Loạt trái phiếu khiến Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt
Ba công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã thông qua nhiều tổ chức khác nhau để phát hành trái phiếu ra thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) mới công bố thông tin của 8 lô trái phiếu với tổng trị giá 8.130 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 4/4 đã ban hành quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng giá trị 10.030 tỷ đồng của các công ty Ngôi Sao Việt, Cung Điện Mùa Đông và Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Như vậy, nhiều khả năng còn một đợt phát hành trái phiếu nữa trong tháng 3/2022 với giá trị 1.900 tỷ đồng.
3 công ty Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022
Ngày 22/11/2021, Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông phát hành 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 450 tỷ đồng, lãi suất 11,5%/năm. Tiếp đó, ngày 16/12, công ty này thông báo phát hành lô trái phiếu với tổng giá trị lên tới 3.230 tỷ đồng.
Tổ chức liên quan đến đợt chào bán này là Công ty cổ phần Chứng khoán KIS (tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý đăng kí lưu ký trái phiếu) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank chi nhánh Tây Thăng Long) là tổ chức quản lý tài khoản.
Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt cũng đã có 2 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ở đợt đầu tiên vào ngày 20/9/2021, doanh nghiệp này phát hành 19 triệu trái phiếu với tổng giá trị 1.900 tỷ đồng. Trái phiếu được hưởng lãi suất cố định 11,5%/năm cho toàn bộ các kỳ thanh toán.
Video đang HOT
Tổ chức liên quan đến đợt chào bán này là Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý phát hành, đại lý đăng ký lưu ký trái phiếu) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank chi nhánh Tây Thăng Long) là tổ chức quản lý tài khoản, tổ chức quản lý tài sản đảm bảo.
Một lô trái phiếu khác được Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt công bố phát hành ngày 5/7 với tổng giá trị 800 tỷ đồng. Trái phiếu được hưởng lãi suất cố định 12%/năm cho 4 kỳ thanh toán đầu tiên. Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tư vấn cho Ngôi Sao Việt phát hành lô trái phiếu này.
Các tài sản đảm bảo cho hai lô trái phiếu nói trên đều do Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đại diện quản lý và nhận thế chấp.
Trong khi đó, ngày 6/7/2021, Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil đã thông báo phát hành khối lượng 8.000 trái phiếu, với tổng giá trị 800 tỷ đồng, lãi suất 11,75%/năm. Đại lý phát hành là Công ty cổ phần chứng khoán An Bình.
Lô thứ hai phát hành từ 20/8/2021, phát hành 4,5 triệu trái phiếu với tổng trị giá phát hành 450 tỷ đồng kỳ hạn 24 tháng. Loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành. Lãi suất cố định 11,5% với kỳ trả lãi 12 tháng/lần. Đại lý phát hành là Công ty cổ phần chứng khoán Agribank.
Lô thứ ba phát hành 1/11/2021 với 5 triệu trái phiếu phát hành có tổng trị giá 500 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cố định 11,5% với kỳ trả lãi 12 tháng/lần. Đại lý phát hành là Công ty cổ phần chứng khoán Agribank.
Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ra, 6 bị can khác bị khởi tố cùng tội danh gồm: Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt; Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Trần Hồng Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil; Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Nguyễn Khoa Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông; Lê Văn Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Phùng Thế Tính, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tài chính Kế toán, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với các bị can nêu trên.
Kết quả điều tra xác định, trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Siết vốn đổ vào bất động sản để kìm giá nhà
Cần kiểm soát chặt những doanh nghiệp phát hành trái phiếu "ba không" do có nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và thị trường.
Thông tư 16/2021 liên quan đến việc các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp (DN) có hiệu lực từ ngày 15-1-2022. Những quy định tại thông tư này được đánh giá là biện pháp mạnh tay góp phần hạn chế vốn chảy vào bất động sản (BĐS), giúp thị trường phát triển minh bạch, ổn định. Tuy nhiên, để kéo giảm giá nhà, đất trong thời gian tới thì các chuyên gia cho rằng cần rất nhiều yếu tố cộng thêm.
Siết nhưng vẫn có lỗ hổng
Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, trong quý III-2021, các DN BĐS dẫn đầu thị trường trái phiếu khi phát hành 85.500 tỉ đồng. Tính chung chín tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp đã phát hành 201.000 tỉ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 10,36%/năm, kỳ hạn bình quân ở mức 3,8%/năm.
