Lỗi bảo mật trên các phụ kiện của Dell, Hp, Lenovo làm hàng triệu máy tính có nguy cơ bị hack
Và theo như Eclypsium thì tất cả hãng này và hacker đã biết về những lỗ hổng này từ năm 2015. Tuy nhiên, các hãng sản xuất có vẻ vẫn khá là “bình tĩnh” và không vội đăng ký firmware cho lắm.
Những firmware chưa được đăng ký của camera trên laptop, card mạng, trackpad, cổng USB và các loại Wifi adapter (bộ nhận sóng wifi) đều tạo ra hàng triệu lỗ hổng hệ thống khiến dữ liệu dễ bị đánh cắp và máy tính dễ dính ransomware.
Các nhà nghiên cứu từ hãng bảo mật Eclypsium vừa đăng tải công khai hàng triệu lỗi của các thiết bị dùng hệ điều hành Windows hoặc Linux được sản xuất bởi Dell, Hp, Lenovo và nhiều hãng khác dễ dàng bị tấn công vì các thiết bị này dùng firmware không được đăng ký (unsigned).
Và theo như Eclypsium thì tất cả hãng này và hacker đã biết về những lỗ hổng này từ năm 2015. Tuy nhiên, các hãng sản xuất có vẻ vẫn khá là “bình tĩnh” và không vội đăng ký firmware cho lắm. Những firmware chưa được đăng ký của camera trên laptop, card mạng, trackpad, cổng USB và các loại Wifi adapter (bộ nhận sóng wifi) đều tạo ra hàng triệu lỗ hổng hệ thống khiến dữ liệu dễ bị đánh cắp và máy tính dễ dính ransomware.
Wireless Adapter của Dell XPS 15 9560
Các chuyên gia sau khi nghiên cứu đã phát hiện bộ nhận sóng của dòng laptop Dell XPS 15 9560 có thể bị sửa đổi để cho phép kẻ xấu chiếm quyền điều khiển máy. Sau khi Eclypsium liên hệ với Dell, Qualcomm (là nhà sản xuất adapter) và cả Microsoft thì không có bên nào chịu nhận trách nhiệm và 3 ông lớn này đang đổ lỗi cho nhau.
Video đang HOT
Qualcomm thì nói rằng phần mềm chạy trên CPU mới xác định tình trạng đăng ký bảo mật của firmware. Dell thì cho nói rằng họ vẫn đang làm việc với các nhà cung cấp linh kiện để tìm hiểu vấn đề. Trong khi đó Microsoft lại bảo rằng chính người làm driver cho adapter mới cần phải vá lỗ hổng bảo mật.
Camera Wide-Vision FHD của HP
Các bản cập nhật firmware cho camera Wide-Vision FHD sử dụng trên dòng laptop HP Spectre X360 13 cũng không được mã hóa và xác thực thông tin firmware kỹ lưỡng. Những firmware này có thể bị sửa đổi khá dễ dàng nếu bạn dùng các công cụ được HP chứng nhận. May mắn là HP không đùn đẩy trách nhiệm mà sẽ sửa lỗi firmware trong các đời camere tiếp theo. Còn đời hiện tại thì vẫn chưa giải quyết được và các lỗ hổng bào mật vẫn sẽ còn đó.
ThinkPad Touchpad và Trackpad của Lenovo
Dòng laptop Lenovo Thinkpad X1 Carbon 6 sử dụng Driver của Synaptic cũng bị phát hiện là có vấn đề bảo mật. Firmware touchpad của Synaptics không được mã hóa và cập nhật đăng ký. Đại diện của Lenovo nói rằng họ đã nhìn thấy vấn đề và có phản hồi nhà cung cấp linh kiện để giải quyết vấn đề trong tương lai. Còn đại diện của Synaptics, Phó chủ tịch mảng PC Stephen Schultis có vẻ muốn phủ nhận trách nhiệm và cho rằng họ đã dùng các dòng code độc quyền cho firmware của họ nên không cần phải mã hóa nữa.
Tuy nhiên, trên thực tế thì đã có rất nhiều cuộc tấn công dây chuyền nhắm vào các hãng làm linh kiện. Chỉ cần xâm nhập, bẻ khóa được một linh kiện bất kỳ thì kẻ xấu có thể xâm nhập vào hàng triệu máy khác cũng sử dụng loại linh kiện đó. Hơn nữa, các đoạn code độc quyền gần như không thể ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào.
Linux USB Hubs và card mạng Broadcom
Các chuyên gia cũng có thử và tìm ra một số lỗi bảo mật nghiêm trong khác trong firmware USB hubs của Linux. Họ cũng hack thành công vào firmware của chipset Broadcom BCM5719 được dùng trên rất nhiều card mạng (NICs) của nhiều dòng máy chủ. Thông thường, thì chiếc card này nối với cổng PCI và có quyền truy cập vào bộ nhớ. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần “hack” vào card mạng là có thể chiếm lấy toàn bộ server.
Sau nhiều cuộc nghiên cứu thì Eclypsium còn không thể kết luận ai có trách nhiệm giải quyết những lỗ hổng này vì có quá nhiều bên liên quan. Họ chỉ có thể đưa ra một số giải pháp để tăng cường bảo mật cho các loại firmware. Ngoài ra, có thể những lỗi bảo mật này sẽ ít ảnh hưởng đến người dùng cá nhân, các hacker sẽ muốn lấy thông tin bí mật của các doanh nghiệp và các trung tâm dữ liệu vì chúng có giá trị hơn rất nhiều
Theo gearvn
iPhone của tỷ phú Jeff Bezos bị hack thế nào
Một đoạn mã nhỏ có thể được cấy phần mềm độc hại, cho phép hacker truy cập hình ảnh và văn bản từ điện thoại của CEO Amazon.
Chiều 1/5/2018, Jeff Bezos nhận được một tin nhắn trên WhatsApp từ tài khoản mang tên Thái tử Arab Saudi, Mohammed bin Salman. Hai người trước đó đã liên lạc bằng bằng tin nhắn trên WhatsApp. CEO của Amazon đã không mong nhận được tin nhắn mới chứ đừng nói về một video có cờ Arab Saudi và Thuỵ Điển với văn bản bằng tiếng Arab. Sau khi mở tệp, dữ liệu cá nhân của ông đã nhanh chóng bị trích xuất.
Tháng 1/2019, trang National Enquirer công bố chuyện Bezos ngoại tình bằng những bức ảnh và tài liệu riêng tư. CEO Amazon cáo buộc National Enquirer đã tống tiền và dọa sẽ công bố những hình ảnh nuy của ông. Jeff Bezos không thoả hiệp mà lập một nhóm điều tra ngay sau đó.
Kết quả cho thấy một đoạn mã riêng biệt đã được cấy vào chiếc iPhone X của tỷ phú Jeff Bezos. Từ đây, hacker có thể truy cập toàn bộ dữ liệu trong điện thoại của CEO Amazon, trong đó có hình ảnh và những thông tin liên lạc riêng tư.
iPhone X của Jeff Bezos có thể bị cài một đoạn mã độc sau khi nhận video từ ứng dụng WhatsApp.
Thái tử Mohammed bị cáo buộc là đã truy cập vào điện thoại của Jeff Bezos. Tờ Guardian cho rằng Bezos là nạn nhân của vụ hack vì ông sở hữu Washington Post, tờ báo đang có vấn đề nghiêm trọng với Thái tử Arab Saudi. Phân tích an ninh cho thấy Mohammed đã sử dụng phần mềm độc hại do một công ty an ninh mạng tư nhân tạo ra để truy cập vào chiếc di động của CEO Amazon.
Những báo cáo chi tiết về kỹ thuật cũng như loại phần mềm được sử dụng vẫn chưa được công bố chính thức. Kết quả cuộc điều tra cũng không nêu rõ liệu Bezos có mở tập tin được gửi từ Thái tử Arab Saudi qua WhatsApp hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cho rằng một số mã độc không yêu cầu đăng nhận vào tệp vẫn có thể tự động cài vào máy.
Kết luận của báo cáo một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về "vùng xám" của thế giới hacker. Điều tra không nêu đích danh tên của công ty an ninh mạng nào thực hiện vụ tấn công này. Nhưng tập đoàn NSO có trụ sở tại Te Aviv và nhóm hacker có trụ sở tại Milan bị nghi ngờ có khả năng thực hiện cuộc tấn công này.
Vụ việc cũng cho thấy các nền tảng nhắn tin phổ biến như WhatsApp vẫn tồn tại lỗ hổng bảo mật mà hacker có thể khai thác. Ngày càng nhiều công cụ tinh vi và nguy hại được tạo ra để tấn công người dùng di động. Phần mềm độc hại được tạo ra cho mục đích khai thác đời tư cá nhân của những người nổi tiếng. Nó còn được gọi là phần mềm gián điệp và trở thành ngành công nghiệp trị giá tỷ USD.
Theo vnexpress
Kiến thức cơ bản cho người lần đầu mua laptop trong năm 2020 (Phần 1) Hiện nay, khi có quá nhiều các thương hiệu laptop cùng mẫu mã, mức giá thì việc tìm kiếm cho mình một chiếc máy sao cho phù hợp nhất với túi tiền và công việc của mình là một việc hết sức khó khăn. Ngoài ra, một chiếc laptop cho việc di chuyển nhiều cũng sẽ rất khác với việc ít di chuyển...