Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Gấp rút định vị lại sản phẩm

Theo dõi VGT trên

Trước thực tế một số loại nông sản chủ lực sụt giảm tăng trưởng, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng đã đến lúc chúng ta không cần tự hào là cường quốc xuất khẩu gạo, cà phê hay cá tra nữa, bởi những người làm ra sản phẩm này thu nhập vẫn thấp.

Điều cần làm là “chế biến” các sản phẩm có nhiều thế mạnh như lúa gạo, trái cây… thành những “chiếc bánh” ngon hơn, để những người làm ra chúng thu lãi hợp lý hơn…

Thay đổi ngay tư duy làm ăn

Theo chuyên gia nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, thách thức đối với nông sản chủ lực ĐBSCL là chi phí sản xuất cao, sản phẩm bán ra đắt tiền hơn so với sản phẩm của các nước khác nhưng chất lượng, sản lượng lại không đảm bảo, nếu không tổ chức lại sản xuất sẽ thua ngay trên sân nhà. Thực tế cho thấy, hầu hết nông dân vẫn làm ăn riêng lẻ. Trong khi đó, các HTX hoạt động chưa thật sự hữu hiệu, nhiều trường hợp nông dân và doanh nghiệp không tin tưởng vào nhau dẫn đến bất đồng trong khâu sản xuất và tiêu thụ. Những hiệp định thương mại được ký kết sẽ không có lợi cho nông dân làm cá thể, không sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP… Chính vì vậy phải thay đổi ngay tư duy sản xuất các loại nông sản chủ lực.

Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Gấp rút định vị lại sản phẩm - Hình 1

Thu hoạch mía ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Huỳnh Xây

Về phía người dân, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, phải có sự chủ động làm ra nông sản sạch, theo hướng giảm chi phí sản xuất, bởi người tiêu dùng hiện nay sẽ chọn dùng hàng tốt nhất và rẻ nhất. Do đó, sản phẩm nông sản của chúng ta có chất lượng thấp mà bán giá cao hơn hàng ngoại nhập thì sẽ sớm thua trên sân nhà.

“Nhà nước phải đầu tư giống cây, con có chất lượng theo yêu cầu thị trường, tạo ra các giống cây, con có khả năng thích ứng cao với hạn, mặn và kháng bệnh, chuyển giao các giải pháp kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản xuất, ít hao hụt trong quá trình thu hoạch và luôn tạo ra sản phẩm mới để tăng tính cạnh tranh. Phía các doanh nghiệp, phải tham gia vào chuỗi giá trị, liên kết với nông dân, tìm tòi các cách làm mới, học hỏi kinh nghiệm các nước khác trong công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu có uy tín. Có như vậy mới phát huy lợi thế nông sản sẵn có trong nước. Nếu không thay đổi suy nghĩ và phương pháp làm ăn, tới đây, khi thị trường mở cửa sâu rộng theo các hiệp định, các doanh nghiệp quốc tế sẽ tràn vào và chèn ép, đè bẹp các công ty kinh doanh mặt hàng nông sản lạc hậu trong nước” – GS Võ Tòng Xuân nói.

Video đang HOT

Đối với một số nông sản cụ thể như cây mía, PGS-TS Lê Văn Bảnh – Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thuỷ sản và Nghề muối (Bộ NNPTNT) cho biết, công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch sản xuất mía đường ở ĐBSCL còn nhiều hạn chế. Vị trí xây dựng một số nhà máy đường chưa phù hợp, vùng nguyên liệu của nhà máy được đặt ở vùng đất khô cằn, phân tán và đan xen với cây trồng khác nên gặp khó khăn trong vận chuyển nguyên liệu như các nhà máy đường Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau… Hệ quả là các nhà máy này không có đủ nguyên liệu cho chế biến, khả năng phải di dời, một số nhà máy khác phải mua nguyên liệu từ vùng xa. Công tác đầu tư giống mía cũng chưa có chuyển biến rõ rệt, thâm canh chưa hợp lý, cơ giới hoá còn rất thấp, đặc biệt là trong khâu thu hoạch, khiến tổn thất trong khâu này còn lớn. Ngoài ra, việc sản xuất các phế phẩm, phụ phẩm từ cây mía vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Tương tự với cây điều, tuy được xác định là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực (nhiều nhất là ở Long An), nhưng hiện nay mặt hàng nông sản này đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu chế biến (khoảng 50%), thiếu lao động ở các doanh nghiệp (từ 15-20%). Nguyên nhân là do quy hoạch diện tích trồng điều chưa được các địa phương quan tâm đầu tư.

Quy hoạch sản xuất gắn với liên kết vùng

Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Gấp rút định vị lại sản phẩm - Hình 2

Nông dân thu hoạch mía ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Huỳnh Xây

Về các sản phẩm nông sản chủ lực vùng ĐBSCL, ông Trần Hữu Hiệp – Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết, đã đến lúc chúng ta không cần tự hào là vựa lúa, cường quốc số 1, số 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cá tra hay trái cây nữa, bởi thực tế cho thấy những người làm ra sản phẩm này cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, các sản phẩm chủ lực như lúa gạo, trái cây, thuỷ sản cần được “chế biến” thành những “chiếc bánh” ngon hơn để những người làm ra nó thu lãi hợp lý hơn.

Cũng theo ông Hiệp, trong điều kiện cạnh tranh và thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, các cơ quan chuyên môn cần tập trung cải tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, tăng cường năng lực hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các vùng miền khác trong cả nước. Đưa nhanh các công nghệ mới vào tất cả các khâu sản xuất nông sản, xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao dựa vào những tiến bộ kỹ thuật mới. “Cần quy hoạch lại vùng sản xuất theo liên kết vùng, gắn với nhu cầu thị trường. Quá trình này phải chú trọng đến việc cải tiến đổi mới cơ chế chính sách nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực” – ông Hiệp nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng, thời gian có có tình trạng một số tiểu vùng luôn độc canh cây lúa, các loại nông sản khác có phát triển nhưng chưa tương xứng, hoặc phá vỡ quy hoạch khiến mất cân đối cung – cầu. Vì vậy, thời gian tới việc liên kết phát triển giữa các địa phương là rất cần thiết, sẽ giúp các tỉnh giải quyết được an ninh về nguồn nước, có nhiều cơ hội kêu gọi đầu tư, điều tiết thị trường… Trong mối liên kết này, phải đảm bảo không có sự tranh chấp nguồn nước, cũng như thay đổi tập quán sản xuất của người dân. Nếu chúng ta vẫn phát triển cây trồng nhỏ lẻ, manh mún thì sẽ không xây dựng được thương hiệu nông sản.

Theo Danviet

Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Không lo được đầu ra sản phẩm

Mặc dù từng đầu tư khá lớn nhưng vài năm trở lại đây, nhiều người trồng mía ở tỉnh Hậu Giang đã không còn mặn mà với loại cây chủ lực này, từ đó kéo theo diện tích sản xuất mía giảm (từ 15.000ha xuống còn 11.000ha). Thực trạng tiêu thụ khó khăn của cây mía cũng là của nhiều cây trồng chủ lực khác.

Khó tiêu thụ, giá cả bấp bênh

Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều năm liền, người trồng mía luôn gặp cảnh được mùa mất giá, thu nhập của họ ngày càng giảm. Trong khi đó, diện tích cây ăn trái có chiều hướng tăng, từ 22.962ha (2010) lên 29.000ha (2014), tăng 20%.

Ông Nguyễn Văn Đông - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, không riêng gì tỉnh Hậu Giang, nhiều tỉnh thành khác cũng có diện tích mía khá lớn nên xảy ra tình trạng cung vượt cầu, hơn nữa giá mía giảm cũng do tình trạng đường nhập khẩu nhiều, giá cũng rẻ hơn, tình trạng buôn lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt.

Loay hoay xác định nông sản chủ lực: Không lo được đầu ra sản phẩm - Hình 1

Người dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp phát triển diện tích xoài. Ảnh: Huỳnh Xây

Ngoài cây mía, hiện tỉnh Hậu Giang cũng có một số loại nông sản được công nhận nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng gần như dậm chân tại chỗ, thậm chí quy mô sản xuất đang thu hẹp lại, vì đầu ra không ổn định, giá cả luôn bấp bênh. Một số dự án nhỏ trong chương trình phát triển các nông sản chủ lực gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Long An, nhiều nông sản có thế mạnh của tỉnh được cung cấp rộng rãi cho thị trường trong nước và xuất khẩu như: Lúa 2,8 triệu tấn/năm; hoa quả 158.000 tấn/năm (trong đó, thanh long 78.000 tấn/năm; chanh 75.000 tấn/năm... Tuy nhiên, các hàng hóa nông sản của tỉnh chủ yếu vẫn tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái, chiếm trên 87% lượng nông sản của tỉnh. Theo kênh tiêu thụ này, hàng hóa nông sản của tỉnh từ sản xuất đến tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu trung gian. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều mặt hàng nông sản tiêu thụ không ổn định, điệp khúc "được mùa mất giá, được giá mất mùa" vẫn luôn tiếp diễn.

