Lỗi hệ thống trong quy hoạch trường mầm non
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT cho rằng nếu có đình chỉ, xử lý một nhóm lớp nào đó mà không đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ thì những vụ bảo mẫu hành hạ trẻ vẫn tiếp tục nảy sinh.
Không phải trẻ nào cũng được vào học các trường mầm non công lập, có những điều kiện cơ bản – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thưa ông, cứ lâu lâu lại rộ lên một vụ việc bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non, dư luận bức xúc, cơ quan chức năng xử lý xong nhưng cũng không khiến người dân và xã hội yên tâm. Theo ông căn nguyên của vấn đề này là gì?
Tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ thường xảy ra trong những cơ sở giáo dục mầm non tư thục chưa được cấp phép, không đảm bảo được các điều kiện về an toàn cho trẻ, điều kiện về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Video đang HOT
Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn chúng tôi thấy có một nguyên nhân lớn là do công tác giám sát, kiểm tra và xử lý của chúng ta. Trong phân cấp quản lý, việc kiểm tra giám sát và xử lý này thuộc về UBND phường xã, nơi có quyền cấp phép hoạt động và cũng có trách nhiệm giám sát, xử lý. Khi không đáp ứng yêu cầu thì đình chỉ hoạt động. Trên địa bàn đó thì chỉ có phường xã mới có thể quản lý được thôi.
Trường công lập thiếu nên phụ huynh có con dưới 3 tuổi hầu như không có lựa chọn nào khác là phải gửi con vào cơ sở ngoài công lập. Tuy nhiên học phí trường ngoài công lập rất cao và người dân có thu nhập ở mức trung bình trở xuống buộc phải gửi con vào những nhóm lớp tư nhân giá rẻ mặc các nhóm lớp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Bộ GD-ĐT có đề xuất các giải pháp nào ráo riết để khắc phục được tình trạng này?
Rõ ràng cơ sở giáo dục mầm non ở các đô thị chưa đáp ứng nổi nhu cầu thì nguyên nhân một phần do chúng ta bị động (tăng dân số cơ học quá nhanh), phần nữa do ta chưa gắn quy hoạch khu công nghiệp với quy hoạch khu dân cư, trong đó đặt yêu cầu phải có trường mầm non. Cái lỗi này là lỗi hệ thống mà về lâu về dài trong tương lai thì nhà nước phải có giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Giải pháp trước mắt là ngành GD-ĐT phải làm thế nào phối hợp tốt với các cấp chính quyền và các cấp phường xã. Lần này phải nêu đích danh phường xã, vai trò trách nhiệm của phường xã phối hợp với phòng GD-ĐT.
Về lâu dài, để giải quyết dứt điểm vấn đề này thì phải có được các trường mầm non và khu dân cư cho con em những người làm trong các khu công nghiệp. Giải pháp trước mắt là đình chỉ, xử lý không cho các cơ sở đó hoạt động, nhưng điều này cũng sẽ dồn sức ép vào các cơ sở có chất lượng.
Nhiều ý kiến cho rằng việc chúng ta đề ra mục tiêu phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi trong khi điều kiện về trường lớp, giáo viên không tăng lên đã khiến nhiều địa phương buộc phải “hy sinh” trẻ từ 4 tuổi trở xuống, phụ huynh càng thiếu chỗ gửi con. Bộ GD-ĐT có thấy đây là một điều bất cập hay không?
Trong 3 năm vừa rồi tỷ lệ trẻ em nhà trẻ tăng 1,5% mà tỷ lệ trẻ em 5 tuổi tăng 1,1% thôi. Như vậy cũng không thể nói rằng chúng ta “hy sinh” trẻ từ 4 tuổi trở xuống. Nơi nào làm như vậy là sai với chủ trương của Đề án phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi. Năm học vừa qua tăng 765 trường, 16.451 nhóm lớp.
Sở dĩ gây ra tình trạng trẻ nhà trẻ thiếu chỗ để học là do nhu cầu trẻ đến lớp ngày càng tăng ở tất cả các lứa tuổi. Do nhu cầu gửi trẻ của người dân tăng đến mức mặc dù chúng ta có Đề án phổ cập, cộng thêm huy động từ các nguồn lực khác mà vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội…
Theo TNO
Giao Sở GD-ĐT quản lý các trường ĐH, CĐ ngoài công lập
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vừa ký ban hành quyết định về việc giao Sở GD-ĐT quản lý các trường ĐH, CĐ, TCCN tư thục trên địa bàn TP.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Sở GD-ĐT quản lý những nội dung như: thực hiện quy hoạch, chính sách phát triển trường; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và điều lệ nhà trường; thực hiện mục tiêu giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; tổ chức, quản lý, chỉ đạo công khai bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục...
Theo quyết định này, hằng năm Sở GD-ĐT phải lập báo cáo về tình hình hoạt động của các trường gửi về UBND TP. Thời gian qua, cac trương ĐH, CĐ ngoai công lâp trên đia ban Đa Năng đã xảy ra một số vấn đề, nhất là trong lĩnh vực tuyển sinh, khiến dư luận bức xúc, báo chí phải lên tiếng.
Theo Tuoitre
Công lập chưa mặn mà thi riêng Chủ trương thi tuyển sinh riêng đã có, nhưng hầu như chỉ có trường ngoài công lập sốt sắng, còn đa phần các trường công lập vẫn bình chân như vại. Lý do cơ bản là tuyển sinh "3 chung" các trường công... nhàn, và kiểu gì cũng tuyển đủ sinh viên. Thí sinh thi tuyển sinh năm 2013. "Bài học" từ thí...