Lời giảng là “linh hồn” của tiết dạy
Vụ cô giáo “ im lặng không giảng bài” nhiều tháng liền ở một trường trung học phổ thông ở TPHCM, đã làm dư luận “dậy sóng”, thậm chí còn bị những “ anh hùng bàn phím” ném đá, chỉ trích, phê phán, với những ngôn từ khó nghe trên mạng xã hội suốt thời gian qua.
Ảnh minh họa
Bởi, đây là sự việc chưa từng có trong tiền lệ ngành Giáo dục. Suy cho cùng, mục đích, tôn chỉ của người thầy khi lên lớp là phải truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng khả năng, tài nghệ của mình.
Một thầy giáo trung bình là chỉ biết chuyển tải kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa. Thầy giáo khá là biết phân tích, mổ xẻ, xoáy sâu vấn đề để học sinh hiểu cặn kẽ, sâu sắc nội dung bài học. Thầy giáo giỏi là biết dạy cho học sinh phương pháp tự học, để rồi từ đó các em nâng dần ý thức tự giác trong học tập, tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, đầy sáng tạo của tuổi trẻ.
Thời nào cũng thế, dạy và học là một quá trình song phương, có tác động tương hỗ. Dạy tốt sẽ kích thích học tốt, sự hăng say, hứng thú của người học và ngược lại. Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của giờ học vẫn là kiến thức vững chắc của người thầy, thêm vào đó là phương pháp truyền thụ khoa học, sinh động; đòi hỏi người thầy phải có đầy đủ các khả năng: phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giải quyết vấn đề nảy sinh; giàu kiến thức tiếng Việt, phong phú về ngôn từ, và cả nghệ thuật dẫn dụ của người “kỹ sư tâm hồn”. Có như thế, học sinh mới “mê” thầy, thầm thán phục thầy, và nguyện phấn đấu để vươn lên đạt được như thầy hoặc cao hơn, lớn hơn, bởi “hậu sanh khả úy”.
Vậy, công cụ để “rót” kiến thức vào tai học sinh chính là lời giảng. Từ giọng nói có lúc thăng, lúc trầm để nhấn mạnh nội dung chính hoặc lướt qua các vấn đề phụ; rồi kết hợp cả cử chỉ, điệu bộ, cách di chuyển tới – lui trên bục giảng. Những vấn đề được xem là mấu chốt, cốt lõi đó, hôm nay chúng tôi nêu ra không có gì mới, nhưng chưa hẳn đã cũ, bởi nếu một ai đó trong đội ngũ nhà giáo nếu chủ quan xem thường, bỏ qua thì thử hỏi, tiết dạy liệu có còn “linh hồn” của nó, và người thầy tự “biến” mình thành một cái máy ghi bảng không hơn không kém.
Thầy giáo giỏi là biết dạy cho học sinh phương pháp tự học, để rồi từ đó các em nâng dần ý thức tự giác trong học tập, tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, đầy sáng tạo của tuổi trẻ.
Tệ hại hơn là học sinh nhìn thầy, đánh giá thầy bằng con mắt… không phục. Nhớ cách đây 25 năm, lúc còn học cấp 3, lớp chúng tôi hầu như đứa nào cũng háo hức chờ đến giờ giảng văn của thầy Hoàng, giờ toán hình học của cô Thủy. Quý thầy cô ngày ấy giảng bài cho học sinh rất kỹ, chu đáo, lên lớp rất công tâm với mọi đối tượng học sinh. Nói không ngoa, thầy Hoàng giảng bài hay đến độ cả lớp há miệng im phăng phắt, thậm chí con ruồi bay ngang cũng nghe tiếng. Vừa viết, vừa giảng nhịp nhàng, uyển chuyển, có lúc chữ đầy cả bảng không lấy kịp khăn lau, thế là thầy dùng 2 bàn tay lau phấn. Trống đánh hết tiết, nhìn thầy bước ra lớp với thân hình dính đầy bụi phấn đã gây xúc động trong tâm trí non nớt của lũ trẻ chúng tôi ngày ấy.
Video đang HOT
Hình ảnh người thầy tận tâm, tận lực, hết lòng vì học sinh thân yêu đã khắc sâu vào tâm khảm, hằn sâu vào trí nhớ học trò một thuở. Rồi chính lời giảng của các thầy cô, chúng tôi luôn nâng niu trân trọng, xem là “lời vàng, ý ngọc” và luôn mang theo bên mình làm hành trang khi vào đại học, thậm chí không bao giờ nhạt phai cho đến hôm nay. Có lần, năm học lớp 11, đi học về, đang ngồi ăn cơm với cả nhà, tôi sực nhớ đến lời giảng của thầy sáng nay trên lớp, tôi bỏ đũa đứng dậy, quơ tay, múa chân, miệng lẩm nhẩm bắt chước thầy giảng bài.
Nhìn buồn cười, mẹ bảo: “Thằng này chắc thích đi sư phạm lắm rồi!”. Không phải ngẫu nhiên, tôi cũng trở thành thầy giáo, hàng ngày đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh, mang trong mình những phương pháp sư phạm tối thiểu được đào tạo ở các nhà trường, rồi nghệ thuật nói trước công chúng, cách trình bày, diễn đạt vấn đề, làm thế nào để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu… rồi phải tiếp tục học từ đồng nghiệp, học từ các “bài giảng nhớ đời” của các thầy cô thuở xưa. Tuy mệt vì một buổi dạy có 4-5 tiết nhưng chúng tôi cảm thấy tự hào vì được lên lớp, giảng bài cho học sinh.
