Lời cuối của Dương Tự Trọng ở đất Cảng
- Thêm một lần bị kết án, những ngày dài bóc lịch thêm đằng đẵng, nhưng người ta lại thấy cựu đại tá Dương Tự Trọng tỏ ra vui vẻ.
Với tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn…’, Dương Tự Trọng nhận thêm 15 tháng tù giam, nâng tổng hình phạt lên 17 năm, 3 tháng tù.
Hôm nay (28/8), TAND Hải Phòng đưa bị cáo Dương Tự Trọng (SN 1961, ở quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng), nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng ra xét xử tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 28/8, TAND TP Hải Phòng đưa bị cáo Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng ra xét xử tội “Lạm dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”.
Trước phiên xử, trao đổi với VietNamNet, luật sư Nguyễn Đình Hưng cho biết, tinh thần của ông Trọng ổn định, bị can này vẫn duy trì thói quen tập yoga, đọc sách phật và làm thơ.
Bị cáo Nguyễn Tự Trọng tại tòa.
Điều làm vị luật sư thấy mừng cho thân chủ của mình là sức khỏe của ông Trọng đã khá lên trông thấy khi bệnh tình đã thuyên giảm, do ở trong tù, ông Trọng lại có điều kiện để “ăn kiêng”.
Trong chiếc áo sơ mi sáng màu, quần âu thẳng nếp, ông Trọng xuất hiện tại tòa với thần sắc khá hơn những lần phải ra trước vành móng ngựa trước đó. Có vẻ như phiên xử diễn ra ở đất Cảng lần này đã khiến bị cáo cảm thấy ‘hài lòng’.
Điều đặc biệt, khi bị cáo được dẫn giải vào phòng xét xử, đứng yên vị trước vành móng ngựa, chờ đợi phiên tòa bắt đầu, cả phòng xử yên lặng như tờ.
Trong 15 phút đầu HĐXX để thời gian cho phóng viên chụp ảnh bị cáo, tuyệt nhiên không một tiếng ồn ào nói chuyện nào được phát ra từ phía dưới, chỉ có tiếng máy ảnh của phóng viên hoạt động.
Video đang HOT
Và cũng hiếm có phiên tòa nào diễn ra chóng vánh đến vậy khi việc xét hỏi, tranh luận và tất cả các thủ tục khác chỉ diễn ra trong chừng hơn 2 giờ đồng hồ.
Phần xét hỏi diễn ra chóng vánh, ngắn gọn, phần đối đáp giữa luật sư và VKS cũng khá hiền hòa. Sau khi trình bày quan điểm bào chữa của mình, luật sư Hưng cho biết, ông tin tưởng vào phán quyết cuối cùng của Tòa.
Mỗi lần được dẫn giải vào phòng xét xử hoặc dẫn giải ra ngoài, đó là cơ hội để ông Trọng có thể quay xuống phía dưới, nơi người thân và bạn bè ông đang “ngóng” để nở nụ cười, đưa tay vẫy chào.
Về phần bị cáo, dù thêm một lần nữa bị đưa ra xét xử, chắc chắn những ngày dài bóc lịch thêm đằng đẵng, nhưng người ta thấy ông Dương Tự Trọng tỏ ra vui vẻ.
Dường như, với bị cáo này, bị đưa ra xét xử ở mảnh đất đã làm nên tên tuổi của mình một thời giống như một “cuộc trở về”.
Bị cáo cũng không giấu giếm cảm xúc này của mình. Được nói lời sau cùng, ông Trọng trình bầy: “Kính thưa HĐXX, tôi rất xúc động. Tôi bị tạm giam gần một năm rưỡi, không được thăm gặp người nhà, không được nhận quà. Hôm nay về với Hải Phòng, được nhận ánh mắt, nụ cười của Hải Phòng, tôi rất xúc động.
Tôi đã nói với luật sư không cãi nhiều. Tôi không kháng cáo kêu oan, tôi tin tưởng vào Tòa và xin chấp hành.
Thông qua tòa, tôi muốn gửi lời cám ơn mọi người đã giúp đỡ tôi khi tôi còn công tác ở Hải Phòng. Tôi tự hào về những năm tháng đó. Tôi luôn yêu thiết tha từng giây phút cuộc đời mình, với thái độ và nụ cười thanh thản.”
Bị cáo này cũng thẳng thắn khai rằng, ông không hay biết người tên Phong giúp đỡ ông đưa anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn là Đồng Xuân Phong, tuy nhiên, nếu biết đó là Đồng Xuân Phong, được làm lại, bị cáo cũng vẫn nhờ.
Mỗi lần được dẫn giải vào phòng xét xử hoặc dẫn giải ra ngoài, đó là cơ hội để ông Trọng có thể quay xuống phía dưới, nơi người thân và bạn bè ông đang “ngóng” để nở nụ cười, đưa tay vẫy chào.
Sau khi HĐXX tuyên án, bị cáo Dương Tự Trọng nhanh chóng bị dẫn giải ra khỏi phòng xử. Ở đâu đó phía dưới có tiếng người nói vọng lên thật to để động viên bị cáo:
Theo_VietNamNet
TRỰC TIẾP: Xét xử bị cáo Dương Tự Trọng
Ông Dương Tự Trọng, nguyên phó giám đốc công an Hải Phòng ra toà ngày 28/8 vì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Xét xử bị cáo Dương Tự Trọng
F5 để cập nhật chi tiết...