Đáng chú ý, có tới gần 60% lượng trái phiếu DN phát hành là do các ngân hàng và công ty chứng khoán nắm giữ. Đặc biệt, quy mô tín dụng qua kênh trái phiếu DN trở nên khá lớn, chiếm khoảng 12% dư nợ tín dụng ngân hàng và khoảng 15% GDP.
Theo đánh giá của PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, theo thống kê lượng trái phiếu DN phát hành do các ngân hàng và công ty chứng khoán nắm giữ quá lớn, tình trạng này thực sự nguy hiểm. Lý do là trước đây ngân hàng có thể cho các DN vay, giờ lại đổ tiền ra mua trái phiếu. Cuối cùng, các DN lấy tiền bán trái phiếu để trả nợ vay thì chẳng khác nào tái cấu trúc lại nợ vay bằng việc mua trái phiếu với lãi suất cao.
Vì vậy, theo ông Thịnh, việc Thông tư 16 siết lại tình trạng trên là rất cần thiết. Theo quy định tại thông tư, ngân hàng chỉ được mua trái phiếu DN khi có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%, không được mua trái phiếu DN nếu DN phát hành trái phiếu nhằm cơ cấu lại nợ; góp vốn, mua cổ phần tại DN khác. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ giới hạn được các ngân hàng đầu tư vào các khoản nợ xấu mà sau này sẽ khó đòi.
"Thông tư 16 vừa giúp ổn định thị trường trái phiếu đi vào nề nếp. Đồng thời giúp ổn định hệ thống tài chính tiền tệ và kiểm soát, hỗ trợ thị trường BĐS phát triển minh bạch, ổn định" - ông Thịnh nhận định.
Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ lo ngại thông tư sẽ không quản lý được những DN tự phát hành trái phiếu "ba không" gồm không tài sản bảo đảm, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán.
Theo ông Thịnh, trái phiếu "ba không" tiềm ẩn rủi ro rất lớn, không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho cả hệ thống tài chính. Có thể thấy trên thị trường BĐS, nhiều DN vẫn tự phát hành trái phiếu với lãi suất cao nhằm thu hút nhà đầu tư.
Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân cũng cho rằng cần quản lý, giám sát phát hành trái phiếu DN riêng lẻ, nhất là trong lĩnh vực BĐS. DN phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng độc lập, báo cáo tài chính minh bạch, DN phát hành có kết quả kinh doanh của năm liền trước năm phát hành lỗ hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm phát hành...
Giá nhà, đất tăng cao lý do lớn là vì hạn chế nguồn cung. Ảnh minh họa: M.LONG
Giá nhà bất kham
Khi nguồn vốn bị siết lại, một số ý kiến cho rằng DN BĐS không thể đầu tư tràn lan như trước mà buộc phải tập trung vào những dự án khả thi nhất, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất để có thể huy động vốn từ khách hàng.
Tuy nhiên, việc siết vốn đổ vào BĐS qua kênh phát hành trái phiếu, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng vẫn khó kéo giữ được đà tăng của giá nhà, đất. Bởi lẽ giá BĐS do nhiều yếu tố thị trường quyết định.
Theo ông Thịnh, quy định trên sẽ giúp thị trường BĐS phát triển minh bạch, bền vững hơn song giá nhà, đất sẽ tiếp tục tăng khi nhiều chi phí đầu vào tăng lên. Điều đáng kể là khi thông tin ngày càng công khai, minh bạch hơn, đặc biệt là thông tin liên quan đến quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng thì việc đầu cơ hay chủ đầu tư thổi giá sẽ được hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng trong giai đoạn này thị trường đang có nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính khiến giá nhà tăng cao. Vì thế, khi bị siết nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, các DN BĐS sẽ phải tìm nguồn tín dụng khác để phát triển dự án.
"Khi chủ đầu tư khó khăn nguồn vốn, tăng thêm chi phí, khiến áp lực buộc phải tăng giá BĐS cao hơn nữa khi ngưỡng giá hiện đã là rất cao rồi" - ông Đính lo ngại.
Ngoài ra, ông Đính cho hay giá BĐS khó giảm vì hiện nay phải đối mặt với áp lực tăng giá do giá đất tăng, đầu vào giá nguyên liệu tăng, giá nhân công tăng...
Bộ Tài chính thanh tra, giám sát chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu Ủy ban chứng khoán (UBCK) đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư. Nếu có dấu hiệu lừa đảo,...