan quản lý mới. Cùng với đó, trong lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, cùng chủ trương dự kiến tăng tuổi nghỉ hưu, thực hiện cách tính bảo hiểm xã hội mới, sáp nhập trường lớp quy mô nhỏ, sắp xếp lại biên chế... một bộ phận cán bộ, nhà giáo, người lao động băn khoăn, lo lắng nên có tác động tới chất lượng giảng dạy.
Cùng chia sẻ khó khăn liên quan tới đội ngũ, ông Hà Văn Thanh, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên (Sở GD&ĐT Lâm Đồng), nhấn mạnh đến sự thay đổi về vai trò, vị trí của người thầy trong thời đại mới. Theo đó, người thầy không phải chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà là người thúc đẩy việc học hành...
Ảnh minh họa
Cần giải pháp nâng cao vị thế nhà giáo
Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, ông Hà Văn Thanh chia sẻ đề xuất của ngành Giáo dục Lâm Đồng. Trong đó có việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và toàn xã hội về vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng; đồng thời, tăng cường, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục.
Cùng với đó, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành tự đào tạo, bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường, giúp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, qua thực tiễn công tác để đúc rút bài học cho bản thân. Riêng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý Nhà nước, quản trị trường học và nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Xây dựng quy hoạch, luân chuyển, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên toàn ngành và có giải pháp như: Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí công việc khác phù hợp với khả năng của bản thân. Hoàn thiện các cơ chế quản lý, định mức lao động, chính sách, chế độ với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tham mưu ban hành những cơ chế chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại cơ sở giáo dục...
Tại Nam Định, nhiều giải pháp đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, vị thế nhà giáo, như: Đẩy mạnh phong trào mỗi nhà giáo tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; tổ chức các phong trào, các cuộc vận động nhằm thu hút nhà giáo tham gia, khẳng định mình...
Ông Phạm Văn Quyến - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nam Định - đề xuất, Bộ GD&ĐT cần đề nghị Chính phủ cho tuyển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo về chuyên môn để bố trí đúng khung vị trí việc làm. Cùng với đó, cần củng cố và đầu tư tập trung nâng cấp các trường sư phạm, trong đó có một số trường ĐH sư phạm trọng điểm. Tăng cường thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, phải có chính sách phù hợp để nâng cao vị thế của đội ngũ giáo viên trong xã hội.
Thảo Đan
Theo GDTĐ
5 điểm cộng khi luyện thi IELTS tại VUS Được tổ chức NEAS công nhận đạt chuẩn quốc tế về chất lượng giảng dạy, VUS có nhiều dịch vụ hỗ trợ học viên luyện thi IELTS hiệu quả. Môi trường học chuẩn quốc tế Trong bối cảnh nhiều lựa chọn để luyện thi IELTS, không ít phụ huynh và học viên bối rối khi tìm kiếm một trung tâm chất lượng. Vì...