Lỗi bàn phím MacBook có thể được giải quyết tận gốc bằng bàn phím gương
Bàn phím trên những chiếc MacBook trong tương lai có lẽ sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi bụi hay các yếu tố từ bên ngoài khác, có thể tác động đến cơ chế lẫy phím.
Theo đó, bàn phím lẫy bướm đầy tai tiếng của MacBook có thể sẽ được thay thế bởi một tấm gương với phần phím bấm trồi lên, tạo nên một cụm bàn phím khá vững chãi.
Trong các thiết kế bàn phím thông thường, bàn phím rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có thể khiến cơ chế lẫy phím bị ảnh hưởng, khiến các nút bấm không còn lên xuống mượt mà như lúc mới mua nuwaxa. Dù bàn phím cổ điển ít bị lỗi hơn, bàn phìm chicklet, như bàn phím MacBook, lại có thể dễ dàng ngừng hoạt động nếu bụi, vết bẩn, hay chất lỏng lọt vào bên dưới phím bấm và tác động lên cơ chế lẫy.
Apple từng cố giải quyết vấn đề này bằng cách tung ra bàn phím lẫy bướm thế hệ 3, với một lớp màng silicon dùng để ngăn bụi, đồng thời còn giúp âm thanh gõ phím êm ái hơn. Dù hứa hẹn là vậy, nhưng chúng ta vẫn chưa rõ bàn phím này sử dụng lâu dài sẽ ra sao.
Dù vậy, Apple hiện đang xem xét một số cách để loại bỏ vấn đề, ví dụ họ từng có ý định thay đổi cơ chế, không sử dụng lẫy bướm nữa. Thay vào đó, họ sẽ chuyển qua dùng một tấm nền đơn.
Tấm nền đơn này là gì?
Được xuất bản vào hôm thứ 5 vừa qua bởi Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ, bằng sáng chế mới của Apple được đặt tên khá đơn giản: “Máy tính với bàn phím” (?!), trong đó miêu tả một bàn phím được tạo ra mà không có bất kỳ thành phần chuyển động nào. Theo lời Apple, một tấm kính sẽ được đặt vào vị trí các phím bấm như hiện nay, và trên bề mặt tấm kính đó sẽ có những phần trồi lên để biểu thị vị trí đặt của từng phím.
Khi người dùng nhấn xuống một trong những khu vực trồi lên, bàn phím sẽ phát hiện lực của cú nhấn tại vị trí “phím bấm” đó và xử lý nó như khi bạn nhấn phím thông thường.
Video đang HOT
Việc sử dụng các phím trồi lên từ mặt kính như vậy đồng nghĩa với bàn phím này sẽ có cơ chế phản hồi xúc xác (tactile) đối với mỗi cú nhấn để người dùng biết được chính xác nơi họ vừa đặt ngón tay xuống là trung tâm của phím hay khu vực xung quanh. Dù concept này trông có vẻ giống với một bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng của smartphone hay tablet, việc gõ trên bàn phím ảo thực ra khó khăn hơn nhiều so với gõ trên bàn phím mà Apple vừa đăng ý bằng sáng chế, bởi “ảo” tức bạn chẳng thể chạm vào các “phím bấm” theo đúng nghĩa đen.
Để tạo ra độ phản hồi (nảy lên) tương tự như một phím bấm thông thường, Apple sử dụng một gờ trồi lên bao quanh khu vực phím trồi lên ở trên, và gờ này có thể biến dạng khi người dùng nhấn phím. Trong một số trường hợp, các phím có thể bị lõm xuống, và sẽ có một lớp nằm bên dưới với các thành phần để đẩy phím vào vị trí cũ và để phát hiện từng cú nhấn.
Vì tấm nền làm bằng kính, người dùng có thể cấu hình các phím biểu tượng bằng một màn hình phụ thứ hai nằm ở phần dưới của chiếc laptop, nhờ đó việc thay đổi bố cục bàn phím sang một ngôn ngữ khác, hay cho phù hợp với một ứng dụng cụ thể trở nên cực kỳ đơn giản. Hơn nữa, các khu vực gờ xung quanh có thể sử dụng để tạo thành một trackpad bên cạnh bàn phím.
Dù ý tưởng này của Apple chắc chắn sẽ loại bỏ được nguy cơ bụi bẩn lọt vào khiến bàn phím bị hỏng, nó còn giúp bàn phím mỏng hơn, cho phép hãng tích hợp một viên pin lớn hơn, hoặc làm thân máy tổng thể mỏng hơn.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng Apple đệ trình khá nhiều bằng sáng chế mỗi tuần, và như mọi bằng sáng chế khác, không có gì đảm bảo bàn phím bằng kính này sẽ xuất hiện trên một sản phẩm nào đó của Apple trong tương lai, nhưng nó cho thấy Apple có để ý đến khía cạnh này.
Đây cũng không phải là bằng sáng chế về bàn phím đầu tiên mà Apple từng đăng ký. Vào tháng 3/2018, hãng đã đăng ký một bàn phím không phím, sử dụng màn hình cảm ứng thứ hai ở phần dưới của một bàn phím, nhưng bằng sáng chế đó chủ yếu nói về việc sử dụng các tấm nền cảm ứng phẳng, chứ không phải một tấm nền với các khu vực trồi lên như ở trên.
Cũng trong tháng 2 năm ngoái, Apple đã đăng ký một bằng sáng chế về “Thiết bị màn hình kép với khả năng hiển thị tăng cường và ngăn ngừa phản chiếu”, cũng sử dụng một màn hình OLED cảm ứng làm bàn phím.
Vào tháng 8 năm đó, hãng tiếp tục đăng ký liền một lúc 3 bằng sáng chế tên là “Thiết bị có hệ thống giao diện tích hợp”, sử dụng nhựa hoặc kính để mang đến khả năng cảm ứng cho phần xung quanh bàn phím MacBook, và cả bàn phím nữa.
Tham khảo: AppleInsider
Khổ chủ tốn 120 triệu mua MacBook đắt nhất của Apple, đổi lại nỗi uất hận vì "đã chậm còn nóng như cái lò"
Mất cả vài tháng lương để tậu chiếc MacBook "khủng" nhất mà lại gặp chuyện này thì chắc cạch mặt Apple luôn .
Những ngày cuối năm chờ Tết tới, ai ai cũng mong chờ một khoảng thời gian yên bình để chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho một sự chuyển giao thời khắc êm ả. Thế nhưng, không biết có phải vì các nước phương Tây không có phong tục Tết âm lịch hay không mà một thanh niên đang nổi ầm ầm trên mạng xã hội vì độ đen đủi thượng thừa của mình: Mua MacBook đắt nhất của Apple với giá 120 triệu, chỉ để nhận được một chiếc máy lọc cọc như xe vấp ổ gà.
Sau đây là nội dung đong đầy nước mắt của anh chàng này chia sẻ trên cộng đồng Reddit:
"Tôi thực sự thất vọng với Apple và sản phẩm của họ, chắc tôi sẽ không bao giờ đi mua MacBook Pro trong đời nữa luôn.
Tôi chọn lắp cấu hình gần như cao nhất cho mẫu MacBook Pro 15 inch, với giá 5000 USD (gần 120 triệu đồng), bao gồm một chip Core i9, RAM 32GB và nhiều tùy chỉnh hàng đầu khác. Từ trước tới nay tôi đã dùng qua 3 đời MacBook cũ rồi nên chả lo lắng gì cả, nhưng lần này thì dính quả tạ nặng thực sự.
Chiếc MacBook Pro mới nhất vừa mua này lẽ ra phải chạy 'khỏe' hơn gấp bội so với mấy chiếc cũ, nhưng mấy ông biết gì không, sự thật ngược lại như thế cơ. Không hiểu sao xung tốc độ của nó bị giảm xuống tận cùng của đáy hầu như mọi lúc, khiến nó chỉ như một chiếc máy cày cọc cạch trong khi lẽ ra phải là một siêu xe hàng xịn thì hơn?"
Tốc độ MacBook hơn trăm triệu được ghi lại: Một đường dốc dần đều chạm đáy đến nao lòng.
Sau một hồi tìm hiểu, lý do chính được anh chàng tìm ra chính là việc nhiệt độ tỏa ra khi MacBook hoạt động quá cao. Anh tiết lộ công việc chính của mình là lập trình viên nên có lẽ điều này cũng khá dễ hiểu để vọc vạch: Máy tính sẽ luôn tự động giảm sức mạnh của mình mỗi khi lượng nhiệt năng tỏa ra quá giới hạn, có thể gây nguy hiểm cho thiết bị.
Đáng buồn thay, dòng MacBook Pro đời mới nhất của Apple cách đây không lâu đã từng bị "bóc phốt" về hiện tượng quá tải nhiệt này, đặc biệt là khi chọn xây dựng cấu hình càng cao thì càng dễ dính. Thậm chí, cách duy nhất được cho là lý tưởng để có thể vừa làm việc nặng, vừa không lo MacBook tự giảm tốc độ thì phải... cho vào tủ đông lạnh cùng lúc.
Chuyên gia công nghệ Dave Lee đã phát hiện lỗi quá tải nhiệt này từ nửa năm nay, chính anh cũng thử nghiệm cho vào tủ lạnh mới đỡ.
"Thực sự thì chỉ sau vài phút mở máy rồi chạy các chương trình làm việc bình thường hàng ngày, nó đã bắt đầu lag tung cả lên," khổ chủ ngao ngán kêu ca.
Được biết, anh cũng đã thử tìm hiểu và để chiếc MacBook này vào trong tủ lạnh. Một lúc sau, mọi thứ trở lại nhanh vèo vèo như thường - vì nhiệt độ đã được giúp giảm xuống rất nhanh. Anh cũng đã tính tới phương án update hệ điều hành, nhưng số phận hẩm hiu vẫn đeo bám anh, không khả quan thêm một chút nào được.
Sau khi cho vào tủ lạnh, tốc độ đã nhanh chóng tăng lên (ảnh trên) và nhiệt độ cũng đồng thời giảm xuống
Hiện tại, chủ thớt chỉ còn biết khóc ròng khi rơi vào tình thê tiến thoái lưỡng nan: Dùng MacBook hết sức mạnh thì chắc chắn sẽ tự bị "phản đam" sau vài phút, còn cứ rón rén dùng dè sẻn thì quá lãng phí so với với mục đích bỏ 120 triệu ra mua về. Sau cùng, anh chẳng biết làm gì hơn ngoài việc tính đến chuyện bán lại cho ai đó có nhu cầu, và tự hứa sẽ không bao giờ tin tưởng MacBook cho nhu cầu công việc nặng nữa. Những con số cấu hình khủng trăm triệu cũng chỉ là vô nghĩa nếu không thể tận dụng hết chúng được.
Dĩ nhiên Apple sẽ sớm có những sửa đổi mới để khắc phục điều này trong các phiên bản về sau. Nhưng ai mà biết được cám cảnh laptop trăm triệu lại không làm nổi công việc cần thiết sẽ diễn ra thêm bao lâu nữa. Trong lúc đó, họ vừa mất đi 1 fan trung thành lâu năm của mình rồi đó.
Theo Tri Thuc Tre
Thế hệ MacBook Pro 2016 về sau gặp vấn đề đèn nền màn hình do lỗi thiết kế Theo như iFitxit cho biết các thế hệ MacBook Pro 2016 hoặc mới hơn đang có vấn đề liên quan tới cáp ruy băng của màn hình. Chi tiết này quá mỏng nên rất dễ mòn, rách theo thời gian. Bạn có phải là chủ sở hữu của MacBook Pro 2016 hoặc mới hơn? Thật không may, có một quả bom hẹn giờ...