Lời cảnh báo của người mẹ khi con trai bị bỏng nặng gần như toàn thân chỉ bởi một cốc trà
Đột nhiên nghe tiếng chồng la hét thất thanh dưới phòng bếp, người mẹ này vội vàng chạy xuống thì thấy cảnh tượng kinh hoàng, đầy ám ảnh: con trai mình bị cốc trà nóng đổ vào người gây bỏng nặng.
Ngày càng có nhiều những vụ việc trẻ bị bỏng nước sôi xảy ra, dù bình thường hàng ngày cha mẹ rất cẩn thận thế nhưng chỉ một phút không để ý thôi thì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cô Fern, một bà mẹ hai con người Anh, đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác về tai nạn bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ và các bước cần thực hiện trong trường hợp khẩn cấp, sau khi đứa con trai hai tuổi của cô bị độ 2 khi với tay lấy một tách trà nóng.
Khi nhớ lại câu chuyện kinh hoàng xảy ra vào tháng 4 năm 2017, cô Fern đã chia sẻ với tờ với Sun Online rằng: “Chồng tôi đã đun sôi ấm đun nước và rót cho mình một tách trà. Sau đó anh ấy quay đi để đặt một cái đĩa vào máy rửa chén, đúng lúc đó con trai chúng tôi – Alex, đứng đằng sau và muốn xem trong cốc trà có gì và chẳng may làm đổ xuống người”.
Bé Alex bị bỏng nặng khi làm đổ cốc trà nóng lên người.
Lúc đó Fern đang ở trong một căn phòng khác thì nghe thấy tiếng chồng la hét gọi mình:
“Tôi nghe thấy tiếng gọi của anh ấy và theo bản năng tôi biết có chuyện đã xảy ra. Đó là một trong những cảm xúc tồi tệ nhất. Ngay sau khi vào bếp và thấy chồng tôi xả nước cho Alex dưới vòi bếp, tôi đã đưa con vào nhà tắm để xả nước, vì vết bỏng lan khắp trên tay và ngực của con, nên cần nhiều nước hơn. Trong khi đó thì chồng tôi gọi cứu thương. Sau đó chúng tôi đứng trong phòng tắm cùng nhau hát những bài hát trẻ em và cố gắng đánh lạc hướng con”, bà mẹ hai con nhớ lại sự việc kinh hoàng ngày hôm đấy.
Vết bỏng trên cơ thể bé Alex.
Xe cứu thương nhanh chóng xuất hiện và đưa bé Alex vào viện, các bác sĩ ở khoa cấp cứu đã rất ấn tượng với những gì cô Fern đã làm:
“Các bác sĩ rất ấn tượng với cách điều trị sơ cứu mà chúng tôi đã làm, xối nước mát 20 phút lên trên vết bỏng thực sự ngăn chặn quá trình bỏng tiếp tục diễn ra. Nếu cứ để nguyên như thế hoặc không xả đủ lâu dưới vòi nước mát, vết bỏng sẽ tiếp tục cháy, làm vết thương có thể nặng hơn và khả năng ghép da cao hơn nhiều”, cô Fern kể lại.
Việc điều trị cho bé Alex đã kết thúc vào tháng 1 năm nay và may mắn bé chỉ có một vết sẹo nhỏ trên cánh tay phải.
“Bây giờ Alex hoàn toàn ổn. Bụng của con đã lành rất tốt đến nỗi bạn không thể biết là con đã từng bị bỏng. Điều này thực sự rất tuyệt vời.
Video đang HOT
Cánh tay phải của con có một chút sẹo – da dày hơn và màu nhạt hơn. Khi Alex lớn lên, nó sẽ tiếp tục thay đổi và biến mất”.
Các bác sĩ đã rất ấn tượng với cách sơ cứu của vợ chồng cô Fern khi con trai bị bỏng.
Bé Alex sẽ sắp tròn 5 tuổi vào tuần tới và đã sẵn sàng để bắt đầu năm học đầu tiên, cô Fern cũng cho biết rằng con mình sẽ là một “cậu bé 5 tuổi hoàn toàn bình thường”. Ngoài Alex ra, vợ chồng cô Fern cũng có một cậu con trai 2 tuổi tên Ryan. Sau sự việc xảy ra với con trai của mình, cô đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác rằng:
“Hãy để mất tới con cái của mình, bởi tai nạn có thể xảy ra rất nhanh. Đề phòng là cách tốt nhất chúng ta có thể làm để bảo vệ con cái. Hãy để đồ uống nóng xa tầm với trẻ em, không uống đồ uống nóng trong khi bế con, đẩy xe nôi em bé ra xa bếp và đưa ra chính sách bảo hiểm khi thực hiện khóa học sơ cứu. Tôi hy vọng bạn không bao giờ phải sử dụng đến nó, nhưng trong trường hợp có điều gì đó xảy ra, bạn đã chuẩn bị và biết phải làm gì”, cô Fern nhắn nhủ đến các bậc phụ huynh khác.
Trước đó khi bé Alex mới 6 tuần tuổi, cô Fern và chồng mình, anh Brad Schreuder đã tham gia khóa học sơ cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với Tiny Hearts Education.
Rachelael Waia, đồng sáng lập và quản lý đào tạo quốc gia của Tiny Hearts Education cho biết phản ứng sơ cứu của cô Fern đã giúp bé Alex không cần đến sự can thiệp y tế nghiêm trọng.
“Cách điều trị ban đầu cho vết bỏng là đặt chúng dưới vòi nước mát trong 20 phút – đó chính xác là những gì mà Fern và chồng cô ấy đã làm”, bà Rachelael cho hay.
Những điều cha mẹ nên làm khi con cái bị bỏng:
Đối với bỏng bề mặt:
- Đưa trẻ ra khỏi nguồn nhiệt và lấy quần áo ra khỏi vùng bị bỏng ngay lập tức.
- Xả nước mát (không phải nước lạnh) trên vùng bị bỏng (nếu không có nước, có thể sử dụng bất kỳ chất lỏng nào có thể uống được) hoặc đắp một miếng gạc lạnh, sạch trên vết bỏng trong 3 phút 5 phút (không sử dụng nước đá vì có thể gây tổn thương nhiều hơn cho vùng da bị thương).
- Không bôi bơ, mỡ, bột hoặc bất kỳ biện pháp “dân gian” nào khác lên vết bỏng, vì những thứ này có thể làm vết bỏng bị sâu hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thoa gel lô hội hoặc kem vào khu vực bị ảnh hưởng. Có thể thực hiện một vài lần trong ngày.
- Cho con bạn uống thuốc giảm đau. Thực hiện theo các hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Giữ cho khu vực bị bỏng sạch sẽ. Bạn có thể che chắn nó bằng một miếng gạc vô trùng hoặc băng trong 24 giờ tới. Tuy nhiên, đừng dán băng dính vào nếu trẻ còn nhỏ quá, bởi có thể gây ra nguy hiểm hóc, nghẹt thở.
Đối với trẻ bị bỏng sâu độ hai hoặc độ ba, tư:
Gọi chăm sóc y tế khẩn cấp. Sau đó, làm theo các bước sau cho đến khi có trợ giúp:
- Giữ trẻ nằm xuống với vùng bị bỏng hướng lên trên.
- Bỏ tất cả đồ trang sức và quần áo xung quanh vết bỏng trừ quần áo dính vào da (để đề phòng vết bỏng bị sưng lên). Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cởi bỏ quần áo, bạn có thể cần phải cắt bỏ hoặc đợi cho đến khi có trợ giúp y tế.
- Không làm vỡ các vết phồng rộp.
