Loạn trường đại học: Chỉ tiêu dân trí hay nhu cầu nhân lực?

Theo dõi VGT trên

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu trường đại học? Không mấy ai trả lời được chính xác, có thể là 450 hay 470, và con số này luôn bị thay đổi vì một tháng có thêm hai trường ĐH mới, một năm có thêm ít nhất là 17-20 trường. Con số này cũng không chính xác nốt.

Đặc biệt là trong khoảng thời gian gần mười năm trở lại đây việc lập đại học trở thành phong trào rầm rộ như thành lập hợp tác xã nông nghiệp trước đây.

Chúng ta đang chứng kiến một thảm cảnh chỉ có duy nhất ở Việt Nam, là các trường cạnh tranh nhau không phải bằng chất lượng mà bằng các mánh lới chèo kéo người học, tung ra các chiêu thức hệt như các quán ăn đường phố như tặng tiền, đồng phục, hạ điểm đầu vào đến mức 7 điểm cũng trở thành sinh viên… Các chuyên gia nước ngoài họ hoàn toàn không hiểu điều gì đang xảy ra với một dân tộc có tuổi đời khởi xướng đại học vào loại lâu đời nhất nhì trên thế giới.

Loạn trường đại học: Chỉ tiêu dân trí hay nhu cầu nhân lực? - Hình 1

Việc đào tạo là một lẽ, nhưng quan trọng hơn là làm sao phân bổ đến được đúng nơi có nhu cầu.

Trước đây đại học tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn thì nay tỉnh nào cũng có đại học (có lẽ trừ Dăk Nông mới thành lập là chưa có) có tỉnh đến bốn, năm trường đại học. Có trường mới toanh còn thơm mùi sơn nước, nhưng số trường nâng cấp từ cao đẳng, trung cấp, trường nghề, trường chính trị, trung tâm đào tạo thường xuyên lên đại học thì nhiều vô kể, nhiều đến mức có những trường đại học mà người có thâm niên giáo dục 30 – 40 năm khi được hỏi ngơ ngác không biết nó nằm ở đâu, đào tạo lĩnh vực nào, ai là hiệu trưởng.

Không biết có phải vì lý do dễ kiếm ăn hay không mà việc lập đại học thành một phong trào mạnh mẽ, không chỉ tỉnh huyện, bộ ngành mà cả các tập đoàn kinh tế, công ty đều nhảy vào cuộc. Nếu một tổng công ty xây dựng, bất động sản, truyền thông, công nghệ thông tin, khai thác khoáng sản có máu mặt mà chưa có đại học thì chưa được coi là sang trọng. Nếu một ngày nào đó đại học Việt Nam lập lại trật tự nhờ có quy luật “mạnh được, yếu thua” và được điều tiết bởi “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường thì cũng không phải là quá tệ, nhưng như thế thì thật là quá nhẫn tâm với những người nông dân cắm mặt xuống bùn kiếm từng đồng xu lẻ mà đặt trọn niềm tin vào những trường đại học dở trường dở chợ như thế.

Tại sao lại phải cho ra nhiều trường đại học ồ ạt như thế? Chúng ta thử lý giải hiện tượng này và xem xét hệ quả của nó ra sao?

Cái lý của người cấp phép là làm sao trong thời gian ngắn phải nâng số sinh viên trên 10.000 dân ngang bằng với các nước tiên tiến xung quanh, như thế mới đáp ứng được mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp, điều này cũng diễn ra trong việc đào tạo tiến sĩ làm sao phủ kín trong các cơ quan công quyền và giáo dục với chỉ tiêu đào tạo mới là 20.000 tiến sĩ. Hiện nay số sinh viên/10.000 dân của Việt Nam là khoảng 200 đến 220, trong khi các nước như Thái Lan, Philippines, Malaysia là 400 đến 450, Hàn Quốc và Singapore là 500 đến 600. Bộ Giáo dục và đào tạo muốn nâng số sinh viên/10.000 dân bằng Thái Lan, Malaysia hôm nay là 400 vào năm 2025. Đó là một ý tưởng hay, nhưng chưa chắc đã hợp lý. Bởi lẽ:

Video đang HOT

Giống như cơ thể con người, cơ thể kinh tế của một quốc gia chỉ có thể dung nạp một lượng nhân lực có trình độ ở một mức độ nào đó. Việc sản xuất ra bao nhiêu kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư, nhà quản lý là tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của xã hội trong mỗi giai đoạn chứ không phải xuất phát từ việc nhìn xem các nước láng giềng và lại càng không nên xuất phát từ trí tưởng tượng bay bổng của một vị lãnh đạo tỉnh (cho dù là với động cơ cực kỳ trong sáng) rằng tỉnh kia có đại học văn hoá, đại học công nghệ thông tin thì có lý do gì mà mình lại không có, trong khi đào tạo ra không biết để làm gì. Thuốc bổ là cần, nhưng uống nhiều quá cũng sinh bệnh mà chết.

Việc đào tạo là một lẽ, nhưng quan trọng hơn là làm sao phân bổ đến được đúng nơi có nhu cầu. TP.HCM có đến hàng trăm, thậm chí là cả ngàn bác sĩ tốt nghiệp nhưng có đi làm hết không? Nhiều ngành khác như sư phạm, hành chính, các ngành khoa học xã hội tốt nghiệp xong cứ quanh quẩn ở 14 quận nội thành TP.HCM. Tình trạng này cho thấy xã hội không thiếu nhân lực trình độ cao, có nhiều ngành thừa rất nhiều mà do chưa có chính sách tốt cho nên không thu hút được nhân lực và như vậy mở ra càng nhiều trường đại học đồng nghĩa với việc hàng tồn kho ngày càng nhiều, lãng phí cho xã hội và cho chính mỗi gia đình.

Cơ thể kinh tế của một quốc gia chỉ có thể dung nạp một lượng nhân lực có trình độ ở một mức độ nào đó. Việc sản xuất ra bao nhiêu kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư, nhà quản lý là tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của xã hội trong mỗi giai đoạn chứ không phải xuất phát từ việc nhìn xem các nước láng giềng để phấn đấu cho bằng.

Không ít những vị chức sắc cho rằng việc đào tạo ra nhiều cử nhân, kỹ sư nếu không kiếm được việc làm thì bề nào cũng vẫn tốt, vì như thế là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo con người. Điều này không sai, nhưng trình độ phát triển và mức sống của đại đa số người dân chưa đến mức “học chơi”.

Lên đại học quá dễ dù “phải theo tiêu chuẩn”, nhưng để có những tiêu chuẩn thì không có gì khó, chỉ cần một cô thư ký ngồi một buổi trước máy tính là sẽ có tất tần tật. Vậy là chẳng mất gì, chỉ cần tăng thêm một năm nếu là cao đẳng ba năm, còn đội ngũ thầy cô giáo, cơ sở vật chất vẫn vậy (nếu thiếu thì thuê mượn đỡ ở đâu đó), có khác chăng là thay cái bảng treo ở trước cổng trường. Nhưng vấn đề không đơn giản như thế. Khi các anh, chị học trung cấp, cao đẳng thì còn chấp nhận các công việc phổ thông, kể cả việc lao động nặng nhọc, chân lấm tay bùn… nhưng khi có tấm bằng đại học, giờ là “ông kỹ sư, bà cử nhân” giải quyết được sĩ diện thì bắt đầu chê việc. Ở một tỉnh nọ của đồng bằng sông Cửu Long có trường trung cấp tài chính, khi xưa tốt nghiệp xong người học vui vẻ về xã, huyện làm việc nhưng nay lên đại học chả ai chịu về xã nữa. Đó là hậu quả của việc gán nhãn mới màu mè chất lượng cao lên chai nước mắm có độ đạm vẫn thế. Nếu đọc trong bất kỳ lời giới thiệu nào của các trường dân lập đều có câu “văn bằng cấp nằm trong hệ thống văn bằng của Bộ Giáo dục và đào tạo và Nhà nước Việt Nam” như là một sự bảo chứng cho nhãn hiệu.

Rất nhiều vị quản lý nhà nước cho rằng việc bùng nổ đại học rồi dẫn đến phá sản như đã diễn ra trong thị trường bất động sản là điều tốt và là cơ hội thanh lọc đại học. Đúng là điều này đang xảy ra với nhiều khoa bị giải thể vì không có sinh viên, nhưng không dễ gì với trường. Việc lập ra đã khó, nhưng giải thể có khi còn khó hơn, bởi đó là “tâm huyết” là “lòng yêu dân tộc” của các vị sáng lập và càng khó hơn vì động chạm đến lợi ích nhóm, thậm chí lợi ích gia đình. Thực tế không ai mở trường học với tuyên ngôn để kiếm tiền mà là phục vụ đất nước, nhưng có một thực tế ai cũng thấy một thời kinh doanh giáo dục là kinh doanh an toàn nhất, vốn ít nhất mà lời cũng bộn nhất. Chỉ cần mướn được mặt bằng là có thể chiêu sinh được, thầy đi mời bên ngoài miễn trả giá cao hơn công lập sau đó phát triển với phương châm “lấy mỡ nó rán nó”.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi bà nội tôi còn sống, bà tôi vẫn làm bánh cuốn ra chợ phiên đầu làng bán, mỗi phiên bà chỉ làm có chừng 30 cái, tôi hỏi sao bà không làm nhiều hơn, bà nói ở cái làng này những người có được một, hai xu mua bánh cuốn đâu có bao nhiêu mà làm nhiều, làm nhiều lại ế mang về. Những người nông dân ở cái làng quê bé tẹo chả được học quy luật cung cầu thế mà họ cũng biết sản xuất ra cỡ nào thì vừa, sao quan chức chúng ta nhiều tiến sĩ, giáo sư thế mà vẫn tính hớ mới lạ chứ.

Ai là người chịu trách nhiệm trả lời trước nhân dân? Rồi ai đó sẽ nói rằng lịch sử sẽ phán xét? Nhưng than ôi không phải đợi đến mai sau mà ngay hôm nay con cháu chúng ta đang phải trả giá cho những quyết định “khó hiểu” này.

Theo SGTT

GS Mỹ: VN cần tạo thế chân kiềng để đánh thức nhân lực, nhân tài

"Tôi không phải là chuyên gia về Việt Nam nhưng tôi biết đất nước các bạn có những bước tiến dài, nhất là kinh tế. Tuy nhiên, để khẳng định mình thì các bạn cần phải cơ cấu lại nhân sự có thế chân kiềng: Nhà nước - doanh nghiệp - giáo dục.

Đó là lời khẳng định của giáo sư Dave Ulrich (Đại học Michigan, Mỹ) tại hội thảo "Tư duy lại nhân lực và nhân tài" (Rethinking HR & Talent). Hội thảo do trường Doanh nhân PACE tổ chức ngày 29/9 tại TPHCM, thu hút hơn 500 nhà lãnh đạo, doanh nhân, học giả, nhà nghiên cứu... trong và ngoài nước tham dự.

GS Mỹ: VN cần tạo thế chân kiềng để đánh thức nhân lực, nhân tài - Hình 1

Giáo sư Dave Ulrich đang chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhân lực tại hội thảo.

GS Dave Ulrich mở đầu bài thuyết trình của mình bằng việc phác họa những thực tiễn cạnh tranh mới đang diễn ra trên khắp toàn cầu. Theo ông, Việt Nam với vị trí là một trong số 11 quốc gia mới nổi kế tiếp (theo sau các nước thuộc khối BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...), hơn bao giờ hết cần phải đặt ra câu hỏi "Lợi thế cạnh tranh của quốc gia sẽ đến từ những nguồn nào?" để có thể hoạch định một chiến lược phát triển hiệu quả cho mình.

Ông cũng cho rằng trong bối cảnh này, có thể thấy rằng vấn đề nhân lực và nhân tài chính là một nguồn "tài nguyên" quan trọng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho quốc gia và doanh nghiệp bên cạnh các lợi thế khác vẫn thường được nhắc đến như chiến lược, tài chính, công nghệ...

Theo GS Dave Ulrich, đây không phải là một câu chuyện quá mới mẻ với quốc gia cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể "đánh thức" được nguồn tài nguyên vô cùng to lớn ấy, cần phải "định nghĩa lại" nhân lực và nhân tài.

Ai sẽ được gọi là "nhân tài"? Làm thế nào để xác định đúng và khơi dậy được nguồn tài nguyên ấy? Đầu tư cho nhân tài là cần thiết, nhưng làm thể nào để đầu tư đúng và đo lường được hiệu quả của việc đầu tư cho yếu tố vô hình này?

GS Dave Ulrich nhấn mạnh, để đánh thức được nhân tài, nhân lực, Việt Nam cần có sự phối hợp theo thế chân kiềng giữa Nhà nước - doanh nghiệp - giáo dục; xúc tiến các tổ chức, chương trình nghị sự quốc gia về nhân lực...

Trong suốt bài trình bày của mình, GS Dave Ulrich đã lần lượt đưa ra những góc nhìn của mình cho những câu hỏi này, những câu hỏi mà ông cho rằng cần được đặt ra và trả lời thấu đáo để câu chuyện nhân tài không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu như "hiền tài là nguyên khí quốc gia" hay "nhân tài là tài sản quý giá nhất của tổ chức"...

Một quan điểm mới mẻ mà ông đưa ra trong hội thảo, đó là đã đến lúc các tổ chức, các doanh nghiệp cũng cần "định nghĩa lại" vai trò của mình nếu muốn cạnh tranh hiệu quả bằng nguồn lực nhân tài. Cụ thể là, nhân tài chỉ có thể phát triển được và đóng góp được cho tổ chức và xã hội khi và chỉ khi họ được "sống" trong một môi trường mà ở đó, họ tìm thấy được lẽ sống và ý nghĩa của cuộc đời, của công việc mình làm.

"Tài năng là nguồn lực giúp chúng ta tạo ra những đặc thù thú vị. Trong bóng đá, dù có vua phá lưới nhưng chưa chắc đội đó đã vô địch. Chỉ 20% đội có vua phá lưới thì vô địch. Vì thế bên cạnh tạo ra tài năng, cần phải xây dựng một nguồn nhân lực tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm và một văn hóa doanh nghiệp để nhân tài và nhân lực cống hiến", GS Dave Ulrich nói.

GS Mỹ: VN cần tạo thế chân kiềng để đánh thức nhân lực, nhân tài - Hình 2

Đông đảo doanh nhân Việt Nam tham dự hội thảo và đặt câu hỏi với giáo sư Dave Ulrich.

Một tổ chức có khả năng làm được điều trên, theo ngôn từ của GS Dave Ulrich , được gọi là "Tổ chức viên mãn".Ông cũng đưa ra mô hình gồm các câu hỏi thiết yếu giúp các nhà lãnh đạo xây dựng tổ chức của mình thành "tổ chức viên mãn".

GS Dave Ulrich đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà lãnh đạo trong chiến lược "đánh thức" nguồn tài nguyên nhân lực và nhân tài. Theo ông, tổ chức cần nhiều "năng lực lãnh đạo" hơn là "vị trí lãnh đạo". Nhà lãnh đạo chỉ có thể tạo được "thương hiệu lãnh đạo" cho mình từ khả năng biến những mong mỏi, kỳ vọng của xã hội thành những hoạt động cụ thể trong chính tổ chức của mình.

Trả lời câu hỏi của một doanh nhân về vấn đề Việt Nam có lợi thế nào so với Trung Quốc, ông Dave Ulrich cho biết: "Đừng nghĩ nước nhỏ là yếu. Nhỏ mà lanh lợi thì thành công. Việt Nam nên học mô hình của Singapore. Đảo quốc nhỏ này không có tài nguyên nhưng có sự kết hợp chân kiềng. Doanh nhân Singapore luôn học hỏi và cầu tiến. Thế hệ lãnh đạo trước luôn giúp thế hệ lãnh đạo sau. Năng lực lãnh đạo giúp họ thành công".

Diễn giả Dave Ulrich hiện là giáo sư của Đại học Michigan (Mỹ), người được coi là "bậc thầy" thế giới về lĩnh vực nhân sự, một trong những "bộ óc" quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới. Năm 2010, ông đã được trao tặng giải Nobel Colloquia dành cho những tên tuổi dẫn dắt nền tưởng kinh tế và và kinh doanh. Những tư tưởng, lý thuyết được "khai sinh" bởi GS Dave Ulrich và các cộng sự của ông như "Mô hình 4 vai trò của Nhân sự" ("HR's 4 Roles Model"); "Thương hiệu lãnh đạo" (Leadership Brand) hay "Lý thuyết nhân tài 3C"... được xem là đã góp phần tạo nên những chuyển đổi quan trọng của nền quản trị và ngành nhân sự thế giới cũng như có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà lãnh đạo.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúmNhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm
23:32:33 03/02/2025
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiềnNinh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền
21:48:41 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

Sao châu á

23:37:47 03/02/2025
Sự ra đi bất ngờ của Từ Hy Viên để lại niềm xót thương vô hạn cho người thân, khán giả và cả những người đồng nghiệp thân thiết trong showbiz.
Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Sao việt

23:35:11 03/02/2025
Mỹ Tâm đăng ảnh cắm hoa thạch thảo tím. Nhan sắc nữ ca sĩ khiến fan xuýt xoa, khen như nàng thơ . Hoài Lâm gây chú ý bởi ngoại hình tiều tụy, xuống sắc.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Sao thể thao

22:35:09 03/02/2025
Tối 2/2, trên trang cá nhân, hậu vệ Đoàn Văn Hậu chia sẻ hình ảnh chụp cùng gia đình vợ với ông bà, mẹ, và các em của Doãn Hải My.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Netizen

21:48:11 03/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, sinh viên hớn hở kéo vali trở lại phòng trọ với tâm thế tràn đầy năng lượng, nhưng chưa kịp đặt hành lý xuống thì một cơn ác mộng mang tên...
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Lạ vui

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.