Từ 7h sáng, hàng chục cảnh sát đã có mặt tại cổng TAND Hải Phòng để phân luồng giao thông, giữ gìn trật tự. Nhiều nhà báo đến đăng ký theo dõi diễn biến phiên tòa. Trong phiên xử này, theo quy định của tòa Hải Phòng, phóng viên không được mang các thiết bị ghi âm, điện thoại, 3G... vào phòng. Phiên xử dự kiến diễn ra trong một ngày.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trọng cho biết, lần gặp gần đây, thân chủ khỏe, nhưng gầy hơn so với trước, tinh thần ổn định. Trong thời gian bị giam giữ, ông Trọng đã ăn kiêng nên thuyên giảm bệnh tật. Đặc biệt, cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng vẫn thường xuyên làm thơ.
Theo truy tố, năm 2001-2002, ông Trọng khi đó là Trưởng phòng cảnh sát hình sự Hải Phòng đã có quan hệ thân thiết với Đồng Xuân Phong, cán bộ Đội Chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng. Ngày 16/1/2009, Phong bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP HCM khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội Buôn lậu nhưng anh ta bỏ trốn và bị truy nã toàn quốc.
Công an TP HCM đã gửi quyết định truy nã và cử cán bộ trực tiếp phối hợp với Phòng cảnh sát hình sự Hải Phòng và công an phường Hoàng Văn Thụ (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) xác minh, truy bắt Phong tại thành phố cảng này.
Ngày 22/4/2011, Phòng cảnh sát truy nã Hải Phòng báo cáo về việc rà soát những kẻ trốn truy nã, trong đó có Phong, gửi trực tiếp đến ông Trọng (thời điểm này ông Trọng đang giữ chức Phó giám đốc Công an Hải Phòng). Theo quy kết, từ năm 2010, biết rõ Phong bị truy nã nhưng ông Trọng không có ý kiến chỉ đạo, cũng như không tổ chức, triển khai lực lượng tiến hành truy bắt theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Trong một vụ việc khác chiều 17/5/2012, ông Dương Tự Trọng được anh trai là Dương Chí Dũng (thời điểm đó đang là Cục trưởng Hàng hải) thông báo bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố tạm giam, đã được hướng dẫn về Hà Nội trốn và chờ người của ông Trọng đến đón.
Hôm sau, tại Hà Nội, ông Trọng đã trao đổi lại với Vũ Tiến Sơn (phó phòng cảnh sát hình sự) về việc anh trai bị khởi tố, tạm giam và nhờ gọi điện cho Phong cùng phối hợp tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn.
Cùng theo yêu cầu của ông Trọng, Sơn điện thoại cho Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Kạn) để tham gia đưa cựu Cục trưởng Hàng hải Việt Nam bỏ trốn.
Trong phiên xét xử ngày 22-23/5, Tòa tối cao tuyên phạt ông Trọng 16 năm tù về tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Ngoài hành vi phạm tội nêu trên, Dương Tự Trọng đã có hành vi yêu cầu cán bộ cấp dưới làm giả 2 giấy minh nhân dân "Giấy chứng minh nhân dân số 031930944, cấp ngày 27/4/2012 mang tên Dương Trọng Tuấn sinh ngày 1/1/1961" nguyên quán: Ngô Quyền, Thanh Miện, Hải Dương, đăng ký hộ khẩu thường trú tại An Hưng, An Dương, Hải Phòng. Giấy chứng minh nhân dân số 031888460, cấp ngày 2/5/2012, mang tên Dương Đức Trung, sinh ngày 1/1/1972, nguyên quán Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, đăng ký hộ khẩu thường trú tại An Hưng, An Dương, Hải Phòng.
Trong 2 giấy CMND này, bản mang tên Dương Đức Trung có thông tin trùng khớp với thông tin tên cha trong giấy khai sinh cho hai con gái của chị Hoàng Kim Nhung (bạn gái ông Dũng).
Đối với Vũ Tiến Sơn, dù có quan hệ với Đồng Xuân Phong từ năm 2004 đến 2005, nhưng Sơn không biết Phong đang bị truy nã (dù giữ chức vụ Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hải Phòng). Chỉ đến khi Dương Chí Dũng bị bắt (9/2012), qua phương tiện thông tin đại chúng, Sơn mới biết Phong bị truy nã về tội Buôn lậu nên không có căn cứ xử lý.
Việc làm 2 giấy CMND cho ông Trọng của một số cán bộ Công an Hải Phòng đã vi phạm quy định về việc cấp phát CMND nhưng các cá nhân này thực hiện theo yêu cầu của ông Trọng với lý do công tác nghiệp vụ. Họ không biết ông Trọng sử dụng vào mục đích gì nên không xem xét xử lý.
Trong vụ án này, ông Trọng bị truy tố theo khoản 1, Điều 281 Bộ luật Hình sự (tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định): Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Theo Xahoi
Dương Tự Trọng nhận thêm 15 tháng tù giam Sáng nay (28/8), TAND TP. Hải Phòng đã tuyên Dương Tự Trọng 15 tháng tù giam về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Trước đó, liên quan đến vụ bỏ trốn của Dương Chí Dũng, ông Trọng đã bị TAND TP. Hà Nội kết án 16 năm tù. Theo cáo buộc, năm 2001-2002, khi đang giữ...