Lỗi chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1
Câu thơ nguyên văn trong bai Quê hương cua nha thơ ô Trung Quân la Tuôi thơ con tha trên đông, sach giao khoa Tiêng Viêt lơp 1, tâp 1, in “Chiêu chiêu con tha trên đông” (bai 80, trang 163).
oc toan bô sach giao khoa Tiêng Viêt lơp 1, tâp 1, do Nxb Giao Duc (Bô Giao duc – đao tao) phat hanh năm 2003, chung tôi nhân ra nhiêu sai sot. Theo đo, tư bai 1 đên bai 27, cac chư đâu câu va tên ngươi không đươc viêt hoa. Hoi môt giao viên thi ngươi nay cho biêt do nhưng bai đâu chưa day hoc sinh chư viêt hoa va viêt thương nên tam không dung chư viêt hoa đê tranh lam hoc sinh rôi tri.
Thê nhưng sau bai 28, cach sư dung chư viêt hoa vân tuy tiên. Cu thê, bai 56 (trang 115) sach viêt: “Trai gai ban mương cung vui vao hôi”, nêu viêt đung thi chư “mương” phai viêt hoa (“Mương”) vi la danh tư riêng. Con cac loai vât thi đêu đươc viêt hoa như Rua, Khi, Kiên, Sên… nhưng cung tuy tiên. Chăng han trang “Môt sô bai hoc khac” thi viêc viêt hoa viêt thương tuy hưng như “ Sao Sâu vơi châu châu, cao cao, Soi va Cưu” (bai 43, trang 89), “Cưu” viêt hoa con “hươu, nai”… viêt thương.
Trich dân không chinh xac Viêt hoa tuy tiên – Ảnh chup tư sach giao khoa Tiêng Viêt lơp 1, tâp 1, Nxb Giao Duc 2003.
ô tuôi cac tre (6 tuôi) chưa co nhiêu khai niêm vê cuôc sông xung quanh nhưng nôi dung sach lai đanh đô băng câu chư như “Nha Dê Men ơ gân bai co non, con nha Sên thi ơ ngay trên tau la chuôi”. Sên ơ đây nghia la ôc sên, nhưng trong sach chi ghi Sên. Ban thân ngươi viêt phai nhin hinh minh hoa mơi biêt noi vê loai ôc chư không phai tên ngươi. Hoi ly do thi nghe tra lơi la do cac be chưa hoc chư “ôc” nên bo chư nay không viêt ra.
Cac em luyên viêt, luyên đoc va hiêu tư không chi qua con chư ma con qua hinh minh hoa. Thê nhưng nhưng hinh anh minh hoa trong sach net ve con dôi so vơi rât nhiêu tranh, anh trên cac sach khac. Nhiêu bai hoc con thê hiên đô vênh giưa hinh ve vơi nôi dung cân truyên đat. o la anh minh hoa cho tư “giưa trưa” (bai 30, trang 63), sach in hinh môt ngươi đan ông đưng trong bong râm đang cơi trân cho mat. Phai la ngươi trương thanh mơi liên tương đươc vi giưa trưa năng nong, phai tim vao bong râm, nhưng dung cach nay thi tre con không thê hiêu đươc. Hinh va chư lêch pha như vây rât kho cho viêc day va hoc.
Video đang HOT
Ngoai ra trong câu truc câu cung găp lôi như “bo bê co co, bo bê no nê” (bai 13, trang 29) đung phải la tư “ăn” chư không phai la “co”, hoăc câu “me cho be ra y tê xa” (bai 26, trang 55), thay vi phai la “tram y tê xa”…
Sach Tiêng Viêt lơp 1, tâp 1 đa ap dung hơn mười năm nhưng nhưng sai sot nay vân không đươc chinh sưa, điêu nay khiên cac phu huynh lo lăng, thâm chi nhiêu ngươi cho răng “hoc sach cai cach chưa biêt hiêu qua ra sao, chi biêt hiên nay tinh trang viêt sai chinh ta, viêt hoa không theo nguyên tăc va văn pham lung cung diên ra kha phô biên, kê ca ơ nhưng ngươi trương thanh”.
Theo Tuoitre
Sau năm 2015 sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa
Các môn học sẽ được gom lại, không chạy theo khối lượng tri thức mà tập trung vào khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết công việc hàng ngày. Chương trình học cũng sẽ nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12, tránh trùng lặp như hiện nay.
Song song với việc xây dựng Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo..., Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015. Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT), thường trực ban soạn thảo đề án cho biết, so với chương trình và sách giáo khoa hiện hành, định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015 có hàng loạt điểm mới.
