Loạt nhầm lẫn phổ biến nhất về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Là một trong số rất ít những ngành học được… giữ nguyên một phần tên gọi tiếng Anh, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics) thường dễ gây nhầm lẫn – rằng ngành này chỉ là vận chuyển, chỉ cần tính toán giỏi, hay chỉ có thể làm việc ở hải cảng,…
Điều này chắc chắn là đáng tiếc, bởi đây là một trong những ngành triển vọng bậc nhất trong thời đại toàn cầu hóa.
Hãy cùng thử ‘đính chính’ những nhầm lẫn phổ biến về ngành Logistics nhé, vì rất có thể bạn sẽ tìm thêm được một lựa chọn ngành nghề hấp dẫn đấy.
Ngành Logistics là ngành… vận chuyển? Không đâu, ‘mạch máu kinh tế’ toàn cầu đấy!
Logistics là lĩnh vực khá thầm lặng trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp dù ‘có mặt’ ở mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh. Lĩnh vực này tập trung vào các hoạt động vận tải, kho bãi, xuất – nhập hàng hóa, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng, tìm kiếm và quản trị nguồn nguyên vật liệu,… Tất cả các hoạt động này nhằm đảm bảo dòng hàng hóa – từ lúc là nguyên vật liệu đến khi thành sản phẩm ra thị trường – vận hành một cách hiệu quả, giảm chi phí, đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo dòng hàng hóa vận hành một cách hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Với vai trò như thế, Logistics được coi như ‘mạch máu’ kết nối các nền kinh tế ở các khu vực, châu lục và cả toàn cầu – như vận chuyển nguyên vật liệu hay sản phẩm từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác. Chỉ riêng tại Việt Nam, với lợi thế đất nước vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có thị trường rộng lớn đồng thời cũng là nơi nhiều tập đoàn đa quốc gia chọn đặt nhà máy, tốc độ phát triển của ngành Logistics trong thời gian tới đòi hỏi nguồn nhân lực ‘khủng’ – chân trời cho sinh viên ngành Logistics thỏa sức bay.
Tốt nghiệp ngành Logistics, sẽ làm ở hải cảng? Ừ thì đúng rồi, nhưng còn hơn thế nữa!
Video đang HOT
Nhắc đến vận chuyển, xuất nhập khẩu hay giao nhận giữa các quốc gia, không gian đầu tiên bạn nghĩ đến là sân bay, hải cảng. Thế thì ngành Logistics sẽ làm việc ở những môi trường này thôi? Chắc chắn là không đâu – khi ‘nhiệm vụ’ của Logistics còn là xây dựng chiến lược, quản lý hệ thống phân phối, tìm kiếm, thu mua, quản trị nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất,… Tất cả các hoạt động này không thể chỉ thực hiện ở cảng biển hay cảng hàng không rồi, phải không?
Sinh viên ngành Logistics có thể làm việc trong nhiều loại hình công ty, doanh nghiệp khác nhau
‘Điểm đến’ cho nhân lực ngành Logistics thường gồm hai nhóm chính. Đầu tiên, đó là những công ty chuyên thực hiện dịch vụ vận tải như DHL Việt Nam, Bưu chính Viettel (Viettel Post), Vietnam Airlines, Cảng Sài Gòn hay Vận tải thủy Petrolimex – nơi bạn trở thành chuyên viên kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng,… Thứ hai, đó là tất cả những công ty sản xuất – thương mại – dịch vụ cần đến khâu thu mua nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm; ở đó bạn sẽ là chuyên viên điều phối logistics, điều phối đơn hàng, quản lý kho bãi, giám sát đối tác cung cấp dịch vụ logistics,… Rất nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí có thể thử sức, đừng tự ‘giới hạn’ mình ở các cảng biển hay sân bay.
Logistic chỉ cần tính toán? ‘Tính’ thêm tiếng Anh, kỹ năng mềm nữa nhé!
Là một ngành thiên về quản trị, chắc chắn Logistics yêu cầu khả năng tính toán, tư duy logic và hệ thống tốt. Nhưng đừng chủ quan bỏ qua tiếng Anh bởi ngôn ngữ toàn cầu này sẽ giúp bạn dễ dàng làm việc với các đối tác nước ngoài hay làm việc ngay trong các công ty nước ngoài. Nếu không thuộc ‘team IELTS 8.0′, bạn có thể tự mình trau dồi, học ở trung tâm, hay đơn giản nhất là hãy lưu ý chọn những trường đào tạo tiếng Anh ngay trong chương trình chính thức – một cách tự ‘thử thách’ mình, buộc bản thân phải học tập đều đặn, chăm chỉ hơn.
Các hoạt động giao lưu quốc tế thường xuyên cũng giúp sinh viên HUTECH dễ dàng phát triển kỹ năng tiếng Anh
Trong khi đó, những kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, phân bổ công việc… là điều kiện cần với bất kỳ ngành nghề nào trong thời đại hội nhập, và tất nhiên là điều kiện ‘cực kỳ cần’ với một ngành mang tính kết nối cao như Logistics. Ưu tiên những môi trường đại học năng động, ‘kích thích’ phát triển kỹ năng, và nếu có thêm cả những hoạt động học tập thực tiễn như giao lưu kết nối doanh nghiệp, học kỳ doanh nghiệp, tuyển dụng trực tiếp,… thì chúc mừng bạn, bạn đã tìm thấy môi trường lý tưởng để bắt đầu với ngành Logistics rồi đấy!
Thông tin xét tuyển ngành Logistics ở một số trường Đại học:
- Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C01 (Toán, Văn, Lý), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc Xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên; hoặc Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG HCM; hoặc kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH.
- Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia.
P/V
Theo baodatviet
Tuyển sinh đại học năm 2020: óng ngành cũ, mở ngành mới
Một số trường đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2020- 2021. Một loạt ngành mới được mở như trí tuệ nhân tạo, logistics, hệ thống nhúng..., trong khi một số ngành lỗi thời, ít người học đã bị các trường "khai tử".
Ngành khoa học máy tính, khoa học dữ liệu... được dự báo sẽ thu hút người học
Mở ngành theo xu thế
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là từ khóa "nóng" hơn bao giờ hết khi hàng loạt trường đại học đua nhau mở ngành này. Theo đề án tuyển sinh mới công bố, các trường ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐHQG TPHCM) đều mở nhiều ngành liên quan trí tuệ nhân tạo.
ĐH Bách khoa TPHCM dự kiến mở thêm 5 chương trình đào tạo chất lượng cao, trong đó có chuyên ngành kỹ thuật robot (nằm trong ngành kỹ thuật cơ điện tử); ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM từ năm 2020 sẽ đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nền công nghiệp 4.0 bằng việc mở thêm một số ngành học mới như Khoa học máy tính (hướng trí tuệ nhân tạo), Kỹ thuật máy tính (hướng hệ thống nhúng và Internet vạn vật - IoT). ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM dự kiến cho ra đời 5 ngành mới, gồm Vật lý Y khoa, Khoa học dữ liệu, Toán ứng dụng, Toán tin và ngành kỹ thuật địa chất.
Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết, đây là những ngành đang thật sự có nhu cầu cho ứng dụng thực tế như toán tài chính dành cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hay ứng dụng trong việc tính toán cơ học và đặc biệt ngành toán tin rất cần thiết và hỗ trợ ngành khoa học dữ liệu.
"Riêng việc mở ngành khoa học dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả những thứ liên quan như big data, AI, IoT... đều cần đến nguồn dữ liệu tốt và đương nhiên cần đến những người làm công việc này một cách khoa học', ông Quán giải thích.
Tương tự, ĐH Công nghiệp TPHCM tuyển thêm 2 ngành mới là IoT và AI ứng dụng, khoa học dữ liệu. Trong đó, IoT và AI ứng dụng là ngành được xây dựng theo hướng ứng dụng trong các thiết bị điều khiển nhúng như robot, thiết bị tự động; ĐH Mở TPHCM dự kiến tuyển sinh hai ngành mới là du lịch, logistics và quản lý chuỗi cung ứng; ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến tuyển 4 ngành mới, gồm: Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, Quan hệ Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế.
Trong khi đó, ở khối các trường đào tạo xã hội, kinh tế cũng có một số ngành mới đáp ứng nhu cầu thực tế. ĐH Văn Hiến năm nay mở 7 ngành mới, gồm Thương mại điện tử, Truyền thông đa phương tiện, Luật, Điều dưỡng, Quản lý bệnh viện, Quản lý thể dục thể thao, Công nghệ thực phẩm. Ông Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh trường này, cho biết, đây là những ngành xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nguồn nhân lực của thị trường lao động thời gian qua.
"Đặc biệt, trường nằm trong hệ sinh thái của một tập đoàn với nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên sinh viên có nhiều hỗ trợ và điều kiện thuận lợi thực hành, thực tập và đầu ra việc làm khi theo học các ngành này. Riêng với ngành Quản lý thể dục thể thao, nhà trường khá tự tin nhờ có CLB Bóng đá Đồng Tháp. Đây sẽ là nơi sinh viên có điều kiện để thực hành và nhiều cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp của mình...", ông Thái nói.
"Khai tử" nhiều ngành lỗi thời
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2020, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM sẽ ngừng tuyển sinh hai ngành, gồm công nghệ vật liệu dệt may và kỹ thuật nữ công. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, đây là hai ngành học khó tuyển trong mấy năm gần đây, điểm chuẩn các ngành của trường từ 18 trở lên, nếu tiếp tục hai ngành đó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của trường. Do đó, trường quyết định ngưng tuyển sinh.
Theo ông Dũng, song song với việc ngưng tuyển hai ngành trên thì nhà trường mở thêm ba ngành học mới, gồm hệ thống nhúng & IoT, kiến trúc nội thất và thiết kế thời trang- chương trình chất lượng cao.
Tương tự, ĐH Quốc tế Hồng Bàng quyết định đóng cửa sáu ngành học do khó tuyển sinh. Trường mở thêm 11 ngành học mới, trong đó có AI. Theo PGS. TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng nhà trường, AI là ngành phù hợp với xu thế của xã hội.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM năm 2020, thành phố có nhu cầu trên 323.000 việc làm, trong đó 135.000 việc làm mới. Dự báo, một số ngành tiếp tục có xu hướng thu hút nhân lực bao gồm: Công nghệ thông tin - iện; Cơ khí, tự động hóa; Công nghệ thực phẩm, Thương mại điện tử, Logistics; Dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn; Tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; Dệt - may - giày da.
Theo Tiền phong
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố ngành mới và học phí 2020 Học phí Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trung bình khoảng 30 triệu đồng/học kỳ, riêng học phí của ĐH nước ngoài ở chương trình liên kết là 112-875 triệu đồng/năm. Đó là một trong những nội dung đáng quan tâm trong đề án tuyển sinh dự kiến cho năm 2020 của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa...