Logistics: Ngành học của nền kinh tế thời đại số
Đáp ứng nhu cầu của xã hội, những năm gần đây, nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã mở thêm những ngành đào tạo liên quan đến logistics.
Sự phát triển của nền kinh tế thời đại số dẫn tới nhu cầu của thị trường lao động cũng dần chuyển dịch, đem tới nhiều cơ hội cho nhóm ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng.
Logistics là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh những năm gần đây.
Lĩnh vực logistics đang phát triển như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng nhất.
Nền kinh tế phát triển, khả năng giao thương càng lớn thì công việc của ngành này càng nhiều, nhu cầu về dịch vụ logistics tăng cao, đòi hỏi về một lượng nhân lực lớn và có chất lượng cao làm việc cho ngành này.
Ở Việt Nam, hiện doanh nghiệp vận tải và logistics đang hoạt động với các tập đoàn logistics hàng đầu như: Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel; Công ty Cổ phần Gemadept; Công ty Cổ phần Transimex… với nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngày càng cao. Điều này đã mở ra cơ hội lớn trong việc tìm kiếm việc làm và có mức thu nhập hấp dẫn đối với các bạn trẻ theo học ngành logistics.
Theo số liệu từ viện Nghiên cứu phát triển Logistics, hơn 50% doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thiếu đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn về quản lí chuỗi cung ứng và logistics, khoảng 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.
Những năm về trước, ngành này chỉ được đào tạo tại một số ít trường về giao thông vận tải nhưng một vài năm gần đây, khi nhu cầu giao thương, vận chuyển quốc tế tăng mạnh, ngành này được mở ra ở nhiều trường và trở thành một trong những ngành thu hút rất lớn sự quan tâm của thí sinh.
Video đang HOT
Năm 2021, theo phương án tuyển sinh của trường Đại học Giao thông vận tải, trường này sẽ tuyển 110 chỉ tiêu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Mùa tuyển sinh năm nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thông báo tuyển sinh 120 chỉ tiêu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Một trong những ngành nằm trong chương trình đào tạo tài năng Elitech của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021 là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Năm 2021, trường Đại học Quốc tế Sài Gòn có thêm 3 ngành mới: Tâm lý học theo hướng chuyên sâu tham vấn và trị liệu; ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; khối ngành kế toán gồm 2 chuyên ngành kế toán doanh nghiệp và kế toán kiểm toán.
Đại học Thăng Long chính thức tuyển sinh cho ngành học Logistic và quản trị chuỗi cung ứng bắt đầu từ năm học 2020 với 50 chỉ tiêu thì đến năm 2021, số lượng chỉ tiêu ngành này đã lên tới 150.
Không chỉ các trường đại học, những năm gần đây nhiều trường cao đẳng cũng mở đào tạo ngành Logistics. Danh sách này năm nay có thêm trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2, trường Cao đẳng Thương mại… Chưa kể, những trường đại học lớn như Đại học Ngoại Thương, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Hàng Hải, Đại học Rmit đã có truyền thống, thương hiệu đào tạo ngành với điểm chuẩn trúng tuyển luôn nằm trong top đầu.
Ngoài Logistics, những ngành đào tạo liên quan tới nhân lực ngành thống kê, phân tích dữ liệu lớn (Big Data) đang là một xu hướng “hot” trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đông đảo doanh nghiệp, tổ chức đang đổ tiền đầu tư, săn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này.
Tại Đại học Kinh tế TP.HCM, ba ngành học đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các bạn trẻ là ngành toán Kinh tế (gồm các chuyên ngành Toán tài chính; Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm), thống Kê kinh tế (chuyên ngành Thống kê kinh doanh) và Khoa học dữ liệu.
Trong đó, chuyên ngành Toán tài chính (Financial mathematics) còn được gọi là Kỹ thuật tài chính (Financial engineering) hay Tài chính tính toán (Computational Finance) cung cấp các công cụ và kiến thức từ lĩnh vực tin học, thống kê, toán ứng dụng để giải quyết các bài toán tài chính. Sau khi học xong chương trình chuyên ngành Toán tài chính, người học có thể làm việc tại các ngân hàng; các quỹ đầu tư; các công ty tài chính; bảo hiểm; chứng khoán; các tổ chức định chế tài chính…
Chuyên ngành Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm là một chuyên ngành hấp dẫn thuộc lĩnh vực toán ứng dụng trong tài chính – bảo hiểm. Nó đóng vai trò trung tâm trong các chương trình an ninh tài chính của xã hội và các biện pháp bảo vệ tài chính trong cuộc sống cá nhân.
Bên cạnh các công ty bảo hiểm, tư vấn, cơ hội việc làm của các chuyên gia định phí bảo hiểm còn rộng mở ở các lĩnh vực khác như lập kế hoạch hưu trí, quản lý rủi ro trong các định chế tài chính, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, CĐ và viện nghiên cứu.
Tại Việt Nam, sự bùng nổ của thị trường tài chính trong những năm gần đây khiến nhu cầu về chuyên gia phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm càng trở nên cấp thiết hơn, nền công nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam thật sự đang rất “khát” nhân sự định phí.
