Lời cảnh tỉnh từ nữ sinh từng bỏ học, đi bụi khi vướng vào game online
Từ một học sinh giỏi, ngoan ngoãn, ngoài học ở trường thì suốt ngày đi học thêm, hè cũng được gia đình gửi vào nội trú… Ngân bắt đầu lao vào game để “buông hết”.
Trần Thúy Ngân (tên nhân vật đã được thay đổi), 17 tuổi, đang trong quá trình cai nghiện game tại Trường Phổ thông nội trú IVS, TPHCM, nhận lời đến chia sẻ tại tọa đàm về hậu quả của game online với vai trò là “người trong cuộc”.
Suốt nhiều năm liền từ tiểu học, khi học ở một trường điểm ở quận Bình Thạnh, Ngân luôn là học sinh giỏi, ngoan ngoãn. Khi đó, ngoài giờ học ở chiều, tối lại đến các lớp học thêm, khi đó còn bé nên dù không thích nhưng em vẫn phải nghe lời. Cuộc sống em quanh quẩn với việc học, ngay cả mùa hè, em cũng được gửi vào các trường nội trú để học.
“Học ở trường sáng chiều, tối đi học thêm đến 9 giờ mới ăn cơm, về học bài, soạn bài đến 11, 12 giờ mới ngủ. Đến lớp 8 em bắt đầu “bung” ra, chơi game nhiều hơn, bạn bè cũng động viên nhau cứ chơi mà “xả” hết đi.
Ngân bắt đầu chơi game bắt đầu từ năm lớp 3, nhưng lúc đầu, cũng như nhiều đứa trẻ, chỉ chơi cho vui. Sau thì sa dần, nghiện dần, em lao vào game với các trò phổ biến trong giới trẻ như Liên minh, PUBG, FIFA.
“Có lúc, em chơi 10 – 12 giờ mỗi ngày, thường xuyên xuyên đêm. Ngoài giờ học là em vào ngồi ở quán game, thường xuyên ăn, ngủ ngay trước máy tính. Em thường xuyên lấy trộm tiền bố mẹ để có tiền chơi game”, Ngân nhớ lại.
Lực học của Ngân xuống dốc, còn cân nặng của em có thời điểm tăng lên 110 kg do chỉ ngồi chỗ chơi game và ăn.
Khi bố mẹ bất lực, nhốt Ngân lại thì em đã trốn bỏ nhà ra đi với 50.000 đồng trong người. Để có tiền chơi game, Ngân nghĩ chẳng lẽ bây giờ mình phải đi ăn trộm, ăn cướp? Sau đó, qua bạn bè, em làm phụ việc ở quán ăn mỗi ngày kiếm được 100.000 – 200.000 đồng. Có khi chủ quán cho ngủ lại, còn không, cô chơi xuyên đêm và ngủ luôn ở tiệm game.
“Khi thua game, người ta có thể giết người”
Hỏi Ngân, em có biết nhiều vụ án khủng khiếp trong giới trẻ liên quan đến game như đi cướp giật, đánh người, giết bạn bè, người thân vì tức tối khi chơi game, vì để có tiền chơi game không?
Video đang HOT
Ngân kể, khi cay cú vì game, người chơi điên liên, có thể chửi thề, giết người
Ngân gật đầu và chia sẻ với vai trò một người từng nghiện game: “Khi chơi game mà thua cuộc, bên trong mình rất khủng khiếp. Người chơi đập bàn phím, la bới, tức quá là chửi thề.
Hay khi đang say mê chơi, ai kêu mình là mình có thể lấy cái gì đó đánh người ta ngay hay điên lên, trong chốc lát có thể giết người luôn”.
Trong những năm tháng nghiện game, Ngân chỉ còn một khát khao: Sau này sẽ trở thành game thủ.
“Có những việc khủng khiếp ở tụi con mà bố mẹ không hề biết”
Lần bỏ nhà đi, Ngân cắt tóc, nhuộm tóc, cố thay đổi hình dạng bên ngoài để bố mẹ không tìm được. Sau khi bố mẹ tìm ra đưa về nhà, em đang được gửi vào “cai” và tiếp tục học lớp 11 tại Trường IVS từ đầu năm học này. Sau một thời gian cai, rèn luyện, hiện tại Ngân thấy mình không còn hứng thú với game và cân nặng giảm xuống 80kg.
