Loạt ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ lĩnh án phạt tại Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ
Hai ‘gã khổng lồ’ công nghệ Mỹ là Meta và Google lần lượt lĩnh các án phạt 18,63 triệu USD và 113 triệu USD vì ‘bành trướng’ trong hoạt động kinh doanh của mình.
Loạt ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ lĩnh án phạt tại Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Cơ quan giám sát cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã đưa ra khoản tiền phạt 18,63 triệu USD đối với công ty mẹ của Facebook, Meta. Theo đó, cơ quan này cáo buộc việc hợp nhất dữ liệu người dùng từ Facebook, WhatsApp và Instagram đã mang lại cho Meta một lợi thế không công bằng trong quảng cáo.
Mức phạt đã được quyết định vào tuần trước và được công bố hôm 26/10. Theo các dữ liệu mà cơ quan Thổ Nhĩ Kỳ thu thập được, Meta đã “thống trị” thị trường quảng cáo trực tuyến và “tạo ra rào cản gia nhập” cho các đối thủ cạnh tranh.
Được biết, cơ quan giám sát Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc điều tra từ năm 2021, sau khi WhatsApp yêu cầu người dùng cho phép Facebook thu thập dữ liệu của họ. Ngay cả trước sự thay đổi này, Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ kiện về việc mua lại WhatsApp và bị Liên minh châu Âu (EU) cũng như Vương quốc Anh điều tra vì sử dụng kho dữ liệu khổng lồ của mình để cung cấp cho Facebook Marketplace và lợi thế không công bằng đối với cuộc đua trong ngành.
Mức phạt của Thổ Nhĩ Kỳ là 346,72 triệu lira (khoảng 18,63 triệu USD), được quyết định dựa trên thu nhập năm 2021 của Meta. Cơ quan giám sát cũng yêu cầu Meta chuẩn bị các báo cáo hàng năm về những kế hoạch của công ty trong tương lai để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong 5 năm tới.
Meta đã báo cáo lợi nhuận 46,7 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên, công ty đã báo cáo doanh thu hàng quý giảm lần đầu tiên, giảm 1% vào tháng 7, cũng như lợi nhuận giảm 36% so với một năm trước đó.
Google đã nhiều lần gặp phải vấn đề với các cơ quan quản lý quốc gia của Ấn Độ.
Không chỉ Meta nhận án phạt, Google mới đây cũng lĩnh án phạt 113 triệu USD của cơ quan quản lý chống độc quyền của Ấn Độ, cáo buộc công ty này có các hoạt động kinh doanh “không công bằng” và cản trở cạnh tranh với các quy tắc quá hạn chế đối với các nhà phát triển ứng dụng.
Video đang HOT
Ủy ban Cạnh tranh của Ấn Độ (CCI) đã kết thúc một cuộc điều tra kéo dài đối với Google vào hôm 25/10, kết luận rằng việc Google yêu cầu các nhà phát triển sử dụng Cửa hàng Play của họ cho tất cả các ứng dụng và mua hàng trong ứng dụng là một “điều kiện không công bằng” và vi phạm luật thương mại của đất nước.
Ủy ban cho biết họ đã phạt Google vì “lạm dụng vị trí thống lĩnh đối với các chính sách trên Cửa hàng Play” và yêu cầu công ty thay đổi các chính sách của mình, lập luận rằng mua hàng trong ứng dụng là “phương tiện quan trọng để các nhà phát triển ứng dụng kiếm tiền từ sáng tạo của họ”.
Khoản tiền phạt mới nhất được đưa ra chỉ vài ngày sau khi CCI đưa ra hình phạt thậm chí còn lớn hơn, lên tới 161 triệu USD, đối với Google vì các cáo buộc chống độc quyền riêng biệt.
Tính theo lượng người dùng, Ấn Độ là thị trường lớn nhất của Google, với việc công ty đầu tư số tiền lớn vào quốc gia đông dân này nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng quốc tế. Những nỗ lực đó dường như đã được đền đáp khi Android của Google hiện chiếm lĩnh khoảng 97% thị trường Ấn Độ, trong khi nền tảng thanh toán trực tuyến Google Pay đã trở nên phổ biến nhất tại quốc gia này.
Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn
Tham vọng của Starlink giúp mọi nơi trên Trái Đất đều có thể truy cập Internet tốc độ cao, ứng dụng cần thiết với nhiều ông lớn ngành vận tải và các nhà mạng viễn thông.
Mạng lưới vệ tinh của Starlink có thể phủ sóng Internet tới mọi nơi trên Trái Đất. Ảnh: Getty.
Starlink là dự án phủ sóng Internet trên toàn cầu bằng vệ tinh của công ty khai phá không gian SpaceX, do Elon Musk sáng lập. Dịch vụ này tạo nên một mạng lưới gồm hàng nghìn vệ tinh xung quanh Trái Đất, giúp cung cấp Internet tốc độ cao từ quỹ đạo thấp đến các vùng xa xôi, hẻo lánh trên Trái Đất.
Kể từ lần đầu được vận hành vào tháng 10/2020, Starlink cho biết hiện tại, công ty có 400.000 người đăng ký dùng trải dài trên 36 quốc gia công ty đang kinh doanh. Gần như mọi ông lớn hoạt động ở các lĩnh vực vận tải như du thuyền hạng sang, hàng không đều muốn trở thành đối tác của dịch vụ Internet này.
Kế hoạch của SpaceX sắp tới là phóng 42.000 vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9. Ảnh: Getty Images.
Nếu Starlink có thể hiện thực hóa tham vọng của mình, dịch vụ có thể truyền dữ liệu trực tiếp đến điện thoại di động, giúp loại bỏ các vùng mất sóng trên toàn cầu.
Lợi thế giúp Starlink dẫn đầu Internet vệ tinh
Internet vệ tinh là một giải pháp hữu ích cho những nơi hệ thống Internet thông thường không thể tiếp cận, chẳng hạn ở các khu vực miền núi hoặc vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, những giới hạn của việc phát triển Internet vệ tinh bao gồm chính sách ở mỗi quốc gia, các rào cản về kinh tế và xã hội góp phần ảnh hưởng khả năng truy cập Internet của nhiều người.
Starlink phá vỡ những rào cản này nhờ vào bệ phóng từ công ty khai phá không gian SpaceX. Cho đến nay, công ty của vị tỷ phú giàu nhất hành tinh đã phóng hàng nghìn vệ tinh lên quỹ đạo. Nhờ các vệ tinh được phóng lên đều hoạt động ở quỹ đạo tầm thấp xung quanh Trái Đất, Starlink luôn mang đến tốc độ kết nối giữa vệ tinh và mặt đất nhanh nhất có thể.
Kể từ năm 2018, Starlink đã phóng khoảng 3.000 vệ tinh tầm thấp vào vũ trụ. Cho đến giữa năm 2027, dịch vụ này đặt mục tiêu có tới 42.000 vệ tinh.
Hình ảnh minh họa các vệ tinh Starlink trên quỹ đạo. Ảnh: University College of London.
Khi mới triển khai lần đầu, SpaceX cho biết trong một email gửi đến những người đăng ký thử nghiệm Starlink bản beta tốc độ dự kiến đạt 50-150 Mbps, với một vài sự cố ngắt quãng. Tuy nhiên, hãng đã làm được nhiều hơn thế, khi mang đến cho người dùng tốc độ cao hơn nhiều.
Starlink thậm chí còn đạt tốc độ kết nối lên đến 175 Mbps trong điều kiện nhiệt độ đóng băng, gió lớn và tuyết, theo bài kiểm tra năm 2020 của SpaceX.
