Lợi ích từ chuyến tàu khám bệnh của Nam Phi
Thethiwe Mahlangu dậy sớm vào một buổi sáng lạnh lẽo và đi bộ qua thị trấn đông đúc ở Nam Phi.
Cô đang lo lắng về đôi mắt của mình. Nhưng thay vì đến phòng khám sức khỏe gần đó, Mahlangu đã đi đến ga tàu, nơi có một chuyến tàu chở khách mang tên Phelophepa, nghĩa là “tốt, sạch, khỏe” trong tiếng Sesotho địa phương.
Một phòng khám bên trong toa tàu Phelophepa. Ảnh: NPR
Phelophepa đã được chuyển đổi thành một cơ sở y tế di động. Chuyến tàu di chuyển khắp Nam Phi phần lớn thời gian trong năm, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho người bệnh, trẻ em và người cao tuổi, những đối tượng thường gặp khó khăn tại các phòng khám địa phương đông đúc.
Trong 30 năm qua, Phelophepa đã đưa các bác sĩ, y tá đi qua cả những ngôi làng xa xôi nhất, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho khoảng 375.000 người mỗi năm. Tuyến tàu y tế đã phát triển từ ban đầu chỉ có 3 toa, sau nhiều năm đã thành hai đoàn tàu 16 toa. Chúng được điều hành bởi Quỹ Transnet thuộc Transnet, công ty đường sắt nhà nước.
Khi chuyến tàu bắt đầu vào năm 1994, nhiều người da màu ở Nam Phi vẫn sống ở các làng quê với ít cơ sở y tế. Đó là thời kỳ thay đổi của đất nước. Chuyến tàu ban đầu hoạt động như một phòng khám mắt, nhưng sau đó đã mở rộng hơn do nhu cầu lớn hơn.
Một bác sĩ kiểm tra thị lực cho bệnh nhân tại tàu Phelophepa. Ảnh: NPR
Video đang HOT
Mahlangu đã có cặp kính mới. Cô nằm trong số hàng trăm người rời đi hài lòng về dịch vụ và mong muốn chuyến tàu quay trở lại vào năm sau. Một bệnh nhân khác, Jane Mabuza, đã được kiểm tra sức khỏe toàn diện cùng với khám nha khoa. Jane Mabuza cho biết cô ấy hy vọng chuyến tàu sẽ đến được với nhiều người khác.
Đối với Mahlangu và những người khác tìm đến Phelophepa để được điều trị miễn phí, tình hình tại các phòng khám địa phương khiến họ thất vọng.
Các phòng khám phải phục vụ hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày tại Tembisa, phía Đông Johannesburg nơi Mahlangu sống. Cô chia sẻ: “Ở đó, chúng tôi không được đối xử tốt. Chúng tôi phải ngồi dưới nắng trong thời gian dài. Bạn có thể ngồi đó từ 7 giờ sáng cho đến khoảng 4 giờ chiều khi phòng khám đóng cửa”.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe công của Nam Phi đang rơi vào tình trạng quá tải. Khoảng 84% người dân Nam Phi dựa vào hệ thống này. Chỉ có 16% người Nam Phi được bảo hiểm y tế. Đầu năm nay, chính phủ đã bắt đầu giải quyết vấn đề này. Vào tháng 5, Tổng thống Cyril Ramaphosa ký ban hành Đạo luật Bảo hiểm Y tế Quốc gia, nhằm mục đích cung cấp tài chính để hàng triệu người Nam Phi không có bảo hiểm y tế có thể nhận được dịch vụ chăm sóc từ khu vực tư nhân.
Trung Quốc và châu Phi "xích lại gần nhau"
Điều này được phản ánh khi hai bên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi năm 2024 vào tháng 9 tới.
Đây là lần thứ tư hội nghị này được tổ chức sau Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi tổ chức vào các năm 2006, 2015 và 2018 tại Bắc Kinh và Johannesburg (Nam Phi).
Đây cũng là sự kiện ngoại giao có quy mô lớn nhất và nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự nhất được Trung Quốc tổ chức trong những năm gần đây.
Theo thông báo ngày 23/8 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 4-6/9. Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc vào ngày 5/9. Lãnh đạo các nước châu Phi và Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) sẽ dẫn đầu các phái đoàn tham dự hội nghị. Tổng Thư ký Liên hợp quốc tham dự với vai trò khách mời đặc biệt, trong khi một số tổ chức quốc tế và khu vực liên quan sẽ tham dự các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị với tư cách quan sát viên.
Đây là sự kiện ngoại giao chủ nhà có quy mô lớn nhất và nhiều lãnh đạo nước ngoài tham dự nhất được Trung Quốc tổ chức trong những năm gần đây.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông cho biết, lần đầu tiên các cuộc họp cấp cao sẽ được tổ chức đồng thời tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, xoay quanh các chủ đề "Quản trị và điều hành đất nước", "Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp", "Hòa bình và an ninh" và "Chung tay xây dựng Vành đai và Con đường chất lượng cao" - chiến lược của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng kết nối Trung Quốc với thế giới.
Thứ trưởng Trần Hiểu Đông (trái) thông báo về Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi năm 2024. Ảnh: The Paper
Theo Thứ trưởng Trần Hiểu Đông, những chủ đề lớn trên phản ánh mối quan tâm và kỳ vọng chung của Trung Quốc và châu Phi đối với quá trình phát triển hiện đại hóa, cũng là những định hướng chính để xây dựng Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi trong thời đại mới. Các diễn này sẽ là nơi để các bên đi sâu trao đổi những vấn đề quan trọng nhất và cấp bách nhất trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi, nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn cho việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-châu Phi cấp độ cao.
