Lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ của nấm
Thiên nhiên đã ưu ái cung cấp cho chúng ta một loại thực vật nhiều dinh dưỡng hơn cả thịt động vật mà vẫn đảm bảo cho khẩu phần ăn lành mạnh của bạn, đó là nấm.
Ảnh minh họa: Internet
Ngày nay nhiều người đang thay đổi chế độ ăn nhiều thực vật hoặc ăn chay thay vì chế độ ăn nhiều thịt và chất béo. Thiên nhiên đã ưu ái cung cấp cho chúng ta một loại thực vật nhiều dinh dưỡng hơn cả thịt động vật mà vẫn đảm bảo cho khẩu phần ăn lành mạnh của bạn, đó là nấm. Ngoài nguồn dinh dưỡng dồi dào nấm còn là loại thực phẩm đa dạng và hợp túi tiền của mọi tầng lớp nên rất được ưa chuộng.
Một số tài liệu khoa học chỉ ra rằng có khoảng 10.000 loài nấm nhưng một số chuyên gia ước tính số lượng thực sự khoảng gần 150.000 loại. Tuy nhiên có một sốloại nấm độc hại đối với con người, nên phải cẩn thận nếu bạn hái nấm tự nhiên.
Nấm cung cấp chất béo, cholesterol có lợi, gluten, chất xơ và khi ăn nấm, bạn nạp rất ít lượng calo và natri cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấm là một nguồn tuyệt vời cho vitamin nhóm B, các enzyme quan trọngprotein, các chất hữu cơ và khoáng chất như đồng, kẽm, kalivà hầu như là nguồn duy nhất cho vitamin D tự nhiên. Nấm là một trong những nguồn tốt nhất cung cấpkhoáng chấtselen, cũng như ergothioneine, là chất chống oxy hóa mạnh.
Video đang HOT
Bổ sung nấm vào chế độ ăn thường xuyên có lợi cho bạn về mặt y khoa.
Trước hết, nấm giúp bảo vệ bạn bởi vì nó có tính kháng khuẩn mạnh và chống lại virus. Nhiều loại thuốc kháng sinh truyền thống được bào chế từ nấm. Một số loại nấm có tác dụng bổ dưỡng, củng cố hệ thống miễn dịch và cải thiện một số bệnh ung thư.
Nấm vô cùng hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng vì rất bổ dưỡng nhưng lại “keo kiệt calo”. Nấm đặc biệt hiệu quả khi thay thế cho thịt đỏ vì chúng làm tăng sản xuất năng lượng trong tế bào. Nấm trở thành một món ăn phổ biến cho các vận động viên mong muốn gia tăng sức mạnh và độ bền.
Nấm giúp trái tim khỏe mạnh vì cải thiện lưu lượng máu, giảm cholesterol và huyết áp, giảm tiểu cầu vón cục và chống lại mảng bám tích tụ trong động mạch. Chính vì thế nấm giúp giảm thiểu đột quỵ. Các chất chống viêm mạnh có trong nấm giúp bảo vệ thận và gan của bạn, giảm thiểu nỗi đau của bệnh viêm khớp, thậm chí hỗ trợ cho cả những bệnh nhân bị hen suyễn.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tại sao đã đổi nhiều sữa mà trẻ không tăng cân?
Con trai tôi tròn 8 tháng, nặng 7,6 kg, cao 71 cm. Tôi ít sữa, không đủ cho cháu bú. Tôi cho cháu ăn bổ sung sữa ngoài nhưng cháu ăn được rất ít.
Tôi thay đổi nhiều loại sữa cho cháu nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Từ 5 tháng tuổi, tôi bắt đầu cho cháu ăn dặm, ngày 3 bữa bột, đầy đủ dầu, thịt, cá, trứng, rau xanh. Ngoài ra, mỗi ngày tôi còn cho cháu ăn thêm 1/2 hộp sữa chua, một hộp váng sữa và hoa quả, tối cháu bú mẹ. Hai tháng nay, cháu không lên cân, thi thoảng còn bị viêm mũi họng. Xin hỏi, cân nặng cháu như thế có bị suy dinh dưỡng không, chế độ ăn đã hợp lý chưa? (Bích Loan)
Trả lời
Chào bạn,
Bé trai 8 tháng tuổi nặng trung bình là 8,6 kg, cao 70,6 cm. Như vậy chiều cao của bé tạm ổn nhưng cân nặng bị thiếu khoảng một kg so với chuẩn. Trong năm đầu tiên, sữa vẫn là thức ăn chủ yếu của bé, chỉ ăn bổ sung khi bé đủ 6 tháng tuổi. Bạn cho bé ăn bổ sung hơi sớm, bộ máy tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Một khi bé ăn bổ sung sớm lại ăn nhiều sẽ không chịu uống sữa vì ăn bột đã thấy no rồi.
Hiện tại bé 8 tháng tuổi bạn đã thay đổi món ăn cho bé, có đủ thịt cá, trứng, rau xanh nhưng có lẽ số lượng chưa đủ và nhiều mẹ hay "quên" không cho dầu, mỡ vào bột cho bé nên bé vẫn chưa đủ năng lượng. Do đó bé không lên cân.
Khẩu phần ăn của bé hiện tại cần 700-900 ml sữa một ngày bao gồm cả bú mẹ, sữa công thức, sữa chua... và 3 bữa bột, mỗi bát bột gồm có 20 g bột gạo (khoảng 2 thìa cà phê), 20 g thịt hoặc cá, tôm, trứng..., 5 g dầu mỡ (một thìa cà phê) và rau xanh. Ba bữa bột phải thay đổi với 3 loại thức ăn, không nên cho bé ăn một loại bột cả ngày vì bé sẽ chán ăn. Có thể cho bé ăn thêm hoa quả tươi, sữa chua sau khi ăn khoảng một tiếng.
Để tăng sữa cho bé không phải cho tăng ngay một lúc được, bạn nên tận dụng cảm giác khát để dỗ bé uống sữa. Số lượng uống mỗi bữa sẽ tăng dần ít một làm bé khó nhận rõ và tạo điều kiện cho bé thích nghi dần. Cứ sau khi uống sữa khoảng 2 tiếng thì có thể cho bé ăn bột, và sau khi ăn bột khoảng 3 tiếng bạn có thể cho bé uống tiếp sữa.
Việc bé bị viêm mũi họng cũng là một nguyên nhân làm bé ăn ít, nếu bé khỏi bệnh chắc chắn sẽ ăn ngon hơn. Do đó cần điều trị dứt điểm cho bé vì nếu không điều trị đến nơi đến chốn, bé không khỏi phải điều trị kháng sinh trong thời gian dài dễ bị loạn khuẩn ruột làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu của bé.
Nếu bé vẫn không tiến triển, bạn có thể bổ sung thêm lysin, kẽm, vitamin... để hỗ trợ bé ăn được tốt hơn nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bé ăn ngoan chóng nhớn và luôn phát triển tốt.
Thạc sĩ bác sĩ Doãn Thi Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Theo VnExpress
Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn nhiều hải sản rất có hại Ăn nhiều hải sản sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7-14 tuổi mới xuất hiện. Ảnh minh họa: Internet Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nên...