Còn nhiều thách thức

Tương tự Long An, theo lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực trong tỉnh nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết. Chẳng hạn như cây lúa, việc tiêu thụ luôn gặp khó khăn vì nhiều hợp đồng tiêu thụ chưa được thực hiện (giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp chưa có sự tin tưởng, cảm thông). Hiện nay vẫn còn 80% sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh vẫn phải thông qua thương lái thu gom, giá cả bán ra luôn không ổn định. Nhiều HTX và nông dân vẫn có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và chưa quan tâm ứng dựng kỹ thuật mới để giảm giá thành sản xuất. Doanh nghiệp tham gia đầu tư đầu vào (phân bón, thuốc BVTV) nhiều nhưng lại thiếu doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, tuy Bến Tre có lợi thế sản xuất dừa, bưởi da xanh, măng cụt, sầu riêng, nhãn, chôm chôm... nhưng các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ có điều kiện tự nhiên tương tự, cũng đang sản xuất những sản phẩm trên với sản lượng lớn và bán với giá cạnh tranh hơn. Ngoài ra, nông sản Bến Tre còn đang đối mặt nhiều thách thức như sức mua giảm, giá cả biến động thường xuyên, chất lượng hàng hoá không ổn định, không đồng đều. Tình trạng nông dân tự phát sản xuất các loại nông sản khác không theo quy hoạch, chưa gắn với nhu cầu thị trường đã làm cho nhu cầu thị trường mất cân đối.

Ông Nguyễn Văn Tranh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau nhận định, việc liên kết hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh Cà Mau thời gian qua được chú trọng phát triển nhưng kết quả đạt được chưa cao và đang gặp nhiều khó khăn. "Khi lập quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, mỗi địa phương xây dựng trên cơ sở đặc thù và lợi ích riêng, chưa tham khảo quy hoạch lẫn nhau. Ngoài ra, tình trạng sản xuất tự phát, phá vỡ quy hoạch vẫn còn diễn ra nhiều nơi" - ông Tranh thông tin.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, con tôm và cây lúa là sản phẩm chủ lực của tỉnh và của tiểu vùng Bán đảo Cà Mau. Tuy nhiên, do hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đảm bảo đồng bộ, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa sâu nên hiệu quả chưa cao và thiếu tính bền vững. Tình trạng tranh chấp giữa 2 hệ sinh thái mặn - ngọt đang diễn ra. Ngoài ra, do thiếu tính liên kết nên dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp, công tác quản lý chất lượng nông sản gặp nhiều khó khăn đã khiến cho người dân luôn lâm vào cảnh được mùa, mất giá.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế
08:14:43 19/11/2024

Tin mới nhất

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Bị 3 tên côn đồ bắt cóc, đứa trẻ 11 tuổi trốn thoát như phim, nhận cơn mưa lời khen: Không thể tin nổi!

Netizen

10:06:46 19/11/2024
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ngoài sự thông minh và tỉnh táo, biết áp dụng những kỹ năng được học thì điều quan trọng không kém là sự may mắn.

Những mẫu khăn quàng cổ và cách phối độc đáo cho mùa đông

Thời trang

10:06:29 19/11/2024
Khăn quàng cổ không chỉ giữ ấm mà còn là điểm nhấn thời trang đầy cuốn hút. Khám phá ngay những mẫu khăn đẹp mắt cùng cách phối độc đáo, giúp bạn tỏa sáng trong mùa đông này.

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz

Sao châu á

09:56:35 19/11/2024
Năm 2020, nữ diễn viên Chu Trí Hiền và nam vương Hong Kong (Trung Quốc) Lê Chấn Diệp khiến đài TVB điêu đứng khi bị cánh truyền thông bắt quả tang tại trận hành vi ngoại tình.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Phát hiện 'khách không mời' trên giường ngủ, người phụ nữ sợ quên cả tiếng Anh

Lạ vui

09:47:33 19/11/2024
Khi trở về nhà , Francielle Dias Rufino thấy vị khách không mời ở trên giường của cô. Francielle căng thẳng tới mức quên cả tiếng Anh, cô hét lên với chồng mình bằng tiếng Bồ Đào Nha.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.

Mbappe nguy cơ bị tuyển Pháp ngó lơ

Sao thể thao

09:40:30 19/11/2024
Cựu cầu thủ Louis Saha cho rằng Kylian Mbappe có thể rút lui khỏi tuyển Pháp nếu mâu thuẫn giữa đôi bên không được giải quyết.

Để "sống tối giản", tôi làm theo những cách này nhưng lại thấy cuộc sống của mình trở nên "cực kỳ phức tạp"

Sáng tạo

09:38:00 19/11/2024
Để theo đuổi cái gọi là cuộc sống tối giản , tôi đã tuân theo một loạt hành vi và thói quen phổ biến hiện nay, nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của tôi đơn giản và rõ ràng hơn.

Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ

Sức khỏe

09:29:52 19/11/2024
Su hào cực giàu kali nên giúp chế hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn và hỗ trợ hoạt động cơ bắp tốt hơn. Cung cấp đủ kali cho cơ thể còn giúp tăng tốc độ xử lí thông tin của não bộ lên nhanh chóng.