Lợi bất cập hại khi uống rượu ngâm mật động vật
Tôi có thói quen uống rượu ngâm mật động vật, gần đây chân tay hay bị run, nước tiểu đậm. Tôi có nên tiếp tục uống nữa không? (Xuân Hữu)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Khi dùng các loại mật động vật như mật gấu, mật chó mực, mật vịt… cần phải hiểu tác dụng của nó. Một số loại mật có thành phần khác nhau nên tác dụng cũng khác nhau. Ví dụ, mật gấu tác dụng khác nhau trên mỗi loài gấu, ví dụ mật gấu ngựa và mật gấu chó.
Theo y học cổ truyền, mật gấu có tính lạnh, vị đắng, công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật và làm sáng mắt. Quan niệm Đông y cho rằng mật gấu là thuốc để trị bệnh chứ không phải thuốc bổ. Mật thường được dùng để chữa các chứng bệnh có liên quan đến gan, sốt cao, co giật, chấn thương, bầm dập, bong gân, gãy xương… Rượu mật gấu bôi ngoài da có tác dụng giảm đau, tan vết bầm.
Tuy nhiên, khi sử dụng bằng đường uống cần thận trọng vì có thể gây nhiều biến chứng cho người sử dụng. Mật gấu ngựa chứa nhiều axit ursodeoxycholic, một chất có tác dụng điều trị xơ gan. Trong khi đó, mật gấu chó chứa chủ yếu là chất axit chenodeoxycholic. Đây là chất có thể gây ra viêm gan và xơ gan nếu uống kéo dài.
Uống mật gấu chó cho dù là loại đảm bảo chất lượng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm gan và xơ gan. Ngoài ra, giống như các loại mật động vật khác, mật gấu cũng có chứa các loại độc tố và nhiều thành phần lạ với cơ thể con người, có thể gây các phản ứng dị ứng hoặc nhiễm độc cho người sử dụng.
Video đang HOT
Vì không biết mật động vật anh uống là gì nên không thể nói được chính xác các tác động đến cơ thể. Tuy nhiên, khi rượu khi vào cơ thể sẽ có chung cơ chế: rượu được hấp thu ngay ở dạ dày, sau đó đến gan và chuyển hóa thành hợp chất acetaldehyde. Đây là một chất độc đối với cơ thể, chúng sẽ được chuyển thành acetone (ít độc hơn) và thải ra ngoài theo nước tiểu.
Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng chuyển toàn bộ acetaldehyde thành acetone. Acetaldehyde còn tồn tại trong cơ thể sẽ gây các triệu chứng cấp tính như mệt mỏi, đau đầu, nôn, đi tiểu nhiều, ngộ độc hệ thần kinh gây ra mất kiểm soát, mất tri giác thậm chí hôn mê. Khi hợp chất này tích tụ nhiều là lâu năm ở những người nghiện rượu có thể gây biến đổi DNA, ung thư, xơ gan….
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bay
Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP HCM
Theo VNE
Kon Tum có 1 loại gỏi cuốn chung tới hơn 30 loại lá và là một đặc sản nức tiếng vùng Tây Nguyên
Nhiều người nghe đến gỏi lá ở Kon Tum thì nghĩ chắc là mấy loại rau sống cuốn chung với bún hay bánh tráng. Thế nhưng, nó lại là một loại gỏi riêng hoàn toàn và sử dụng tới hơn 30 loại rau lá để cuốn với tôm, thịt.
Có người nói rằng, lên Kon Tum mà chưa thưởng thức gỏi lá thì chưa nên về. Bởi món ăn này mang đậm chất núi rừng với một mâm đầy rau lá được xếp gọn trên bàn. Khi thưởng thức, từ việc chọn lá, lấy thức ăn kèm hay cuốn gỏi cũng phải dùng tay làm cẩn thận mới đúng kiểu.
Nguồn ảnh: @phuc.lh1990.
Sở dĩ gọi là gỏi lá vì món này nhìn vào chỉ thấy toàn lá và lá, ước tính mỗi mâm gỏi lá đúng chất ở Tây Nguyên sẽ có từ 30 - 70 loại lá khác nhau. Một số loại chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên mới có như lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi... hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải...
Nguồn ảnh: @tungngv07, @thiennguyen1012.
Bên cạnh nhiều loại rau lá khác nhau, mâm gỏi lá còn đi kèm với chén nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn với mẻ, sa tế cùng các gia vị khác. Cùng với đó là đĩa thức ăn đi kèm gồm thịt ba chỉ luộc thái mỏng, tôm, bì lợn luộc đặt giữa mâm gỏi lá liền kề với đĩa muối hột, ớt xanh.
Nguồn ảnh: Phunuonline.
Cách thưởng thức gỏi lá cũng khá kỳ công chứ không hề đơn điệu. Trước tiên, người ta sẽ dùng một chiếc lá mơ cuốn thành cái phễu nhỏ rồi cho tiếp khoảng 5 - 7 loại lá khác nhau vào, đặt lên một lát thịt luộc, bì lợn, tôm rồi chan nước chấm lên, thêm chút ớt xanh hoặc tiêu xanh. Sau đó mới đưa vào miệng thưởng thức ngay trong một lần. Kế đến những lần tiếp thì sẽ ăn các loại lá khác trong mâm. Tuy nhiên, người ta sẽ không cuốn nhiều loại lá ăn cùng một lúc mà chỉ cuốn khoảng dưới 10 lá/lần cho vừa miệng và dễ cầm hơn.
Nguồn ảnh: Internet.
Gỏi lá nổi bật với hương vị đặc trưng của các loại lá hòa quyện cùng vị nước chấm chua chua, chát chát, cay cay, nồng nồng rất lạ miệng. Do đó, nhiều người cứ ngồi cuốn gỏi ăn nữa ăn mãi không thôi.
Cũng chính nhờ vào sự đa dạng của các loại lá, khi ăn tạo sự mát mẻ, đưa đẩy nơi cổ họng nên món ăn này tuy dân dã mà đã trở thành một đặc sản nức tiếng ở núi rừng Tây Nguyên chứ không phải chỉ mỗi ở thành phố Kon Tum. Thế nên, nếu có dịp lên đây thì bạn hãy nhớ thử ăn món gỏi cuốn với hơn 30 loại lá khác nhau này một lần cho biết nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Tỉ công dụng chỉ có trong một quả gấc Theo nghiên cứu lượng beta-caroten có trong gấc cao gấp hai lần cà rốt, được biết đây là tiền chất của vitamin A có công dụng giúp mắt sáng, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa... Ngoài ra còn rất nhiều công dụng khác của gấc mà nhiều chị em vẫn còn chưa biết? Trong y học cổ truyền Việt Nam gấc...