Loạt ảnh cuối cùng trước núi lửa: Câu chuyện về 2 nhiếp ảnh gia hi sinh cả tính mạng để bảo vệ những thước film quý báu của khoa học và nghệ thuật
Khi thấy ngọn núi lửa phun trào, dung nham tuôn chảy, Robert biết mình không thể nào thoát được số mạng nên đã dành hết sức chụp lấy cảnh tượng hùng vĩ mà tàn khốc ấy.
Sau đó, anh đặt film vào hộp rồi cho vào balo, lấy cả thân mình bảo vệ chúng – đứa con tinh thần sau cuối của cuộc đời.
Ảnh minh họa
Ngày 18/5/1980 ngọn núi lửa St. Helens ở bang Washington phun trào, khiến 57 người thiệt mạng gần như ngay lập tức. Trong đó có 2 vị nhiếp ảnh gia đang mải miết theo đuổi sứ mệnh của mình – đó là ghi lại hình ảnh về ngọn núi lửa hùng vĩ, nguy hiểm nhằm phục vụ cho khoa học và nghệ thuật. Nhìn thấy những thước film mà họ để lại, ai nấy đều không khỏi tiếc thương xen lẫn lòng nể phục vô cùng.
1. Nhiếp ảnh gia Robert Landsburg
Năm 1980, Robert là một nhiếp ảnh gia tự do làm việc cho nhiều ấn phẩm báo chí, trong đó có National Geographic. Anh đã đến núi lửa St. Helens vào tháng 4 và thực hiện hàng tá chuyến thám hiểm thành công. Ảnh mà Robert chụp được cũng có góc nhìn rất tốt, toàn diện, bao quát ngọn núi lửa đã “tỉnh giấc” suốt nhiều tuần liền.
Vào thứ bảy ngày 17/5, đêm ngay trước thảm kịch, Robert đã viết trong nhật ký rằng anh cảm thấy đang “ở trên mép vực của một điều sắp diễn ra”. Tuy nhiên bên cạnh “linh cảm” của vị nhiếp ảnh gia, khoa học không phát hiện thấy thứ gì bất thường về ngọn núi lửa để dự đoán về đợt phun trào sắp tới. Tất cả các chỉ số từ tốc độ phình to, mức độ thải SO2 lẫn nhiệt độ mặt đất đều khá bình thường.
Tuy nhiên vào sáng chủ nhật lúc 8h32, một trận động đất đã khiến toàn bộ mặt núi phía bắc – vốn không vững chắc – trượt xuống và tạo nên đợt lở đất kinh khủng nhất từng ghi nhận tại địa phương. Đáng sợ hơn, hệ quả là các khí gas áp suất cao, vật chất nóng chảy… đã bất ngờ phát nổ ở phía bắc Hồ Spirit. Từ đó, núi lửa dần dần tỉnh giấc hoàn toàn và bắt đầu phun trào dữ dội. Cột khói vươn đến 24 km vào không khí và tàn tro nhanh chóng lan xa ra 11 tiểu bang nước Mỹ cùng 2 tỉnh của Canada.
Quá trình núi lửa St. Helens phun trào ngày 18/5/1980. Ảnh gif tạo từ chuỗi ảnh liên tục của một nhóm nhiếp ảnh gia may mắn thoát nạn nhờ đứng ở khoảng cách an toàn.
Trong lúc đó, nhiếp ảnh gia Robert đã lái xe đi về mạn phía tây và chỉ cách đỉnh núi lửa có 4 km. Suốt một tháng trời kiên nhẫn chụp ảnh núi lửa và “linh tính” vào tối hôm trước – chính các yếu tố này đã khiến Robert không thể nào rời đi! Thay vào đó, anh lấy ra chân máy ảnh, hướng nó về ngọn St. Helens đang nhả khói nghi ngút, dung nham cuộn xoáy tuôn trào dưới chân núi…
Thế nhưng tình hình càng lúc càng tồi tệ, báo trước một kết cục bi thảm. Các đợt sạt lở liên tục – kéo theo đá nóng chảy và tàn tro – đã bao phủ toàn khu vực với tốc độ hàng ngàn km/h, hủy diệt mọi thứ trên đường đi.
Chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đó, khi đám mây tro bụi ở ngay đỉnh đầu, Robert Landsburg biết rằng quá muộn để tìm đường sống cho bản thân. Tuy nhiên, anh vẫn quyết giữ “sinh mệnh” cho các tác phẩm của mình.
1 trong những bức ảnh trong đợt phun trào do Robert Landsburg chụp được
Robert bấm một đợt cuối những tấm film ghi lại ngọn St. Helens rực cháy dữ dội. Kế đó anh đặt film vào hộp, rồi đặt chiếc hộp lẫn máy ảnh vào balo. Robert ôm chiếc balo vào lòng, hướng lưng vào dòng dung nham chực chờ ào tới để bảo vệ đứa con tinh thần của mình. 17 ngày sau, nơi anh nằm lại chỉ còn là tàn tro…
Ngoại trừ hộp film vẫn khá nguyên vẹn! Nó bị tàn phá một phần bởi nhiệt độ nhưng nội dung hãy còn sắc nét, được đăng lên ấn phẩm National Geographic vào tháng 1/1981. Nhìn những bức ảnh này, mọi người hi vọng Robert sẽ có thể mỉm cười trên thiên đường vì anh đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh của mình.
Tác phẩm của Robert Landsburg trên tạp chí National Geographic
2. Nhiếp ảnh gia Reid Blackburn
Cùng có mặt ở ngọn núi lửa St. Helens giữa tháng 5 năm ấy là nhiếp ảnh gia Reid Blackburn – đang cộng tác cho National Geographic, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và tờ báo The Columbian.
Hai nhiếp ảnh gia Robert Landsburg (trái) và Reid Blackburn.
Đáng lẽ anh chỉ ở lại ngọn núi đến ngày 17/5 nhưng có lẽ vì định mệnh sắp đặt, Reid quyết định nán lại thêm vài ngày nữa. Đến sáng hôm sau, anh thấy mình chỉ còn ở cách mạn bắc của núi lửa có 8 dặm. Đây là khu vực xảy ra lở đất, hầu như mọi cây cối bị tàn phá hoàn toàn.
Xác của nhiếp ảnh gia Reid Blackburn được tìm thấy vào ngay sau hôm thảm kịch diễn ra. Anh vẫn còn cầm tay lái nhưng chiếc ô tô đã chìm trong lớp tàn tro dày đặc. Các cánh cửa sổ – ngoại trừ kính chắn gió phía trước – đều vỡ tan tành trước sức ép của đợt phun trào.
Chiếc ô tô bị hủy hoại của Reid
Máy ảnh của Reid gần như bị hủy hoại, nhưng người ta vẫn giữ lại nó cùng những thước film như một kỉ vật để đời. Đến nhiều thập kỉ sau, một nhân viên phòng hình ảnh làm việc cho báo The Columbian bất ngờ khôi phục được các thước film mà Reid đã ghi lại. Buổi sáng định mệnh hôm đó, Reid chụp 5 tấm ảnh; và 4 trong số đó là về ngọn núi lửa đang phun trào.
Đến nay đã gần 40 năm trôi qua, người xem vẫn hoảng sợ trước sức mạnh vô tận của tự nhiên khi nhìn thấy các thước film đen trắng của nhiếp ảnh gia Reid Blackburn. Và có cả Robert Landsburg nữa…
Các thước phim cuối cùng của nhiếp ảnh gia Reid
Thế nhưng điều khiến ta lắng lại nhất là sự cảm thương, kính nể cho các tay máy đã hết lòng cho nghề nghiệp, cho đứa con tinh thần của mình. Nơi họ nằm lại là mặt đất đen ngòm phủ trong dung nham và tro tàn, nhưng giá trị của họ thật to lớn về mặt nghệ thuật lẫn khoa học – vì đã giúp các chuyên gia địa chất hiểu rõ hơn về 1 trong những thảm kịch núi lửa khủng khiếp nhất bang Washington nước Mỹ.
Theo Helino
Độc đáo cây cầu làm bằng tre tưởng như mỏng manh nhưng chịu được sức nặng của ô tô
Cây cầu làm bằng tre nhưng có thể chứa hàng trăm xe cộ cùng đi lại. Trước khi mùa khô kết thúc, người ta sẽ dỡ cầu. Điều này thu hút hàng nghìn khách đến khu vực này mỗi năm.
Đó là cây cầu bằng tre khổng lồ, có chiều dài hơn 1km, kết nối thị trấn Kampong Cham với Koh Paen trên sông Mekong.
Cây cầu độc đáo bằng tre, dài hơn 1km, kết nối thị trấn Kampong Cham với Koh Paen trên sông Mekong
Nét độc đáo của cây cầu này ở chỗ, dù làm bằng chất liệu như tre, nhưng cầu có thể chịu được sức nặng của hàng trăm xe cộ đi qua. Và đặc biệt hơn, trước khi mùa mưa kéo tới (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm), người địa phương sẽ tháo dỡ cầu, lưu trữ toàn bộ số tre tránh nước lũ dâng cao.
Việc xây dựng và tháo dỡ cầu tre liên tục diễn ra hàng năm trong nhiều thập kỷ. Không chỉ chịu sức nặng của người đi bộ, cầu tre còn chịu cả xe đạp, xe máy, ô tô hay xe tải đi qua.
Cây cầu được làm mới hàng năm khi mùa nước lũ qua đi, mùa khô về
Nếu như vào mùa mưa, du khách chỉ có thể đến đảo Koh Paen bằng thuyền, thì khi mùa khô tới, nước sông Mekong rút xuống, bạn có thể tới đảo bằng cầu tre.
Nhìn cầu tre từ trên cao, du khách sẽ thấy cảnh tượng hùng vỹ với rất nhiều cọc tre đan xen nhau. Chúng được làm thủ công từ năm này qua năm khác, mỗi năm lại được làm mới từ đầu.
Nhìn tưởng như yếu ớt mỏng manh, nhưng cầu tre chịu được cả sức nặng ô tô chạy qua
Nếu đi trên cầu cùng một chiếc ô tô, nhiều người lần đầu sẽ thấy sởn da gà vì trọng lượng xe sẽ làm sàn uốn cong. Nhưng sau vài lần thử, du khách sẽ thấy quen hơn khi nhận ra cây cầu đủ mạnh để chịu lực.
Người địa phương muốn đi qua cầu phải mất khoảng 100riel, nhưng với khách nước ngoài, con số này có khi phải tăng lên nhiều lần.
Nét độc đáo khác lạ của cây cầu tre
Thông thường vào những ngày lễ tết Khmer, giao thông trên cầu sẽ bị ùn tắc khá nghiêm trọng. Có thể trong thời gian tới, cây cầu tre sẽ bị thanh thế bằng loại cầu có kiến trúc và chất liệu kiên cố hơn, nhưng hình ảnh về cây cầu độc đáo vẫn là điểm nhấn khi nghĩ về nơi này.
Hoàng Hà
Theo doanhnghiepvn.vn
Quái quỷ chuyện lái xe như sấm sét * Người lái xe dừng ô tô của mình bên cạnh một chiếc ô tô vừa đâm vào gốc cây ven đường, và hỏi: Ảnh minh họa - Ông bị tai nạn? - Không, tôi chỉ thử xem dây an toàn có tốt không thôi mà... * Thưa ông, khi tôi mua chiếc xe ô tô của ông, ông hứa rằng trong vòng...