Chi phí đắt đỏ
Với những ưu điểm vượt trội so với các nhà mạng thông thường, dễ hiểu chi phí hàng tháng phải bỏ ra để sử dụng Starlink là không hề rẻ với mức giá 110 USD hàng tháng. Ngoài ra, nếu là khách hàng đăng ký mới, người dùng cần mua thêm đĩa và bộ định tuyến cần thiết để kết nối với vệ tinh được công ty bán với giá 600 USD.
Mức giá này đã tăng đáng kể so với khi lần đầu Starlink triển khai dịch vụ. Tháng 10/2020, khách hàng chỉ cần trả trước 600 USD cho cả thiết bị kết nối và phí hàng tháng cho dịch vụ Internet vệ tinh này. Theo Insider giải thích, cách đăng ký dịch vụ Starlink dựa trên trên cơ sở "ai đến trước sẽ được phục vụ trước".
Chi phí quá cao với người dùng cá nhân khiến việc kinh doanh của Starlink ở các nước phát triển không quá khả quan. Theo thống kê, 96% hộ gia đình ở Anh đã có Internet tốc độ cao. Các thị trường ở Mỹ và EU cũng tương tự khi số hộ gia đình có mạng Internet tốc độ cao cũng đạt 90%.
Chi phí hàng tháng phải bỏ ra để sử dụng Starlink là không hề rẻ. Ảnh: CNET.
"Đa số các nước phát triển trên thế giới đều đã được trang bị kết nối mạng đủ tốt. Starlink đang hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể của thị trường để tạo ra lợi nhuận", Giáo sư Sa'id Mosteshar, Giám đốc Viện Luật và Chính sách Không gian, đại học London chia sẻ.
Hàng loạt ông lớn muốn hợp tác
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn và cần một mạng lưới Internet có thể hoạt động ở mọi nơi, Starlink là giải pháp hoàn hảo.
Starlink đã ký hợp đồng với các ông lớn trong ngành vận tải du lịch như Royal Caribbean, Hawaiian Airlines và dịch vụ máy bay phản lực khu vực bán tư nhân JSX để cung cấp WiFi cho hành khách. Công ty đang đàm phán với hai hãng hàng không Delta và Frontier Airlines để tiếp tục mở rộng quy mô trên bầu trời.
Đến cuối tháng 8, nhà mạng T-Mobile của Mỹ cho biết họ sẽ sử dụng vệ tinh Starlink, thuộc sở hữu của SpaceX, để cung cấp dịch vụ mạng di động tốt hơn cho người dân Mỹ. Theo đó, T-Mobile sẽ kết nối trực tiếp điện thoại di động của người dùng với vệ tinh trên quỹ đạo.
Nhà mạng T-Mobile của Mỹ kết hợp cùng vệ tinh Starlink hứa hẹn sẽ phủ Internet đến mọi ngõ ngách trên Trái Đất. Ảnh: Getty Images.
Nói về vấn đề này, Musk cho biết các vệ tinh của Starlink sẽ sử dụng tần số trong băng trung tần (mid-band spectrum) của T-Mobile để tạo một mạng kết nối mới. Do đó, hầu hết thiết bị của khách hàng sẽ tương thích với dịch vụ mới này. Nó sẽ được bắt đầu thử nghiệm với dịch vụ nhắn tin từ cuối năm sau.
Trên Twitter, CEO SpaceX viết vệ tinh Starlink V2 có thể loại bỏ các vùng mất sóng trên toàn cầu và giúp kết nối mạng tốt hơn.
Từng bay cao bay xa, nay các 'ông lớn' công nghệ Trung Quốc cũng cắt giảm chi phí Từng bay cao bay xa, nay các 'ông lớn' công nghệ Trung Quốc cũng cắt giảm chi phí Lãnh đạo Alibaba và Tencent tập trung cắt giảm chi phí trên mọi bộ phận, từ sa thải nhân sự đến loại bỏ các mảng kinh doanh không phải nòng cốt. Alibaba và Tencent thường thảo luận về sản phẩm, dịch vụ mới trong cuộc...