- Xả nước mát lên khu vực bỏng trong ít nhất 3 đến 5 phút, sau đó phủ lên bằng một miếng vải khô hoặc khăn sạch cho đến khi có sự trợ giúp.
Đối với bỏng điện và hóa chất:
- Hãy chắc chắn rằng trẻ không tiếp xúc với nguồn điện trước khi bạn chạm vào trẻ, để đề phòng trường hợp bạn cũng bị giật theo.
- Đối với bỏng hóa chất, rửa sạch khu vực bị bỏng dưới vòi nước chảy từ 5 phút trở lên. Nếu chỗ bị bỏng có diện tích lớn, hãy sử dụng bồn tắm, vòi hoa sen, xô nước hoặc vòi tưới vườn.
- Không cởi bỏ bất kỳ quần áo nào của trẻ trước khi bạn bắt đầu rửa vết bỏng bằng nước. Khi tiếp tục xả nước lên vết bỏng, bạn có thể loại bỏ quần áo ra khỏi vùng bị bỏng.
- Nếu chỗ bị bỏng do hóa chất có diện tích nhỏ, hãy xả nước từ 10 đến 20 phút, rồi áp miếng gạc hoặc băng gạc vô trùng lên, sau đó gọi bác sĩ.
- Bỏng hóa chất ở miệng hoặc mắt cần được bác sĩ kiểm tra ngay sau khi đã rửa kỹ bằng nước.
Nguồn: The Sun/Helino
Nhiều trẻ nhỏ bị tuột hết da do bỏng nước sôi
Có nhiều tác nhân gây bỏng cho trẻ em, thường gặp nhất là bỏng do nước sôi. Cùng với đó có thể bỏng do dầu mỡ sôi, bỏng lửa hoặc điện, hóa chất. Tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh trẻ và để lại những di chứng nặng nề.
Trẻ nhỏ bị bỏng thường bị nhiều di chứng nặng nề sau này
Ngày 27-3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong vòng 3 tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận 45 trường hợp đến khám do bỏng, trong đó có 28 ca phải điều trị nội trú.
Hiện tại, khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện đang điều trị 8 trường hợp bị bỏng do nước sôi, chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Bệnh nhân nhập viện gần đây nhất là cháu Chẩu Khải P. ( 3 tuổi, ở xã Lâm Bình, Tuyên Quang) nhập viện cấp cứu trong tình trạng bỏng độ II-III ở các vị trí: lưng, cánh cẳng tay 2 bên, đùi 2 bên và 2 bên mông, diện tích bỏng khoảng 30% cơ thể.
Theo người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó trong lúc chuẩn bị nước tắm, cháu P. không may đã bị ngã vào chậu nước sôi gây bỏng nhiều chỗ trên cơ thể.
Theo bác sĩ Quàng Văn Hải, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, các ca bỏng nặng thường phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều chi phí. Có nhiều tác nhân gây bỏng cho trẻ , thường gặp nhất là bỏng do nước sôi. Cùng với đó có thể bị bỏng do dầu mỡ sôi, bỏng lửa hoặc điện, hóa chất. Tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ và để lại những di chứng nặng nề.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đang điều trị cho một bệnh nhi bị bỏng nước sôi
Bác sĩ Hải cũng khuyến cáo khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn.
Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Không áp dụng các biện pháp truyền miệng như: phun rượu, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Sau đó bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách: dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm. Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn. Trong trường hợp bé hoảng loạn, cha mẹ nên động viên, trấn an bé. Nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau.
MINH KHANG
Theo SGGP
Bệnh nặng vì 'bác sĩ Google' Chỉ vì nghe lời mách bảo của người khác, nhiều bà mẹ đã mắc sai lầm khi dùng kinh nghiệm dân gian là lấy lá trầu hơ nóng để chữa bệnh cho con. Bé gái bị bỏng nặng vùng ngực do người nhà trị sổ mũi cho bé bằng lá trầu không. Mới đây, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam -...