Loay hoay với nguồn tuyển!
Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong chưa đầy 2 tháng tới, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ kết thúc tuyển sinh 2019 đối với bậc trung cấp.
Dù vậy, tính đến cuối tháng 10-2019, tuyển sinh của 14 trường trung cấp ở Cần Thơ chưa đạt đến 50% tổng chỉ tiêu. Một số trường tuyển được từ 3% đến 9% so với chỉ tiêu năm 2019. Ngay cả các trường cao đẳng (CĐ) lâu năm có đào tạo bậc trung cấp cũng rơi vào tình trạng chờ thí sinh nhập học.
Đơn cử, hai trường CĐ: Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và Y tế Cần Thơ chỉ tuyển được khoảng 10% chỉ tiêu ở bậc trung cấp. Các trường CĐ: Du lịch Cần Thơ, Nghề Cần Thơ, Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ và Cao đẳng Cần Thơ vẫn đang tiếp tục tuyển sinh cho các ngành ở bậc trung cấp.
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ thực hành trên máy. Ảnh: B.NG
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, mà nguyên nhân cơ bản nhất là tâm lý trọng bằng cấp của xã hội. Các ngành trung cấp lĩnh vực cơ khí, nông nghiệp tuy đã cải thiện nguồn tuyển sinh so với những năm trước, nhưng học sinh vẫn không ưu tiên, trong khi chưa có cơ chế chính sách ưu đãi cho những ngành học này. Thạc sĩ Nguyễn Minh Thơ, Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Cần Thơ, lý giải thêm: “Tâm lý người học cho rằng mức lương, cơ hội thăng tiến của người tốt nghiệp CĐ, đại học cao hơn so với người học trung cấp”.
Ngoài ra, các quy định mới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, mà đơn cử như trong lĩnh vực Y Dược, là rào cản tâm lý đối với học sinh có ý muốn chọn học trung cấp. Đó là quy định của Bộ Y tế: Từ năm 2021, các bệnh viện, cơ sở y tế toàn quốc sẽ ngừng nhận điều dưỡng, kỹ thuật viên y học, dược sĩ, nữ hộ sinh, hộ lý… hệ trung cấp.
Theo Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực vào năm 2020), yêu cầu trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên cao hơn so với hiện nay. Giáo viên mầm non, tiểu học phải có bằng cấp bậc cao đẳng, trong khi trước đây chỉ yêu cầu bằng trung cấp sư phạm. Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Cần Thơ, nói: “Đây là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không chọn học trung cấp. Hiện trường đã xây dựng chương trình liên thông từ trung cấp lên CĐ, đại học sư phạm để đào tạo theo nhu cầu cho các trường mầm non, tiểu học ở Cần Thơ”. Từ năm 2018, Trường CĐ Cần Thơ không tuyển trung cấp sư phạm.
Video đang HOT
Giải pháp để tăng nguồn tuyển sinh mà các trường đã và đang thực hiện là đầu tư nguồn lực, đồng thời, liên kết với các trường đại học đào tạo nâng chuẩn trình độ. Song song đó, các trường đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để giải quyết hiệu quả đầu ra cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Ông Đào Minh Lợi, Trưởng Phòng Lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cần Thơ, cho rằng: Các trường trung cấp tuyển sinh khó khăn không phải vì không đảm bảo chất lượng đào tạo, mà đó là tình hình chung cả nước. Đã có nhiều trường ở Cần Thơ tự nỗ lực đầu tư nguồn lực, chủ động liên kết với doanh nghiệp để tìm lối ra phát triển cho trường.
Một mùa tuyển sinh nữa gần kết thúc và các trường đào tạo trung cấp vẫn phải loay hoay với bài toán: tìm người học!
NG.NGÂN
Theo baocantho
Gom trường có giúp tuyển sinh nghề khởi sắc?
Bộ LĐ-TB&XH đang thực hiện quy hoạch lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp thông qua dự thảo đề án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030.
Học sinh tìm hiểu các chương trình đào tạo nghề tại gian tư vấn của Trường CĐ Quốc tế TP.HCM trong ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Liệu việc giải thể, sáp nhập này có giúp nâng cao chất lượng giáo dục nghề và giúp tuyển sinh nghề khởi sắc?
"Nhiều trường nghề hiện nay lấy học bổng ra để "dụ" học sinh. Điều này vô tình góp phần hạ thấp nhận thức của người dân về chuyện học nghề. Vì thực tế người ta thường quan tâm việc học xong sẽ được làm gì, thu nhập ra sao chứ không phải được gì trong lúc học".
Ông Nguyễn Thành Hiệp - nguyên trưởng phòng dạy nghề Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
Nghĩ "học nghề dành cho học sinh yếu kém", ai chịu học?
Theo nhiều chuyên gia, với chính sách, cách làm hiện nay sẽ khó giải được bài toán phân luồng học sinh vào học ở các trường nghề.
ThS Trần Phương - hiệu trưởng Trường trung cấp Việt Giao - cho rằng không phải học sinh không thích học nghề mà chính sách phân luồng học nghề cho học sinh THCS làm chưa hiệu quả.
Thực tế, nhiều lãnh đạo phòng giáo dục, trường THCS vẫn còn nhận thức "học nghề dành cho học sinh yếu kém". Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra hiện có không ít học sinh không ham thích học văn hóa bậc THPT nhưng vào trường nghề lại trở thành 'sao sáng'.
Trong khi đó phần đông nhiều gia đình vẫn nghĩ bằng tốt nghiệp THPT giúp con họ vào đời thuận lợi hơn, chưa kể họ ngại cho con học nghề vì "sĩ diện".
ThS Nguyễn Xuân Toán - phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cũng nhìn nhận một trong những nguyên nhân khiến việc phân luồng học sinh không hiệu quả do tâm lý chuộng bằng cấp, việc truyền thông về học nghề chưa rõ.
Bên cạnh đó, khi vào học nghề lại phải học một khối lượng kiến thức văn hóa rất lớn theo quy định của Bộ GD-ĐT là hơn 1.200 tiết. "Vừa phải học nghề vừa phải học văn hóa dẫn đến tâm lý chán không học nghề, thời gian để học nghề và văn hóa cho đối tượng 9 3 gần 4 năm nên nhiều em thà đi lao động thời vụ", ông Toán nói.
Nên tích hợp giáo dục hướng nghiệp từ tiểu học
TS Hoàng Ngọc Vinh, phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Việt Nam - cho rằng việc phân loại học sinh khá giỏi để phân luồng không khả thi vì việc đánh giá thi kiểm tra ở phổ thông chưa đảm bảo được độ tin cậy, trong khi tâm lý người dân đều muốn con có bằng tốt nghiệp THPT...
"Việc giáo dục hướng nghiệp cần được tích hợp trong chương trình tiểu học và THCS để dần hình thành ý thích, đam mê nghề nghiệp qua lồng ghép với các môn học khác...
Ở sau THCS và THPT có các chương trình vừa học văn hóa và học nghề, học các kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn của công nghiệp để học sinh có động cơ, thái độ học tốt và học xong có thể gia nhập thị trường lao động được ngay. Kinh nghiệm hầu hết các nước châu Âu, Úc, Mỹ, Hàn Quốc theo mô hình này", ông Vinh cho biết.
Trong khi đó theo nhiều chuyên gia, nước ta gặp khó vì giáo viên phổ thông không có kỹ năng nghề, không có cơ sở vật chất đào tạo nghề, quản lý trường phổ thông không có hiểu biết về giáo dục kỹ thuật... Trường nghề ở địa phương có đủ thầy và cơ sở vật chất lại không can thiệp được vào trường THPT do tách biệt quản lý.
Điểm rắc rối ở đây là chương trình dạy các môn văn hóa và cơ sở nền tảng cho học các môn chuyên môn phải được thiết kế tích hợp gắn với nghề đào tạo. Vấn đề là chương trình ai thiết kế, ai có thể dạy được chương trình ấy và sự công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng nghề nghiệp tương đương như tốt nghiệp THPT không theo định hướng nghề...
Theo quyết định 522 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 phải có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng và đến năm 2025 tỉ lệ này phải lên đến 45%. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy chủ trương này rất khó thực hiện.
Theo tuoitre
Tạo sức hút cho trường nghề Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, mùa tuyển sinh 2019 dần khép lại với nhiều kết quả khả quan ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. Đây là nền tảng khẳng định sức hút của trường nghề với thí sinh bằng niềm tin chất lượng đào tạo....