Lợi ích từ rau củ quả
Nên chuẩn bị rau củ quả như thế nào để có thể tận dụng tối đa hàm lượng dưỡng chất trong đó?
Hành tây. Bạn chỉ nên cắt lát và ăn sống, bởi nếu nấu chín thì hàm lượng allicin – chất dinh dưỡng tạo cảm giác no lâu trong hành tây sẽ giảm. Mặt khác, loại củ này còn chứa quercetin, một loại flavonoid có đặc tính kháng viêm. Hành tây có màu vàng và đỏ sẽ chứa nhiều flavonoid hơn hành trắng. Hàm lượng flavonoid có thể tăng bằng cách nấu chín nên bạn có thể xào hoặc chiên củ hành nhưng không quá 5 phút. Nếu xào nấu lâu hơn, chất dinh dưỡng trong hành sẽ mất đi.
Nấu chín hoặc ăn sống tùy theo loại rau củ để giữ được dưỡng chất từ chúng – Ảnh: Shutterstock
Bông cải xanh. Việc đun nấu bông cải xanh sẽ làm giảm khả năng chống ung thư của loại rau này, vì vậy nên ăn sống. Bông cải xanh sống chứa myrosinase, một loại enzyme có thể phân hủy thành sulforaphane, hợp chất giúp ngăn ngừa ung thư và viêm loét dạ dày. Khi nấu chín, các myrosinase sẽ bị phá hủy. Ngoài bông cải xanh, các loại rau cùng họ cải khác như bắp cải, súp lơ và cải xoăn đều có thể được ăn sống hoặc nấu chín.
Củ cải đường. Với củ cải đường, lời khuyên cũng là nên ăn sống. Củ cải đường sẽ mất hơn 30% hàm lượng foliate khi đun nấu. Ăn sống loại củ này sẽ bảo toàn được hợp chất tốt cho não bộ.
Nấm. Nên nấu chín trước khi ăn. Bất kể bạn chế biến theo cách nào – hấp, luộc, xào hay chiên thì hàm lượng kali cần cho cơ bắp cũng sẽ gia tăng.
Dưa leo. Thực phẩm này sẽ tốt cho sức khỏe hơn khi ăn sống. Dưa leo chứa 3 loại dưỡng chất giúp chống ô xy hóa, kháng viêm và ngăn ngừa ung thư.
Ớt đỏ. Chúng ta nên ăn sống ớt đỏ. Vitamin C trong ớt đỏ sẽ phân hủy khi bạn rán hoặc nướng loại thực phẩm này ở nhiệt độ trên 370 độ C. Bên cạnh đó, vitamin C rất dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, bạn nên tránh đun sôi hoặc nấu ớt đỏ.
Cải bó xôi. Nên nấu chín trước khi ăn, chúng ta sẽ hấp thụ được nhiều chất sắt, calcium và magnesium hơn, dù ăn sống loại rau này cũng tốt cho sức khỏe. Calcium là dưỡng chất tối cần thiết cho răng và xương. Tốt nhất bạn nên hấp thay vì luộc cải bó xôi để tránh làm thất thoát chất dinh dưỡng.
Video đang HOT
Cà chua. Ăn cà chua nấu chín giúp cơ thể hấp thụ được nhiều lycopene, chất chống ô xy hóa được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Cà rốt. Ăn cà rốt sống sẽ cung cấp polyphenol giúp làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Ngược lại, việc nấu hay luộc không chỉ phá hủy polyphenol mà còn khiến vitamin C trong cà rốt “bốc hơi”.
Tỏi. Việc chế biến tỏi có thể làm giảm tác dụng tích cực của nó, bởi nhiệt độ cao khiến hàm lượng allicin trong tỏi giảm đi. Chỉ nên bổ sung tỏi khi gần hoàn tất món ăn, hoặc nên ăn tỏi sống.
Theo VNE
Có thể dùng phô mai thay cho sữa, thịt, cá để nấu cháo cho bé?
Các mẹ không nên lạm dụng phô mai vì cho bé ăn nguyên phô mai sẽ không cân đối hàm lượng dinh dưỡng.
Câu hỏi: Tôi rất bân và ít có thời gian để nấu những món cầu kỳ cho bé. Xin hỏi có thể dùng bơ hoặc phô mai thay cho sữa, thịt, cá để nấu bột/cháo cho bé được không?
Bình Thảo (Hoài Đức, HN)
Trả lời:
Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: "Trong dinh dưỡng có một nguyên tắc là chỉ những thực phẩm trong cùng một nhóm mới có thể thay thế được cho nhau mà thôi. Vì vậy, phô mai có hàm lượng đạm cao nên có thể thay cho thịt, cá, trứng, sữa.. (vì cùng nhóm giàu đạm) nhưng bơ thì không. Bơ chỉ được dùng để thay thế cho dầu ăn hoặc mỡ (vì cùng nhóm giàu chất béo)".
Tuy nhiên, bác sĩ Hải khuyến cáo các mẹ không nên vì thế mà lạm dụng phô mai vì cho bé ăn nguyên phô mai sẽ không cân đối hàm lượng dinh dưỡng. Trong phô mai chỉ có đạm, carbohydrate, chất béo, canxi chứ không có đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vì thế chỉ nên cho con ăn phô mai như một bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như bánh mì, trộn vào bột, cháo...
Ảnh minh họa
Giá trị dinh dưỡng của phô mai
Không ít người còn cho rằng "sữa" là một từ khóa bắt buộc phải có trong thực đơn của trẻ. Vậy nên khi con không thích sữa mà chỉ thích ăn phô mai, họ lo ngại con dễ bị béo phì, thể chất yếu hơn các bạn. Nói về vấn đề này, Phó giáo sư Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa và phô mai đều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại protein, lipid đường, vitamin và các khoáng chất. Nhưng ở Việt Nam, sữa đã trở nên quen thuộc vì dễ tiếp cận còn phô mai ít được sử dụng, một phần do chưa có thói quen, một phần cha mẹ chưa hiểu về chúng.
Thực chất, phô mai có nguồn gốc từ sữa, được "cô đặc" nên có hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao trong một thể tích nhỏ. So với sữa thông thường, phô mai không chứa đường nên với những trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa thì phô mai là sản phẩm thay thế rất tốt. Hơn nữa, phô mai chứa thành phần chủ yếu là casein, loại protein giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Riêng về canxi, với cùng trọng lượng thì hàm lượng trong phô mai cao gấp 6 lần trong sữa, lại chứa vitamin D nên có tác dụng tốt cho hấp thu canxi vào xương. Ngoài ra, phô mai tốt cho sức khỏe của răng vì nó tạo ra kiềm, giúp giảm độ axit ở miệng, giúp ngăn chặn sâu răng.
Vì vậy, nếu trẻ ngại uống sữa, thích dùng phô mai thì các mẹ có thể cho bé dùng thay thế, khoảng 60 g phô mai mỗi ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng tương tự như uống 400 ml sữa.
Thời điểm nên cho bé ăn phô mai
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ có thể cho bé sử dụng phô mai từ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm (tức là 6 tháng tuổi) nhưng nên cho bé ăn từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ. Và các mẹ nên chọn loại phô mai dành cho bé dưới 1 tuổi, có hàm lượng chất béo không vượt quá 20%.
Ăn phô mai thường khiến bé đầy bụng nên các mẹ hạn chế việc cho bé ăn trước khi đi ngủ. Đồng thời, nên cho bé ăn lúc đói để phô mai phát huy hết tác dụng và tránh tình trạng khó ngủ, đầy bụng.
Cách cho bé ăn phô mai
- Phô mai thường dùng để ăn ngay (giống như một loại bánh) hoặc được nghiền nhuyễn, kẹp chung với bánh mì (dành cho bé trên 1 tuổi).
- Có thể nghiền/xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối, bơ...).
- Có thể nghiền phô mai với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đút cho bé ăn.
- Phô mai có thể dùng để khuấy chung với bột ăn dặm hay với cháo dành cho bé.
- Nấu chung phô mai với bột/cháo của bé, khi bột/cháo chín, mẹ tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 80 độ C rồi cho lượng phô mai phù hợp với bé vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phô mai không bị biến chất và mất chất.
- Có thể nấu chung phô mai với bột gạo hoặc mì ống (tán vụn phô mai và rắc lên trên bát bột gạo cho bé).
- Trộn chung với đậu phụ khi chế biến món ăn cho bé.
- Khi nấu chung phô mai với bột, cháo của bé, bạn nên chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền./.
Theo VNE
Rau củ quả bóng mượt nhờ thuốc kích thích An toàn thực phẩm đang khiến cho nhiều người tiêu dùng lo ngại. Rau củ quả đang bị đầu độc. Người sản suất sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng từ rau mầm, giá đỗ đến xu xu, ngọn bí, rau muống, rau ngót... nhằm thu lời nhanh và nhiều nhất. Rau mầm, giá đỗ tắm hóa chất nguy hại Ngày 13/11, lực...