Ngành Logistics và Chuỗi cung ứng của nhà trường cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các loại hình dịch vụ logistics, thị trường vận tải, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả kinh doanh trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải; kiến thức về cảng biển, hoạt động của cảng, quản trị cảng trên quan điểm hệ thống logistics; thương vụ cảng biển, chứng từ trong vận tải biển, bộ, sắt, hàng không và vận tải đa phương thức; kiến thức về hợp đồng thương mại và vận tải về cơ sở pháp lý, khiếu nại, bảo hiểm…
Thí sinh kết thúc thi đánh giá năng lực với tâm lý nhẹ nhàng
Sáng nay 28.3, có 68.385 thí sinh đến các điểm thi để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, đạt 97.94% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Thí sinh vui vẻ trò chuyện, trao đổi sau khi kết thúc buổi thi - MỸ QUYÊN
Thí sinh trong lúc chờ đợi chuẩn bị mở nêm phong đề thi - MỸ QUYÊN
Ngay sau khi kết thúc 2,5 tiếng dự thi bài thi đánh giá năng lực, các thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nộp bài với tâm trạng hết sức thoải mái, vui vẻ. Nhiều nhóm học sinh nán lại để cùng trao đổi và chia sẻ tình hình làm bài của mình.
Thí sinh Nhữ Quốc Anh, Trường THPT Sương Nguyệt Anh, TP.HCM cho biết: "Tất cả các kiến thức trong đề thi đều khá dễ chịu, trong đó, môn văn là nhẹ nhàng nhất nhưng môn hoá thì tương đối khó. Em dự đoán mình được khoảng 800 điểm". Được biết, Quốc Anh dự định xét tuyển vào ngành logistics và công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Thí sinh nộp bài thi - MỸ QUYÊN
Trong khi đó, Trần Đức Minh, Trường THPT Nguyễn Du, vui vẻ cho hay so với đề thi mà Minh tham khảo ở các anh chị năm trước thì kiến thức xã hội trong đề thi năm nay có phần dễ hơn. "Tuy nhiên em thấy những câu thuộc môn hóa, sinh lại tương đối khó nên có khoảng 20 câu là em đánh lụi. Em dự kiến xét ngành cơ khí và quản lý công nghiệp của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và ngành marketing của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM", Minh chia sẻ.
Phún Phượng Thuỷ Tiên, Trường THPT Nguyễn Du, cũng cũng nhìn nhận đề khá nhẹ nhàng, trong đó kiến thức các môn xã hội dễ và các môn hóa, lý, sinh hơi khó. Tiên lý giải có lẽ do mình học khối D và xét ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Kinh tế Luật và ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên sẽ "ăn" điểm ở những môn như tiếng Anh, văn học và toán. "Em nghĩ mình được khoảng 800 điểm", Tiên nhận định.
Một nhóm thí sinh trao đổi sau buổi thi - MỸ QUYÊN
Một nhóm thí sinh khác đến từ trường THPT Nguyễn Du cười nói khá vui vẻ vì hầu hết đều làm được bài. Đỗ Quốc Hưng cho rằng kỳ thi này không quá áp lực so thi tốt nghiệp THPT vì bài thi theo hình thức trắc nghiệm, kiến thức tổng hợp nhẹ nhàng. "Hơn nữa nếu điểm thấp em vẫn còn có thể xét bằng học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT nên em đi thi với tâm lý cũng rất thoải mái", Hưng bày tỏ.
Ninh Duy Anh, thí sinh đến từ Trường THPT Việt Đức, mặc dù học khối tự nhiên nhưng vẫn cho rằng kiến thức hoá, sinh khó vì những câu hỏi liên quan đến kiến thức bên ngoài nhiều hơn là những gì đã học trong sách giáo khoa. Duy Anh dự định sẽ đăng ký bằng kết quả thi đánh giá năng lực vào ngành luật thương mại của Trường ĐH Kinh tế luật với mức điểm dự kiến mình được là từ 700 đến 800 điểm.
Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức nhằm để tuyển sinh một phần chỉ tiêu của 70 trường ĐH, CĐ sẽ diễn ra vào sáng 28.3. Với 69.794 thí sinh tham dự, kỳ thi này được tổ chức tại 21 cụm thi, 65 điểm thi ở 7 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Đắk Lắk. Trong đó, TP.HCM là địa phương có nhiều thí sinh dự thi nhất với trên 50.600 người, tại 14 cụm thi với gần 1.500 phòng thi và trên 3.800 cán bộ coi thi.
Các trường liên tục tăng chỉ tiêu, mở ngành học mới: Chất lượng có đảm bảo? Việc các trường liên tục tăng chỉ tiêu, mở ngành học mới khiến nhiều người lo lắng về chất lượng đào tạo. Mỗi mùa tuyển sinh, các trường đại học đều tăng chỉ tiêu, mở thêm ngành học mới. Như Đại học Kiên truc TP.HCM tuyển sinh thí sinh tốt nghiệp THPT theo 4 phương thức với tổng số 1.555 chỉ tiêu tại...