Lợi dụng dự án nạo vét để khai thác cát?
Hơn 4 năm trôi qua, đơn vị được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép nạo vét hồ Mậu Lâm hầu như không thực hiện nạo vét theo kế hoạch mà chủ yếu tìm các vị trí có cát để khai thác.
Ghi nhận thực tế tại hồ Mậu Lâm (xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa), chúng tôi không nhìn thấy một thiết bị máy móc nào làm việc tại đây. Tuy nhiên, cách hồ khoảng 500 m, có một điểm khai thác cát đang hoạt động. Cát được chất thành những đống cao, gần đó có 3 chiếc máy sàng lọc cát đang hoạt động rầm rộ, nhiều chiếc xe tải hạng nặng ra vào lấy cát.
Tại thôn Cầu Hồ (xã Mậu Lâm), là đầu nguồn suối Ông Ai, nơi dự án trước đó đặt “đại bản doanh” để thực hiện dự án, có rất nhiều hố sâu được đào nham nhở. Rất nhiều người dân khẳng định những hố sâu do đơn vị thi công là Công ty Trường Minh hút cát để lại.
Rất nhiều máy móc được công ty này tập trung về khu vực cách hồ Mậu Lâm khoảng 500 m (thuộc thôn Đồng Nghiêm, xã Mậu Lâm) để khai thác cát
Ông Vũ Hữu Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, cho biết dự án nạo vét hồ Mậu Lâm do Công ty TNHH xây dựng Trường Minh (Công ty Trường Minh) triển khai đến nay đã hơn 4 năm nhưng tiến độ quá chậm, chúng tôi đã kiểm tra nhiều lần và yêu cầu, đốc thúc nhưng dự án “vẫn dậm chân tại chỗ”. “Đến nay dự án mới thực hiện được 10%, trong khi thời gian của dự án chỉ còn không đầy 1 năm nữa là hết hạn. Tôi khẳng định chắc chắn dự án sẽ không hoàn thành được, hơn 4 năm họ mới nạo vét được hơn 10% và thời gian còn lại quá ít, việc hoàn thành là không thể”- ông Tuấn thông tin.
Cũng theo ông Tuấn, phòng đã làm văn bản tham mưu cho UBND huyện báo cáo tỉnh đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đồng thời cũng có thể xem xét thu hồi dự án. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Như Thanh cũng thẳng thắn thừa nhận Công ty Trường Minh chỉ thực hiện nạo vét ở những nơi có cát, còn những vị trí khác của dự án thì không thực hiện.
Video đang HOT
Khu vực suối Ông Ai được Công ty Trường Minh hút cát xong nhưng không hoàn trả lại mặt bằng
Được biết, trong đợt hạn hán lịch sử giữa năm 2020 tại Thanh Hóa, hồ Mậu Lâm thời điểm đó đã cạn trơ đáy khiến hơn 200 ha đất trồng lúa của người dân xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh (vựa lúa lớn nhất huyện miền núi này) không có nước tưới phải bỏ không (hồ Mậu Lâm cung cấp nước tưới chủ yếu cho xã Phú Nhuận và 1 phần xã Mậu Lâm).
Để đốc thúc nhà thầu, UBND huyện Như Thanh đã yêu cầu Công ty Trường Minh phải thực hiện nạo vét lòng hồ xong trước ngày 30-8-2020, nếu không sẽ kiến nghị UBND tỉnh thu hồi dự án.
Hồ Mậu Lâm cạn trơ đáy thời điểm tháng 7-2020 nhưng không được thực hiện nạo vét
Tuy nhiên, sau ngày 30-8-2020, chưa có m2 lòng hồ Mậu Lâm nào được nạo vét, trong khi dự án vẫn không bị thu hồi và đơn vị thực hiện dự án vẫn tập trung hút cát mang bán.
Giá tiêu hôm nay 5/3: Thế giới, trong nước tăng mạnh, cao nhất 57.500đ/kg; không mở rộng diện tích hồ tiêu Gia Lai
Giá tiêu thế giới hôm nay 5/3 tiếp tục tăng, giao dịch ở 35.809,1 Rupee/tạ (thấp nhất) và 35.900 Rupee/tạ (cao nhất).
Giá tiêu hôm nay 5/3: Thế giới, trong nước tăng mạnh, cao nhất 57.500đ/kg. (Nguồn: Amazon)
Cập nhật giá tiêu thế giới
Giá tiêu thế giới hôm nay 5/3 nối dài đà tăng, ghi nhận lúc 0h15 ngày 5/3 (giờ Việt Nam), giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giao dịch ở 35.809,1 Rupee/tạ (thấp nhất) và 35.900 Rupee/tạ (cao nhất).
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 2/3 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng là 316,47VND/INR.
Theo bài viết mới đây trên Peppertrade , từ năm 2017, Brazil đã vượt qua Indonesia trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ hai trên thế giới, sau Việt Nam. Trong giai đoạn 2009-2020, số lượng hạt tiêu Brazil xuất khẩu tăng mạnh, lên tới 151%, trong đó tiêu đen chiếm tới 94% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Số lượng hạt tiêu xuất khẩu của Brazil cao nhất vào năm 2020 với 89.756 tấn (gồm 86.166 tấn tiêu đen và 3.590 tấn tiêu trắng); tăng 6% so với năm 2019; trong khi mức xuất khẩu thấp nhất rơi vào năm 2012 với 29.129 tấn.
Tổng kim ngạch tiêu xuất khẩu của Brazil trong 24 tháng qua đạt 174.432 tấn với tổng giá trị 364,9 triệu USD, trung bình hơn 7.268 tấn mỗi tháng. Theo thống kê, tháng 10/2019 là thời điểm ghi nhận sản lượng xuất khẩu cao nhất (đạt 11.119 tấn); trong khi mức thấp nhất rơi vào tháng 7/2019 (3.046 tấn).
Hạt tiêu của Brazil được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2020, 10 quốc gia tiêu thụ hạt tiêu Brazil nhiều nhất lần lượt là: Đức, Việt Nam, Mỹ, Morocco, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ấn Độ, Pakistan, Hà Lan và Mexico.
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng mạnh 1.500đ/kg tại Gia Lai; ở các địa phương khác cũng ghi nhận tăng; giao dịch ở mức từ 56.000-57.500/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 56.000đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (56.500đ/kg); Bình Phước (57.000đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ở ngưỡng cao nhất là 57.500 đồng/kg.
Theo thông tin trên Báo Gia Lai, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết, định hướng của huyện trong thời gian tới là không phát triển thêm diện tích hồ tiêu. Tuy nhiên, huyện cũng khuyến cáo người dân nên giữ lại diện tích hồ tiêu hiện có.
Trong trường hợp muốn chuyển đổi cây trồng, bà con cần chọn loại phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nhằm phát huy lợi thế của vùng. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm từng bước nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tạo đầu ra ổn định cho mặt hàng này.
Còn theo đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pưh, tỉnh gia lai, đối với những diện tích hồ tiêu bị chết do dịch bệnh, già cỗi, huyện hướng dẫn người dân chuyển sang trồng các loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương như: cây ăn quả, rau màu gắn với chuỗi liên kết nhằm tạo đầu ra ổn định.
Mặc dù những năm gần đây, giá hồ tiêu xuống thấp, nhiều diện tích chết do dịch bệnh, hạn hán nhưng hồ tiêu vẫn là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Do đó, thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh cùng các địa phương đã tập trung vận động người dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 200 ha hồ tiêu sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, Organic. Nhiều diện tích hồ tiêu cũng đã được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia La cho biết: Để cây hồ tiêu phát triển bền vững, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh xác định không mở rộng diện tích. Thay vào đó, ngành sẽ tập trung vận động người dân duy trì, ổn định diện tích hồ tiêu từ 12.000-13.000 ha.
Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với chế biến sâu nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; chú trọng hướng dẫn người dân sản xuất theo các tiêu chuẩn và chế biến sâu, trong đó hết sức quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, từng bước nâng cao thương hiệu hồ tiêu Gia Lai.
"Làn gió mới" trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Bá Thước Chúng tôi có dịp về thôn Xuân Long, thị trấn Cành Nàng (Bá Thước), được tận mắt chứng kiến những quả dưa chín vàng trong nhà lưới của gia đình ông Vũ Văn Vang mới biết tinh thần vượt khó của những người dân vùng cao trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC). Mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong...