Loét bàn chân – biến chứng khó tránh ở người bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường với biến chứng mãn tính thường gặp là loét bàn chân nặng vốn rất phức tạp và khó liền có thể dẫn đến nguy cơ đoạn chi, thậm chí tử vong do nhiễm trùng.
Không chỉ để lại hậu quả nặng nề về mặt tâm lý, người bệnh sau khi đoạn chi còn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tính đến năm 2009, Việt Nam có gần 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ tăng 8-20% mỗi năm. Với số liệu này, Việt Nam được liệt kê vào danh sách một trong những nước có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tăng nhanh. Trên thực tế, số người chết do bệnh đái tháo đường tương đương với số người tử vong do căn bệnh thế kỷ AIDS và không thua kém so với tỷ lệ người chết do ung thư.
Loét bàn chân đái tháo đường – biến chứng nguy hiểm gây tử vong nhiều hơn một số bệnh ung thư
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp trong thời đại ngày nay với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Theo tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp. HCM. Tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường tại khu vực thành phố là 4,4% (2006, chiếm 2,7% trên cả nước).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong và tàn phế đối với bệnh nhân đái tháo đường. Trong đó, loét bàn chân là một biến chứng mãn tính thường thấy, nguy hiểm vì dẫn đến đoạn chi và tử vong khi bệnh ở giai đoạn nặng độ 3 và 4 theo phân loại của Wagner. Với những bệnh nhân đái tháo đường nặng, việc bàn chân bị loét sẽ khó có cơ hội hồi phục do các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Có đến 15-35% người bệnh đái tháo đường có tiềm ẩn việc loét bàn chân ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Trong đó, có khoảng 10-30% bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường sẽ bị đoạn chi.
Tuy vậy, việc đoạn chi của bệnh nhân đái tháo đường cũng không giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến bàn chân. Tỷ lệ tái đoạn chi trên và phía đối diện là một trong những vấn đề khó tránh khỏi ở người bệnh đái tháo đường. Tuy vậy, tỷ lệ 50 đến 60% bệnh nhân đã đoạn chi tử vong sau 5 năm. Ước tính tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 57.000 – 125.000 bệnh nhân bị đoạn chi, 5 – 17% bệnh nhân này tử vong ngay khi phẫu thuật và 2% – 23% tử vong trong vòng 30 ngày sau khi đoạn chi. Trong số bệnh nhân sống sót sau đoạn chi, việc tái đoạn chi cùng bên chiếm từ 8 – 22% và 26 – 44% bị đoạn chi đối bên trong vòng 4 năm. Tỉ lệ bệnh nhân tử vong sau 5 năm> 50%, cao hơn tỉ lệ này ở một số bệnh ung thư.
Theo TS. BS Nguyễn Văn Tiến – giám đốc Bệnh viện Nội Tiết TW “Hiện nay, có rất ít phương pháp điều trị thành công loét bàn chân đái tháo đường nặng, đặc biệt là những trường hợp có tắc mạch. Chi phí điều trị cho các phương pháp này rất cao, chủ yếu là can thiệp ngoại khoa và mạch máu. Tuy nhiên, các phương pháp này thành công không cao, đa số trường hợp cuối cùng cũng dẫn đến đoạn chi. Giải pháp đoạn chi cũng không giải quyết triệt để vấn đề bàn chân đái tháo đường, do có tỉ lệ tái đoạn chi và nguy cơ tử vong sau đoạn chi cao”
Video đang HOT
Những nhu cầu y khoa chưa được đáp ứng trong điều trị loét bàn chân đái tháo đường khó liền
Có 5 phân độ loét bàn chân do đái tháo đường theo phân loại của Wagner. Người bệnh ở phân độ 1 sẽ thấy xuất hiện loét nông bề mặt, một phần hoặc toàn bộ chiều dày da. Ở phân độ 2, người đái tháo đường sẽ bị loét lan rộng tới dây chằng, gân, bao khớp hoặc cân sâu nhưng chưa có apxe hoặc viêm xương. Loét sâu với tổn thương apxe, viêm xương hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn được coi là phân độ 3. Phân độ 4, bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị hoại tử khu trú vùng trước bàn chân hoặc gót và phân độ 5 là hoại tử lan rộng toàn bộ bàn chân. Trong đó, loét bàn chân đái tháo đường sâu, phức tạp và khó lành nằm ở phân độ 3 và 4 Wagner với vết loét lớn hơn 1 cm2 và có nguy cơ dẫn đến đoạn chi ở phân độ 5 rất cao.
Mục tiêu điều trị là đẩy nhanh quá trình liền thương và bảo tồn tối đa chức năng của bàn chân, nhằm giảm nguy cơ đoạn chi, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, giảm chi phí điều trị và thời gian nằm viện. Đối với loét bàn chân có tắc mạch, cần có các kỹ thuật can thiệp mạch máu để dẫn máu nuôi bàn chân. Tuy nhiên, cho đến nay, các kỹ thuật can thiệp mạch máu cho bàn chân đái tháo đường có tỉ lệ thành công thấp mà chi phí điều trị cao. Có rất ít phương pháp điều trị hiện nay làm liền thương nhanh chóng cho bàn chân đái tháo đường bị loét phức tạp và tiên lượng xấu.
Việc điều trị bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường cần thời gian nằm viện kéo dài, thường trên 4 tuần với chi phí cao. Theo số liệu nghiên cứu của bệnh viện nội tiết Trung Ương từ 5/2006 đến 12/2006, số ngày điều trị nội trú trung bình của các bệnh nhân đái tháo đường có loét chân dài, trung bình là 27,9 ngày, có trường hợp phải điều trị kéo dài 77 ngày.
Biến chứng loét bàn chân ở người đái tháo đường là một thách thức cả về mặt xã hội – kinh tế và y tế do thời gian nằm viện kéo dài, thường tái phát, việc điều trị đòi hỏi có một đội ngũ bác sĩ phối hợp nhiều chuyên khoa và trên hết là chi phí điều trị rất cao. Loét bàn chân làm mất đi sức lao động, gây ra tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường bị loét bàn chân đang trông chờ một phương pháp điều trị hiệu quả, ít nguy cơ, để không phải bị đoạn chi sẽ tàn phế suốt đời. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tìm ra một phương thức có thể cứu lấy bàn chân của người đái tháo đường cũng như kéo dài tuổi thọ của họ.
Hiện nay, bệnh nhân loét bàn chân đái tháo đường đang hy vọng vào những phương pháp điều trị đột phá mới trong y học để cứu lấy bàn chân cũng như tính mạng. Để được tư vấn chăm sóc và điều trị kịp thời biến chứng loét bàn chân đái tháo đường, và giữ được chân, người bệnh có thể gọi đến:
Tại T.p HCM: (08)39254991 hoặc (08)39254992. Tại HN: (04)35690411
Một số Bệnh Viện có đơn vị chuyên sâu bàn chân như: Tại Tp. HCM: BV Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5. Bệnh viện nhân dân 115: 88 Thành Thái, P.12 Q.10. Quận 10. Tại Hà Nội: Bệnh viên Nội Tiết Trung Ương: 80 Thái Thịnh II, Thịnh Quang – Đống Đa. Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng Hai Bà Trưng Hà Nội. Bệnh viện Bán Công Hòe Nhai, 17 Hòe Nhai, Hà Nội
Theo SK&ĐS
Uống nhiều nước mát dễ hại thận
Các loại nước mát, sinh tố... có tác dụng làm mát cơ thể hoặc bù nước, bổ sung vi chất. Tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây một số tác hại.
Tránh dùng lâu dài những thảo dược có tác dụng lợi tiểu: ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát, sinh tố có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này cũng hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái.
Tuy nhiên, bên cạnh khả năng tương tác với một số tân dược, dùng nhiều hoặc dùng lâu dài thuốc có chất lợi tiểu, có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như Ca, K...
Thảo dược bó sẵn thành từng bó nhỏ bán ở chợ để các bà nội trợ mua về nấu nước mát thường gồm rễ tranh, mã đề, mía lau. Rễ tranh và mã đề là hai vị thuốc lợi tiểu khá mạnh trong đông y. Trà túi lọc atisô cũng là một loại thuốc lợi tiểu.
Cam thảo giữ nước, đường tinh tăng nguy cơ rối loạn chuyển hoá: cam thảo có tác dụng giải độc, ôn trung, ích khí và vị ngọt hơn mía những 50 lần. Do đó, thảo dược này cũng được dùng trong một số chế phẩm trà thanh nhiệt.
Các loại nước mát, sinh tố... có thể gây một số tác hại.
Những nghiên cứu khoa học gần đây cho biết dùng lâu dài với liều lớn hơn 2g/ngày, cam thảo có thể gây ra tình trạng giữ nước, phù, cao huyết áp hoặc giảm lượng testosterone. Do đó, nếu dùng thường, mỗi ngày không nên dùng hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không kể cam thảo, hầu hết các loại nước sinh tố, nước trái cây đóng hộp hoặc tự nhiên cũng đều có ít nhiều lượng đường tinh, yếu tố làm tăng nguy cơ các bệnh về chuyển hoá như béo phì, tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường.
Mát quá hoá hàn: âm, dương, hàn nhiệt trong cơ thể cần được quân bình để khoẻ mạnh. Thiếu nước phải bù nước. Nhiệt độ môi trường nóng quá cũng khiến cơ thể cần bổ sung những loại nước mát. Tuy nhiên, lạm dụng nước mát, sinh tố, nước đá... sẽ có hại.
Theo đông y, "tỳ ố thấp" (tỳ không ưa sự ẩm thấp) và "thận ố hàn" (thận ghét lạnh). Do đó, sự ẩm thấp sẽ làm trở ngại chuyển hoá ở dạ dày. Ăn hoặc uống nhiều đồ lạnh sẽ hại thận, xương, răng. Mặt khác, uống ngay một lượng nước lớn cho đã khát sau khi đi nắng hoặc khi trời quá nóng, có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc gây ra những sự cố tim mạch. Hệ quả này là do thay đổi nhiệt độ thình lình, làm kích thích hệ thần kinh giao cảm ở dạ dày, tạo ra những phản ứng stress có thể gây nhức đầu, chóng mặt.
Sự đầy bụng và phình to nhất thời của dạ dày đẩy hoành cách mô lên, cũng tạo áp lực thêm cho tim. Do đó, những người có tỳ vị yếu (đường tiêu hoá yếu), ăn kém, hay đầy bụng nên cẩn thận khi dùng nhiều nước mát. Người có thể tạng hư hàn, dễ rối loạn tiêu hoá, hay hắt hơi, sổ mũi chỉ nên dùng vừa đủ, khi khát, tốt nhất dùng nóng.
Theo SGTT
Nguy hiểm khi ăn nhiều thịt lợn siêu nạc Ăn phải thịt lợn tăng trọng về lâu dài sẽ bị tích tụ chất tăng trọng trong cơ thể, dễ gây rối loạn chuyển hóa. Không chỉ ở Trung Quốc mà tại Việt Nam cũng có nhiều mẫu thịt lợn nhiễm chất clenbuterol (chất độc gây siêu nạc) khiến người tiêu dùng rất hoang mang. Tại các chợ, hầu hết thịt lợn được...