Một thay đổi quan trọng là ban soạn thảo sẽ cập nhật xu thế quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Đó là cách xây dựng mở, đa dạng hóa sách giáo khoa, tài liệu dạy học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) nhằm đổi mới phương pháp và cải thiện hiệu quả dạy học.
Chương trình hiện hành tiếp cận theo hướng nội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, đảm bảo 3 phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc. Còn chương trình mới sẽ theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ... vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Theo dự thảo, sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ rất đa dạng.
Nội dung, cấu trúc của chương trình giáo dục đổi mới sẽ ưu tiên những kiến thức cơ bản, hiện đại nhưng gắn bó, thiết thực với những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, tránh hàn lâm, kinh viện, ưu tiên thực hành, vận dụng, tránh lý thuyết suông, tăng cường hứng thú, hạn chế quá tải.
"Điều này sẽ tránh được tình trạng học sinh biết rất nhiều nhưng không vận dụng được bao nhiêu hay biết những điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật", ông Nhị nói.
Mục tiêu giáo dục mới tiếp tục những định hướng đúng đắn nhưng sẽ điều chỉnh, khắc phục hạn chế "nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người", đảm bảo phát triển toàn diện và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi học sinh. Chương trình tăng cường lồng ghép kỹ năng sống, đạo đức nhằm giúp học sinh phát triển hài hòa con người cá nhân và con người xã hội, coi trọng giáo dục phẩm chất và năng lực của người học.
Chương trình hiện hành được cắt khúc, tách rời ra 3 cấp, sự trùng lặp xuất hiện khá nhiều trong một môn học cũng như giữa các môn học, dù năm 2006 đã được đổi mới. "Vừa thừa, vừa thiếu là một hạn chế lớn của chương trình hiện hành", thường trực ban soạn thảo đề án đổi mới toàn diện giáo dục nói và khẳng định, chương trình mới sẽ được thiết kế thành một hệ thống xuyên suốt và nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12 để thấy được sự phát triển rõ từ thấp đến cao, bổ sung những nội dung mới do cuộc sống yêu cầu, bớt trùng lặp, góp phần hạn chế quá tải.
Chương trình mới chủ trương tất cả học chung một mặt bằng tri thức (không phân ban), giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1- lớp 9) đủ trang bị nền tảng học vấn phổ thông để học sinh có thể học tiếp lên bậc cao hơn hoặc đi vào học nghề, lao động. Một số môn học như Lý, Hóa, Sinh được tích hợp thành môn Khoa học, các môn Sử, Địa, Giáo dục Đạo đức và công dân tích hợp thành môn Khoa học xã hội.
Yêu cầu phân hóa sâu được thực hiện ở trung học phổ thông bằng việc học ít các môn bắt buộc, dành nhiều thời gian cho học sinh tự chọn các môn học, các chủ đề chuyên sâu (nâng cao) gắn với nghề nghiệp, cần cho định hướng nghề nghiệp.
"Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 sẽ gặp không ít khó khăn như đội ngũ xây dựng và phát triển chương trình, sách giáo khoa yếu, điều kiện vật chất có nhiều khó khăn, nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, chất lượng và trình độ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế...", ông Nhị lo ngại.
Trước đó, trao đổi với VnExpress, nhiều chuyên gia giáo dục đã đề xuất ý kiến về việc đổi mới chương trình sách giáo khoa. PGS Văn Như Cương cho rằng chương trình hiện hành nặng ở chỗ kiến thức thì nhiều mà thời lượng thì ít. Theo đó, nên cắt khoảng 1/3 chương trình hiện có, bỏ bớt các bài, các chương không cần thiết.
Còn GS Nguyễn Lân Dũng thì cho rằng, Bộ GD&ĐT nên dựa vào các Hội khoa học chuyên ngành, cung cấp các tài liệu sách giáo khoa ở những nước phát triển, nước có điều kiện gần với Việt Nam để biên soạn sách giáo khoa. Như vậy vừa đảm bảo không quá chênh lệch so với các nước, vừa phù hợp với trình độ học sinh và sách dùng được lâu năm.
Ông Dũng kiến nghị, việc in sách giáo khoa nên để cho từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản làm. Còn việc lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy, để học là tùy thầy cô và học sinh.
Theo VNE
Đứa con của "mái ấm Đồng Cảm" vào đại học Đời các mẹ gắn liền với tấm vé số để Đặng Thị Thu Thảo và các em được ăn học. Nay cô học trò mồ côi cha đã cầm tấm vé bước vào đại học nhưng còn biết bao thử thách đợi chờ đứa con của "mái ấm Đồng Cảm"... Ai cũng có một người mẹ nhưng Đặng Thị Thu Thảo (18 tuổi,...