Sau thời gian tạm lắng do đại dịch COVID-19, chương trình hợp tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đã phục hồi trở lại với châu Phi là trọng tâm chính. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trích dẫn hàng tỷ USD cam kết cho những dự án xây dựng mới và ghi nhận thương mại hai chiều làm bằng chứng trong việc hỗ trợ hiện đại hóa "lục địa đen" cũng như thúc đẩy hợp tác "đôi bên cùng có lợi".
Theo Viện Griffith châu Á tại Đại học Griffith của Australia, trong khi đầu tư mới của Trung Quốc vào châu Phi đã tăng 114% trong năm ngoái, họ tập trung chủ yếu vào các khoáng sản cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và các kế hoạch của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế vốn bị đại dịch làm trì trệ. Những khoáng sản và đặc biệt là nguồn dầu mỏ này cũng thống trị quan hệ thương mại giữa hai bên, dù Trung Quốc đã có những nỗ lực nhằm tăng cường nhập khẩu các mặt hàng khác từ châu Phi, như các sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp.
Các khoản cho vay có chủ quyền của Trung Quốc, từng là nguồn tài chính chính cho cơ sở hạ tầng của châu Phi, đang ở mức thấp nhất trong hai thập niên. Và quan hệ đối tác công-tư (PPP), mà Trung Quốc coi là phương tiện đầu tư ưa thích mới trên toàn cầu, vẫn chưa thu hút được sự chú ý ở châu Phi. Kết quả là dẫn đến mối quan hệ một chiều hơn những gì Bắc Kinh mong muốn, một mối quan hệ bị chi phối bởi việc nhập khẩu nguyên liệu thô từ châu Phi và một số nhà phân tích cho rằng, có dấu vết của mối quan hệ kinh tế của châu Âu thời thuộc địa với lục địa này.
Chuyên gia Eric Olander, đồng sáng lập trang web và podcast của Dự án Trung Quốc - Nam Toàn cầu (China-Global South Project), cho biết: "Đây là điều mà nước Anh vào cuối thế kỷ 19 từng làm như vậy". Trung Quốc đã bác bỏ những nhận định trên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh trong một tuyên bố: "Châu Phi có quyền, năng lực và trí tuệ để phát triển quan hệ đối ngoại và lựa chọn đối tác. Sự hỗ trợ thiết thực của Trung Quốc đối với con đường hiện đại hóa của châu Phi phù hợp với đặc điểm riêng của nước này đã được ngày càng nhiều nước châu Phi hoan nghênh".
Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở châu Phi, trọng tâm của BRI, đã phát triển nhanh chóng trong hai thập niên trước đại dịch COVID-19. Các công ty Trung Quốc đã xây dựng cảng, nhà máy thủy điện và đường sắt trên khắp lục địa, được tài trợ chủ yếu thông qua các khoản vay chính phủ. Cam kết cho vay hàng năm đạt đỉnh 28,4 tỷ USD vào năm 2016, theo Sáng kiến Trung Quốc toàn cầu tại Đại học Boston. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 sau đó đã khiến nhiều dự án xây dựng của Trung Quốc ở châu Phi bị đình trệ.
Viện Griffith châu Á ước tính tổng mức đầu tư theo cam kết của Trung Quốc vào châu Phi, kết hợp giữa các hợp đồng xây dựng và cam kết đầu tư, ở mức 21,7 tỷ USD vào năm ngoái, khiến nước này trở thành quốc gia cung cấp viện trợ lớn nhất trong khu vực. Trong khi đó, dữ liệu từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington D.C, cho thấy các khoản đầu tư thực tế đạt gần 11 tỷ USD vào năm 2023. Nhưng khoảng 7,8 tỷ USD trong số đó dành cho khai thác mỏ, như mỏ đồng Khoemacau của Botswana được MMG Ltd của Trung Quốc mua với giá 1,9 tỷ USD, cùng các mỏ coban và lithium ở các quốc gia như Namibia, Zambia và Zimbabwe.
Việc tìm kiếm các khoáng sản quan trọng cũng đang thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ, vào tháng 1/2024, các công ty Trung Quốc đã cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới 7 tỷ USD để sửa đổi thỏa thuận liên doanh về đồng và coban với CH Congo.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, thương mại hai chiều đạt mức kỷ lục 282 tỷ USD vào năm ngoái. Nhưng đồng thời, giá trị xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc giảm 7%, chủ yếu do giá dầu giảm và thâm hụt thương mại tăng 46%.
Để xoa dịu mối lo ngại của một số nhà lãnh đạo châu Phi về thâm hụt cán cân thương mại, tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi ở Johannesburg vào tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh sẽ đưa ra các sáng kiến hỗ trợ hiện đại hóa sản xuất và nông nghiệp của lục địa này - những lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách châu Phi coi là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách thương mại, đa dạng hóa nền kinh tế và tạo việc làm. Trung Quốc cũng cam kết tăng nhập khẩu nông sản từ châu Phi
Chính quyền TP Johannesburg bị quy trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà làm 76 người thiệt mạng Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, một báo cáo điều tra mới đây cho thấy chính quyền thành phố Johannesburg và các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng ở trung tâm thành phố này năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương. Cảnh sát điều tra tại hiện...