Ngân tâm sự, từ ngày bé, bố mẹ suốt ngày nhắc chuyện học nhưng suốt ngày bố mẹ đi làm, ít khi trò chuyện, vui chơi với con. Khi chơi game, em quên hết áp lực học tập, lại được giao lưu với bạn bè trên mạng khiến mình vui hơn nên nên lại càng mê.
Nhiều học sinh tại một trường học tại TPHCM giơ tay khi được hỏi: “Các em có chơi game không?”
Ngân kể, không chỉ mình mà rất nhiều bạn bè của mình, khi về nhà, các em rất cô đơn. Bố mẹ thì áp đặt, la mắng, hối thúc học đi, rồi hay so sánh xem con nhà này, nhà kia…nhưng lại không quan tâm làm em bị ức chế và tìm cách phản kháng.
“Đôi khi em thèm một câu hỏi quan tâm, con có sao không? Con có chuyện buồn không?”, Ngân nói.
Theo Ngân, các bạn trẻ ở lứa tuổi mình có nhiều điều rất khủng khiếp mà bố mẹ không hay biết. Có người chơi game, có người hút thuốc, đi bar, theo bạn trai bạn gái…
Ngân nhắc về những chuyến đi nghỉ cùng bố mẹ ở Vũng Tàu, Phan Thiết… khi đó em rất vui. Nhưng trở về nhà, bố mẹ lại lao vào công việc.
“Chúng em biết, cuộc sống bây giờ không có tiền không được. Nhưng bên cạnh kiếm tiền, người lớn hãy quan tâm, chia sẻ, lắng nghe con nhiều hơn… để giúp con tránh sa ngã”, cuối buổi trò chuyện, cô học trò ngân ngấn nước mắt.
Ngân cho biết, mình sẽ cố gắng “đoạn tuyệt” với game, cố gắng học hết lớp 12 để khi trở về, em sẽ học một nghề nào đó.
Nghiện game online như ly nước độc
Ông Đặng Lê Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS), nhà tâm lý chuyên gia giáo dục trị liệu nghiện game cho biết, ngoài những học sinh yếu kém, có cả những học sinh có thành tích học tập khá giỏi, thậm chí sinh viên có học bổng du học nước ngoài cũng nghiện game.
Lúc đầu, các em chỉ chơi game từ 1- 2 tiết mỗi ngày, lâu dần do không có được sự kiểm soát của bản thân nên thời gian tăng lên cả ngày, có khi các em ăn cùng game và ngủ cùng game.
Theo ông, các bạn trẻ nếu có chơi thì chỉ nên chơi ở mức giải trí, ngày khoảng 30 phút với những trò nhẹ nhàng, vui nhộn, đặc biệt tránh xa những game bạo lực.
“Tôi cùng ăn, ngủ cùng với người nghiện game, tôi thấy rằng khi một ai đó chơi game online thì rất khó để nghỉ chơi. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, nghiện game online như một ly nước có độc, nếu chúng ta uống ly nước độc chẳng khác nào ta tự sát và người chơi game được ví như người uống nước có độc”, ông Lê Anh nhấn mạnh.
Nhiều sinh viên Nhật Bản muốn bỏ học vì khủng hoảng COVID-19
Một cuộc khảo sát đã tiết lộ 20,3% sinh viên Nhật Bản đang cân nhắc bỏ học do tác động của dịch COVID-19 đến nguồn tài chính.
Sinh viên đại học Marika Yamagishi, người dẫn đầu chiến dịch tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính cho tất cả sinh viên đại học trong đại dịch COVID-19, phát biểu trước truyền thông ở Tokyo hôm 30/4. Ảnh: Kyodo
Theo tờ Japantimes, tổng cộng trên 1.200 người đã tham gia khảo sát trực tuyến từ hôm 9/4 đến 27/4, chủ yếu bao gồm sinh viên của các trường cao đẳng, đại học, sau đại học và một số đối tượng khác.