Thiết nghĩ, câu chuyện trên đây chỉ là hiện tượng cá biệt, là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng rõ ràng, đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho đội ngũ nhà giáo chúng ta, phải kiên trì, bình tĩnh, có nghị lực vượt qua mọi áp lực từ cuộc sống, công việc để “lên lớp giảng bài”, nhằm hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của người thầy mà Nhà nước và nhân dân đã đặt trọn niềm tin tưởng, giao phó.
Hình ảnh người thầy tận tâm, tận lực, hết lòng vì học sinh thân yêu đã khắc sâu vào tâm khảm, hằn sâu vào trí nhớ học trò một thuở. Rồi chính lời giảng của các thầy cô, chúng tôi luôn nâng niu trân trọng, xem là “lời vàng, ý ngọc” và luôn mang theo bên mình làm hành trang khi vào đại học và ngay cả lúc ra trường, thậm chí không bao giờ nhạt phai cho đến hôm nay.
Võ Văn Dần
Theo giaoducthoidai.vn
Thầy dạy văn có những bài giảng "thô tục" bị chuyển lớp
Thầy dạy văn tại một trường trung học phổ thông đã bị các em học sinh làm đơn kiến nghị đổi giáo viên do có những bài giảng "thô tục".
Trường Trung học phổ thông Hàn Thuyên. (Ảnh: H.L)
Ngày 01/03, ông Võ Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hàn Thuyên (quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) xác nhận, Ban giám hiệu đã có quyết định chuyển một thầy giáo dạy văn từ lớp 12A14 sang lớp khác.
Nguyên nhân của sự việc xuất phát từ lá Đơn kiến nghị đổi giáo viên của các em học sinh lớp 12A14.
Ngày 23/01, tập thể học sinh lớp 12A14 đã làm đơn gửi đến Ban giám hiệu thay đổi bộ môn Văn của lớp. Bộ môn này lớp 12A14 do thầy Trần Huy Ka (đã thay đổi tên nhân vật) giảng dạy.
Các em học sinh muốn thay đổi giáo viên môn Văn là do trong suốt học kỳ I, thầy Ka đã sử dụng quỹ thời gian giảng dạy một cách không hợp lý và phí phạm.
Ở trên lớp, thầy Ka thường kể chuyện riêng, những việc không liên quan đến bài học và bắt các em học sinh phải tương tác trên Facebook với thầy.
Thay vì giảng dạy môn học, thầy Ka lại kể những câu chuyện mang hàm ý phản cảm, không phù hợp với môi trường giáo dục.
Thầy Ka thường nói nhiều về chuyện cá nhân gia đình, đời tư tình cảm. Do không sử dụng quỹ thời gian hợp lý nên đến sát kỳ thi học kỳ I, thầy Ka phải giữ cả lớp lại để học thêm giờ.
Lẽ ra, các em học sinh phải được dạy những bài học này và hoàn thành từ trước đó. Tập thể học sinh lớp 12A14 rất lo lắng đến chất lượng học tập và cảm thấy khó chịu vì mất đi lượng kiến thức đáng phải nhận được.
Một số bạn học sinh trong lớp phản ánh, thầy Ka không tiếp nhận ý kiến của lớp mà còn có nhiều lời lẽ mang tính chất xúc phạm các em. Thầy Ka đã công kích công khai và trực tiếp tại lớp với những em học sinh này.
Đơn kiến nghị đổi giáo viên của các em học sinh lớp 12A14. (Ảnh: H.L)
Các em học sinh của lớp 12A14 cảm nhận những lời thầy Ka nói gây tổn thương cho cá nhân các bạn và khó chịu đối với tập thể lớp.
Vào đầu năm học, thầy Ka đã chỉ thẳng vào mặt một bạn nữ đang im lặng nghe giảng bài là "Bạch Cốt Tinh". Thầy Ka còn ám chỉ một bạn nữ khác trong lớp với những lời lẽ và hành động thô tục.
Thầy giáo Ka dạy bộ môn Văn có hành vi không đứng đắn khi kể những chuyện người lớn, rất nhạy cảm. Một số bạn nam trong lớp bị thầy Ka chế giễu về giới tính một cách vô căn cứ và thiếu tôn trọng các em.
Nhiều lần bị phản ánh thì thầy Ka cho rằng chỉ trêu đùa nhưng tập thể học sinh lớp 12A14 lại cảm thấy bản thân các em bị xúc phạm danh dự. Các em học sinh đã quyết định làm đơn kiến nghị tập thể gửi lên Ban giám hiệu.
Trao đổi với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Võ Ngọc Sơn - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định đã chuyển thầy Ka sang dạy một lớp khác.
Thầy Ka thừa nhận sai phạm và đã xin lỗi trước hội đồng sư phạm, xin lỗi các em học sinh. Thầy Ka còn bị xếp loại thi đua của học kỳ I loại C.
Theo một số thầy cô dạy trong Trường Trung học phổ thông Hàn Thuyên, việc xử lý và xếp loại thầy Ka ở học kỳ I loại C là chưa đúng.
Thực chất, vụ việc các em học sinh gửi đơn kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường là vào cuối tháng 1 và thầy Ka đã bị xếp loại C trong học kỳ I về một hành vi khác.
Theo Giaoduc.net
Thủ tướng khen 3 học sinh trả lại hơn 40 triệu đồng cho người bị mất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có thư khen gửi 3 học sinh trường Trung học phổ thông Trần Văn Bảy, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng vì trên đường đi chơi Tết, các em phát hiện một chiếc ví có chứa nhiều tiền mặt. Cả ba đã mang chiếc ví đến nộp cho công an để tìm người đánh rơi. Em Đỗ...