Lợi ích sức khỏe của quả khế
Quả khế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, có nhiều tác dụng bổ ích về dinh dưỡng và chữa bệnh.
Nhiều bộ phận của khế có tác dụng tốt cho sức khỏe như: Quả khế, lá khế, hoa khế.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3, khế là một loại trái cây nhiệt đới khi cắt lát trông giống như ngôi sao. Khế có tên gọi khác là khế chua, ngũ liêm tử, mạy phường. Quả khế chưa chín có màu xanh đậm nhưng lớp vỏ mỏng của nó chuyển sang màu vàng bóng khi chín. Khế chín có vị bùi, giòn, mọng nước, có vị ngọt và hơi chua.
Quả khế có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh Pexels
Khế chứa gì?
Khế chứa khoảng 60% cellulose, 27% hemicellulose, 13% pectin, độ axit và thành phần dinh dưỡng thay đổi khi chín. Khế rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C, -carotene và axit galic. Hơn nữa, khế là nguồn cung cấp magie, sắt, kẽm, mangan, kali và phốt pho dồi dào. Khế cũng chứa lượng chất xơ cao và lượng calo thấp có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Quả khế chứa protein 0,5%, dầu 0,2%, carbohydrat 4,8%, đường toàn phần 3,5-11%, axit oxalic 1%, các vitamin A, C, B1, B2, PP và một số thành phần khác.
Nhiều công dụng từ khế
Theo y học cổ truyền Việt Nam, quả khế vị chua và ngọt, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua và chát, tính bình có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá khế vị chua và chát, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa kế vị ngọt, tính bình có tác dụng trừ sốt rét.
Quả khế trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ khế trị đau khớp, đau đầu mạn tính. Thân và lá khế trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, mụn nhọt và viêm mủ da. Hoa khế trị sốt rét, chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, kiết lỵ. Vỏ cây khế chữa ho, trẻ em lên sởi…
Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để sử dụng khế một cách có lợi cho sức khỏe cũng như hạn chế độc tính từ khế. Ảnh Tấn Tới
Một số bài thuốc từ khế
Trị ho và đau họng: Quả khế tươi khoảng 100-150 g ép nước uống trong 3-5 ngày.
Video đang HOT
Chữa tiểu tiện không thông:Lấy 7 quả khế, mỗi quả lấy 1/3 chỗ gần cuống, sắc với 600 ml nước để còn 300 ml, uống lúc ấm nóng.
Trị cảm cúm (sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi): Khế 3 quả nướng, sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 50 ml rượu trắng và uống chia 1 hoặc 2 lần, làm trong 3 ngày, không uống khi quá no hoặc đói.
Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 12 g, cam thảo nam 12 g, tía tô 10 g, kinh giới 10 g, gừng tươi 3 lát. Nấu 750 ml nước, còn 300 ml, chia 2 lần uống trước ăn.
Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 40 g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi 20 g nấu nước uống. 30 – 50 g lá tươi nấu nước tắm.
Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16 g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng bệnh.
Ngoài ra, vỏ thân và vỏ rễ cây khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, trừ ho, điều trị đau khớp, đau đầu mạn tính và viêm dạ dày.
Khế là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, ít calo, chứa nhiều vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Một số bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền từ khế rất hiệu quả. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để sử dụng khế một cách có lợi cho sức khỏe cũng như hạn chế độc tính từ khế.
Món ăn bài thuốc bổ thận
Để chữa thận hư ngoài sử dụng những bài thuốc do thầy thuốc kê đơn thì ăn uống cũng giúp cải thiện một phần không nhỏ tình trạng bệnh, giúp bổ thận.
Chứng thận hư thận yếu là thuật ngữ của y học cổ truyền để chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần, chức năng sinh lý yếu...
Vai trò của thận đối với sự phát triển của cơ thể
Thận chủ về tàng tinh, cốt tủy, sinh dục và phát dục, nạp khí, thủy, khai khiếu ra tai, thận chủ tiểu tiện, đại tiện, vinh nhuận ra tóc.
Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể
Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ tại thận gọi chung là "thận tinh". Thận tinh và thận khí quyết định sinh dục và phát dục của cơ thể từ khi nhỏ cho đến khi về già như mọc răng - trưởng thành sinh con cái (gọi thiên quý thịnh) và lão suy (thiên quý suy).
Trong Nội kinh viết: "con gái 7 tuổi thì thiên quý thịnh, răng thay tóc dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch Nhâm thông với mạch Xung, vì vậy lúc đó người con gái thấy kinh. Thường đời người con gái có 7 thiên quý (7x7= 49), lúc đó mạch Nhâm yếu, mạch Xung kém, thiên quý cạn hết, kinh nguyệt không còn, nên thân thể yếu đuối".
Con trai 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt, răng thay, 16 tuổi thì thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí đầy, 24 tuổi thận khí điều hòa, thân thể cường tráng mạnh khỏe; 64 tuổi thận khí kém, tóc rụng, răng khô rụng, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý cạn nên râu tóc bạc, người mệt mỏi...
Thận âm và thận dương phải nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhau giữ thế quân bình về âm dương. Khi thận hư không có hiện tượng hàn hay nhiệt thì gọi thận tinh hư (âm) hay thận khí hư. Nếu có hiện tượng nội nhiệt là do thận âm hư; nếu có hiện tượng ngoại hàn (sợ lạnh, chân tay lạnh) là do thận dương hư.
Hoài sơn nấu tủy dê bổ thận.
Chủ về xương tủy - thông với não và vinh nhuận ra tóc
Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương nuôi dưỡng xương, nên thận gọi chủ cốt tủy. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi và biết nói, xương cốt mềm yếu...
Tủy ở cột sống liền với não, mà thận sinh tủy, nên gọi thận thông với não và không ngừng bổ sung tinh tủy cho não. Thận hư (do tiên thiên) làm não không phát triển nên sinh các chứng: Trí tuệ giảm sút, chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém thông minh.
Tinh sinh huyết, tinh tàng trữ tại thận, mà tóc là sản phẩm thừa ra của huyết, được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy của thận có quan hệ mật thiết với tóc, như mới sinh thận khí chưa đủ thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên thận khí đủ thì tóc tốt và nhuận, người già thận khí suy thì tóc rụng, bạc... Nên nói "thận vinh nhuận ra tóc"
Khai khiếu ra tai và tiểu tiện, đại tiện
Chức năng nghe của tai là do thận tinh nuôi dưỡng, khi thận hư gây tai ù, tai điếc. Ở người già thận khí và thận tinh suy yếu hay gặp các chứng ù tai, điếc. Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu của bộ phận sinh dục nam và nữ, thận lại chủ về khí hóa và bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vậy nên gọi thận chủ về tiền âm.
Như thận hư hay gặp chứng đi tiểu nhiều lần ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em, chứng di tinh, ra khí hư (thận khí)... Hậu âm là nơi bài tiết phân nếu thận khí hư gặp chứng đại tiện lỏng ở người già...
Đảng sâm nấu với thịt nạc và một số vị thuốc khác giúp bổ thận.
Một số món ăn bài thuốc bổ thận
Tủy dê nấu hoài sơn
Thành phần: Tủy dê 150g, hoài sơn tươi 200g, gừng tươi 15g, muối, mì chính vừa đủ.
Chế biến: Xương sống dê rửa sạch lọc lấy tủy xương, sơn dược rửa sạch, bóc vỏ ngoài thái lát dọc mỏng, gừng rửa sạch gọt vỏ ngoài, băm nhỏ, cho tủy và sơn dược vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi chuyển đun nhỏ lửa tới chín nhừ, cho gừng băm. Thêm gia vị, đun sôi thêm 2 - 3 phút là được.
Công dụng: Bổ thận ích tỳ, bổ tủy tăng tinh, làm mềm da thịt. Phạm vi dùng: Hư lao gầy yếu, da thịt khô ráp, râu tóc khô cứng.
Cách dùng: Có thể dùng làm điểm tâm hoặc ăn kèm trong bữa.
Kỷ tử phối hợp với các vị thuốc khác giúp bổ thận.
Canh bổ thận, dưỡng huyết
Thành phần: Thịt nạc 250g, đảng sâm 15g, câu kỷ tử 15g, hoàng tinh 15g, thủ ô 15g, kê huyết đằng 30g, muối tinh 1 ít.
Chế biến: Thịt lợn nạc, rửa sạch thái miếng, đảng sâm, rửa sạch, cho các thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, chuyển đun nhỏ lửa tới chín nhừ, bỏ bã thuốc cho gia vị là được.
Công dụng: Bổ khí huyết, bổ âm ích thận, xanh tóc, chống lão hóa, suy lão. Phạm vi dùng: Thận, khí huyết đều hư, râu tóc sớm bạc, thân thể hư nhược, người khỏe dùng kéo dài tuổi thọ.
Cách dùng: Ăn kèm trong bữa. Chú ý: Người tỳ hư đi ngoài không được dùng.
Canh cật bò nấu sơn dược, câu kỷ tử
Thành phần: Cật bò 4 quả, hoài sơn dược 60g, câu kỷ tử 15g, khiếm thực 30g, gừng tươi 6g, ít muối vừa đủ.
Chế biến: Cật bò bổ đôi, lọc bỏ màng hôi, rửa nhiều lần cho sạch, rồi nhúng vào nước sôi, cho vào nồi đất cùng với hoài sơn dược, câu kỷ tử, khiếm thực, gừng, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi chuyển đun nhỏ lửa 2 giờ, cho gia vị là được.
Công dụng: Cường tráng lưng, kiện thận, sáp tinh, chống di tinh. Phạm vi dùng: Chữa di tinh, xuất tinh sớm, lưng gối đau mỏi, tinh thần bạc nhược, hoặc phụ nữ đới hạ trong loãng, lượng ít, mệt mỏi vô lực.
Cách dùng: Ăn kèm trong bữa.
Chú ý: Người ngoại cảm phát sốt, thấp nhiệt đau lưng không dùng được.
Cách chữa ho có đờm tại nhà Ho có đờm khiến người bệnh khó chịu và bất tiện. Việc sử dụng chanh quất mật ong, lá húng chanh... súc miệng bằng nước muối ấm tại nhà có thể làm giảm tình trạng ho có đờm. Nguyên nhân gây ho Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất đờm, chất tiết, dị vật... ra khỏi đường...