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 4,8% người được hỏi cho biết họ đang cân nhắc kỹ lưỡng việc bỏ học do không có thu nhập từ công việc bán thời gian hoặc tiền lương của cha mẹ. 15,5% người được hỏi cho biết họ đang xem xét đưa ra lựa chọn này, 0,2% số người được hỏi đã quyết định nghỉ học.
Trong đó, những sinh viên không có thu nhập từ công việc bán thời gian chiếm 28,5% và những người bị giảm tiền lương chiếm 39,8%.
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ 53,2% số người được hỏi cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tác động trực tiếp đến thu nhập của cha mẹ họ hoặc những người khác hỗ trợ họ.
"Tôi đã mất công việc bán thời gian của mình và bố tôi, một tài xế taxi, cũng không có việc làm", một sinh viên được khảo sát cho biết.
"Thu nhập của bố mẹ tôi giảm đi rất nhiều, còn tôi thì không thể đi làm. Tôi muốn bỏ học nếu chúng tôi không thể trang trải tiền học phí và các khoản nợ ngày càng tăng lên", một người khác chia sẻ.
Tại Nhật Bản, hầu hết các sinh viên đều đi làm thêm. "Arubaito" - thuật ngữ chỉ các công việc bán thời gian ở Nhật - một hình thức việc làm tốn ít thời gian hơn so với các hợp đồng toàn thời gian. Tại quốc gia Đông Bắc Á này, các cửa hàng tiện lợi, quán ăn, tiệm mì udon, nhà hàng, siêu thị, "juku" - trung tâm luyện thi - là những nơi tập trung nhiều sinh viên làm thêm.
Theo một cuộc khảo sát quy mô nhỏ, mặc dù các sinh viên đảm nhận công việc "arubaito" trong một thời gian ngắn, nhưng khoản tiền lương mà họ nhận được có thể trang trải đủ cho cuộc sống hàng ngày như tiền học, tiền thuê nhà, tiền điện nước, mua sắm, du lịch và các hoạt động xã hội khác. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, hầu hết sinh viên đều phải tạm dừng công việc bán thời gian của mình.
Hôm 16/4, Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc nhằm đối phó với đại dịch COVID-19. Theo đó, nhiều doanh nghiệp, nhà hàng đã phải đóng cửa cho đến hết kỳ nghỉ Tuần lễ vàng, người dân được yêu cầu hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết. Bối cảnh này đã khiến nhiều người Nhật Bản rơi vào tình trạng mất việc làm.
Tính hết ngày 1/5, Nhật Bản ghi nhận 14.088 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 430 ca tử vong. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến chính phủ nước này đang cân nhắc kéo dài lệnh áp dụng tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 6/5 tới, thêm 1 tháng.
Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi phân tích các yếu tố gồm mức lây nhiễm, hiệu quả biện pháp hạn chế đi lại và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế tại cuộc họp của Nhóm chuyên gia về dịch COVID-19. Một quan chức trong chính phủ Nhật Bản cho biết nếu số người nhiễm virus SARS-CoV-2 không giảm xuống mức 20-30 trường hợp/ngày, khó có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp hiện nay.
Trong khi đó, phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Abe đánh giá tình hình dịch bệnh vẫn "nghiêm trọng." Ông cho biết sau khi tham vấn ý kiến của nhóm chuyên gia về dịch COVID-19, chính phủ Nhật Bản sẽ quyết định phương án cụ thể trong ngày 4/5 tới.
Vượt đồi tìm chữ Nhà xa trường, không có xe đạp, những học sinh Trường tiểu học và THCS Phước Tân, xã Phước Tân, H.Sơn Hòa (Phú Yên) hằng ngày phải vượt qua những dãy đồi trập trùng để tìm chữ. Vượt đồi đến trường - ĐỨC HUY Ngôi trường này có khoảng 361 học sinh (HS) là người dân tộc Chăm H'roi. Ngoài điểm trường chính...