Loạt di động mới lên kệ đầu năm tại Việt Nam
Samsung, Microsoft, Nokia là những hãng đầu tiên có sản phẩm lên kệ tại Việt Nam đầu năm 2016.
Di động nhóm trung là phân khúc cạnh tranh mạnh mẽ trong năm 2015 ở Việt Nam. Bước vào 2016, các nhà sản xuất lớn tiếp tục thêm model mới phục vụ cho mùa mua sắm Tết.
Galaxy A5 là model tầm trung vừa được Samsung ra mắt và bán tại Việt Nam. Khác với mẫu Galaxy A5 của năm cũ, phiên bản 2016 được làm mới thiết kế nhờ sự kết hợp giữa kim loại và kính, cùng mặt kính cong 2,5D. Nhờ đó, Galaxy A5 vẫn cho cảm giác như một mẫu di động cao cấp.
Galaxy A5 (phải) và Galaxy A7 phiên bản 2016.
Về cấu hình, Galaxy A5 có màn hình 5,2 inch, độ phân giải Full HD. Máy dùng chip 8 nhân, tốc độ 1,6 GHz, RAM 2 GB, máy ảnh 5 và 13 MP, pin 2.900 mAh. Galaxy A5 cũng được Samsung trang bị cảm biến vân tay để khoá máy và hỗ trợ thanh toán qua Samsung Pay.
Lên kệ với mức giá 10,99 triệu đồng, Galaxy A7 là phiên bản phóng lớn của A5 với màn hình được nâng lên 5,5 inch, giữ nguyên độ phân giải. Model này có thông số vi xử lý, camera tương tự Galaxy A5 2016 nhưng trội hơn ở lượng pin 3.300 mAh và RAM lên đến 3 GB.
Video đang HOT
Lumia 550 giống như một phiên bản thu nhỏ của bộ đôi cao cấp Lumia 950 và 950 XL vừa ra mắt ở Việt Nam. Đây cũng là mẫu di động thứ 3 được cài sẵn hệ điều hành Windows 10.
Về tổng thể, máy có thiết kế không khác so với hai đàn anh. Thông số cấu hình và mức giá của Lumia 550 đã định vị sản phẩm này ở phân khúc phổ thông. Lumia 550 trang bị màn hình 4,7 inch độ phân giải HD (720 x 1.280 pixel), chip Qualcomm Snapdragon 210 với 4 nhân xử lý tốc độ 1,2 GHz, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 8 GB. Hai camera của máy độ phân giải lần lượt 5 và 2 MP, trong đó camera sau có đèn flash.
Ra mắt quốc tế từ cuối 11/2015, nhưng đến đầu 1/2016, Nokia 230 mới có mặt tại Việt Nam. Model này lên kệ với giá 1,39 triệu đồng, khá cao so với mặt bằng chung các mẫu điện thoại cơ bản, nhưng xứng đáng với lớp vỏ kim loại và thương hiệu Nokia.
Đơn thuần là một chiếc di động phổ thông, Nokia 230 có màn hình TFT 2,8 inch độ phân giải 240 x 320 pixel. Máy chạy nền tảng Series 30 tích hợp sẵn trình duyệt web Opera Mini, tìm kiếm Bing Search, theo dõi thời tiết MSN Weather, ứng dụng Facebook và nghe nhạc Mp3.
Bên cạnh đó, Nokia 230 cũng có 2 camera độ phân giải 2 MP. Trong đó, camera sau có đèn flash, hỗ trợ quay video 480p.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Hàng trăm triệu người vẫn chọn điện thoại 'cục gạch'
Trong thời đại smartphone và vật dụng nào cũng được tích hợp tính năng thông minh, vẫn còn nhiều người dùng điện thoại cơ bản, chủ yếu để nghe gọi.
Điện thoại thông minh đang dần trở thành thiết bị tất yếu đối với nhiều người nhờ các tiện ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, hàng triệu chiếc điện thoại với bàn phím số, chức năng đơn giản vẫn được tiêu thụ nhờ những đặc điểm nổi trội của nó.
Đầu năm 2016, Microsoft đưa trở lại thị trường mẫu điện thoại phổ thông mang thương hiệu Nokia. Máy có thiết kế dạng thanh với bàn phím truyền thống, màn hình TFT 2,8 inch độ phân giải 240 x 320 pixel. Nokia 230 chạy Series 30 có khả năng duyệt web với Opera Mini, tuy nhiên, không được tích hợp 3G, Wi-Fi hay GPS.
Phân tích lượng smartphone và điện thoại cơ bản bán ra năm 2015 và 2019.
Những người sở hữu smartphone sẽ hỏi: Liệu ai sẽ mua điện thoại "cục gạch" như trên vào thời điểm này? Thống kê từ CCS Insight cho biết, tổng số điện thoại bán ra trên toàn cầu năm 2015 là 2,07 tỷ thiết bị, trong đó có 1,48 tỷ smartphone. Điều này có nghĩa, có tới 590 triệu chiếc điện thoại cơ bản tiếp tục được tiêu thụ và con số này đến năm 2019 vẫn là 350 triệu máy.
Theo báo cáo của Quartz, những người không mua smartphone được chia làm ba nhóm. Đầu tiên là những người lần đầu sử dụng điện thoại di động, bao gồm trẻ em ở những nước giàu, khoảng 300 triệu người ở tiểu vùng Sahara châu Phi sẽ mua chiếc điện thoại đầu tiên của họ trong thập kỷ tới. Ngoài ra, còn có rất nhiều người lần đầu sở hữu di động ở Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Mỹ Latin.
Điện thoại cơ bản đang thu hẹp thị phần trước smartphone, nhưng vẫn "sống khỏe".
Nhóm thứ hai bao gồm những người đơn giản, không thích smartphone. Nhóm này xa rời Facebook, Twitter hay các mạng xã hội..., đặc biệt là người già. Tuy nhiên, trong một số khảo sát, có không ít người trẻ từ chối sử dụng điện thoại thông minh.
Những người chọn điện thoại cơ bản như một thiết bị bổ sung sẽ thuộc nhóm thứ ba. Thống kê cho thấy, hơn 25% người mua điện thoại cơ bản ở châu Âu là để dùng cùng máy khác. Họ thích nó bởi thời lượng pin dùng cả tuần, đủ cho những chuyến du lịch, khám phá mà không phải "canh cánh" cắm sạc, mang pin dự phòng. Nhóm này cũng bao gồm doanh nhân, những người thành đạt, có địa vị trong xã hội, không muốn "vứt" thời gian vào những thứ ngoại trừ các cuộc điện thoại, tin nhắn.
Thị trường điện thoại cơ bản dần thu hẹp, song các nhà sản xuất vẫn sẽ kiếm được nhiều tiền từ phân khúc này. Ericsson ước tính, có khoảng 9,2 tỷ thuê bao di động và 1,4 tỷ người không đăng ký 3G.
Tỷ lệ thuê bao di động sở hữu smartphone năm 2015.
Tại Việt Nam, smartphone được nhận định là có sức tăng trưởng "nóng", tuy nhiên mới có 17% thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh, theo báo cáo 2015 của Mary Meeker. Con số này thấp hơn một số nước trong khu vực như Indonesia (19%), Philippines (26%) hay Thái Lan (29%).
Đình Nam
Theo VNE
Nokia 230 có bản mạ vàng, giá 2,8 triệu đồng Nokia 230 mạ vàng có chi phí cao gấp đôi so với bản tiêu chuẩn (1,4 triệu đồng), do một đơn vị chế tác trong nước phát hành. Nokia 230 mạ vàng với 2 màu trắng, đen. Ảnh: Thắng Trần. Ngay sau khi mẫu di động phổ thông Nokia 230 lên kệ tại Việt Nam, một đơn vị chế tác trong nước đã...