Loạn thu nhập giáo viên tiếng Anh tăng cường
Giáo viên dạy tiếng Anh tăng cường tại TP.HCM có thu nhập không đồng đều đã dẫn đến nhiều bức xúc từ một bộ phận dạy chương trình này.
TP.HCM có 172 trường trong tổng số 492 trường (chiếm 39,9%) có chương trình dạy tiếng Anh tăng cường (học sinh được học 8 tiết tiếng Anh/tuần chứ không phải 4 tiết/tuần theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT).
Một giáo viên dạy tiếng Anh tăng cường ở một trường tiểu học thắc mắc: Theo một văn bản của Sở GD-ĐT TP.HCM, giáo viên dạy tiếng Anh, cán bộ, công nhân viên, giáo viên thuê ngoài có liên quan đến dạy tiếng Anh tăng cường được trả thù lao bằng 80% tiền thu tiếng Anh tăng cường của HS. Nghĩa là, nếu mỗi HS đóng thêm tiền tiếng Anh tăng cường 50 ngàn/tháng theo quy định chung thì GV và cán bộ công nhân viên được hưởng 40 ngàn/một HS/mỗi tháng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc trả thù lao cho GV tăng cường tiếng Anh không đồng đều nhau ở các trường tiểu học đã làm nhiều GV không hài lòng.
Nhiều GV dạy tiếng Anh tăng cường tại TP.HCM không được tiếp cận văn bản số 90 (11/1/2008) có ghi rõ quyền lợi cho họ. Nguồn văn bản: Sở GD-ĐT TP.HCM.
Video đang HOT
Chẳng hạn, một GV tiếng Anh của trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q1) cho biết, cô được nhà trường trả 40 ngàn đồng/tiết, đây là mức theo cô rất động viên được giáo viên trong bối cảnh đồng lương thấp, đặc biệt khi GV tiếng Anh thành phố phải nỗ lực nhiều để đạt trình độ B2.
GV này cho biết, mỗi tuần cô dạy 2 lớp tiếng Anh tăng cường (16 tiết), như vậy, cô sẽ có thu nhập ngoài lương là 64 tiết x 40.000 đồng = 2.560.000 đồng/tháng.
Một GV ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1) nói, GV dạy tiếng Anh tăng cường của trường được trả thù lao 50 ngàn đồng/tiết. Một tuần cô dạy 20 tiết tiếng Anh tăng cường, như vậy, cô sẽ có thu nhập thêm ngoài lương là 4 triệu đồng. Được biết, đây là trường tiểu học trả thù lao cho GV tiếng Anh tăng cường cao nhất thành phố.
Bà Lê Thị Ngọc Điệp, hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1) cho biết, bà đã thực hiện đúng văn bản số 90 của Sở GD thành phố, 80% trong tổng số thu từ tiền tiếng Anh tăng cường (50 ngàn đồng/HS/tháng) chi cho con người (GV, cán bộ công nhân viên). Thu nhập ngoài lương này giúp cho GV tiếng Anh toàn tâm toàn ý với công việc giảng dạy.
Điều đáng nói là, tại nhiều quận khác, GV tiếng Anh tăng cường được trả thù lao không giống nhau. Đa số hiệu trưởng thu của HS học tiếng Anh tăng cường 50 ngàn đồng/tháng nhưng chỉ trả thù lao cho GV dạy chương trình này với mức phổ biến 20 ngàn đến 25 ngàn đồng/tiết. Điều này đã dẫn đến bức xúc của nhiều GV dạy tiếng Anh, nhưng họ không dám thắc mắc với Hiệu trưởng.
Trong khi đó, một trường rất xa trung tâm thành phố là tiểu học An Phú Tây (huyện Bình Chánh) cũng đã chi trả cho GV tiếng Anh tăng cường 35 ngàn đồng/tiết.
Một số GV thắc mắc, họ đã không được Hiệu trưởng thông báo về văn bản số 90 (ngày 11/1/2008) về học phí các lớp tăng cường ngoại ngữ. Trong văn bản này nêu rõ, mức thu tiền tiếng Anh tăng cường ở các trường phổ thông tại TP.HCM là 40 ngàn đến 50 ngàn/HS/tháng. 80% mức thu này chi cho giáo viên, cán bộ, công nhân viên, còn lại 20% chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, chi khác (nếu có).
Phải chăng, khi GV không biết đến văn bản này thì sẽ không có cơ sở để thắc mắc?
Theo VNN
TPHCM khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh
Thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, Sở GD-ĐT TPHCM xây dựng kế hoạch khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên Tiểu học năm 2011. Theo đó, sắp tới giáo viên sẽ trải qua kiểm tra năng lực ngôn ngữ của Anh văn Hội Việt Mỹ.
Đối tượng kháo sát gồm 756 giáo viên (GV) tiếng Anh các trường tiểu học công lập cùng GV tiếng Anh các trường ngoài công lập và GV hợp đồng có nhu cầu khảo sát năng lực.
GV phải trải qua bài thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ của Anh văn Hội Việt Mỹ. Đây là bài thi xếp lớp tiếng Anh của nhà xuất bản Oxford, đơn vị đối tác với Anh văn Hội Việt Mỹ về chuyên môn. Bài thi bao gồm các kỹ năng nghe, đọc viết và các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm. Kết quả bài thi được phiên theo khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR).
Giáo viên dạy tiếng Anh tại TPHCM sẽ được khảo sát năng lực.
Để đánh giá kỹ năng nói, Anh văn Hội Việt Mỹ bổ sung thêm phần thi vấn đáp và nội dung đánh giá dựa theo bảng mô tả đánh giá của CEFR. Giám khảo hỏi thi nói là GV nước ngoài bản ngữ hoặc GV Việt Nam có bằng Thạc sĩ tiếng Anh đã qua các buổi huấn luyện về đánh giá kỹ năng nói.
Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý, GV cần hiểu khảo sát là cơ hội tốt để được đánh giá lại trình độ, năng lực của bản thân. Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt. Sau khi kiểm tra trình độ, những GV nào chưa đạt chuẩn, vẫn được các cơ sở giáo dục tạo điều kiện để tiếp tục giảng dạy nhưng được bố trí thời gian đi học nâng cao trình độ và dự thi lại cho tới khi được công nhận đạt chuẩn.
Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh chuẩn bị cho việc giảng dạy tiếng Anh chương trình mới theo Đề án Ngoại ngữ 2008 - 2020.
Theo DT
Hụt nguồn giáo viên tiếng Anh Dù Bộ GD-ĐT đã chấp nhận hạ chuẩn, nhưng đến năm thứ hai triển khai đề án dạy ngoại ngữ bậc tiểu học, các trường vẫn không tìm đâu ra giáo viên, nhất là giáo viên đạt trình độ B2, có nghiệp vụ sư phạm và khả năng gắn bó lâu dài với nghề. Một buổi học tiếng Anh của học sinh lớp...