Loạn phí trường tư
Không có khung học phí, cũng không có quy định cụ thể về tiền trường trong khối trường ngoài công lập. Ràng buộc duy nhất là quy định mơ hồ “tiền trường thu theo mức do phụ huynh và nhà trường thỏa thuận”.
Điều này khiến tiền học tại trường tư vốn đã cao nay còn tăng đến chóng mặt.
Một buổi liên hoan của học sinh lớp 1A2 do phụ huynh học sinh đóng tiền tổ chức cho các cháu – Ảnh: Minh Phương
Học phí tăng ít nhất 30-40% trong năm học mới là thông tin không vui vẻ gì với những phụ huynh có con học trường tư ở Hà Nội.
Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm làm một cú nhảy vọt từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 3 triệu đồng/tháng trong năm học này. Trường Lê Quý Đôn chỉ tính các khoản học phí, tiền ăn, ôtô đưa đón, năm trước nộp 3,4 triệu đồng/tháng, năm nay tăng lên 4,5 triệu đồng/tháng. Trường tiểu học Nguyễn Siêu tăng học phí từ 160 USD lên 200 USD/tháng… Từ mầm non đến tiểu học, trung học, năm học mới này rất hiếm trường giữ nguyên mức học phí cũ.
Chỉ có ở trường tư
Tự bảo vệ Ông Đào Trọng Thi – chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – cho biết: Theo luật, không có khung học phí áp dụng cho trường tư mà học phí trường tư do nhà trường và phụ huynh tự thỏa thuận. Nhà trường có trách nhiệm công khai mức học phí, công khai các khoản thu chi và cam kết về chất lượng. Như vậy với thực tế hiện nay, phụ huynh trường tư sẽ phải tự bảo vệ mình. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó.
Ngoài học phí cao, phụ huynh còn méo mặt với rất nhiều khoản tiền khác nhau, trong đó có những khoản chỉ có ở trường tư.
Video đang HOT
Trường mầm non New Star Kids (phố Chùa Hà, Hà Nội) chia các bé từ 18-60 tháng tuổi thành các lớp: lớp nhà trẻ có học phí 145 USD/tháng; lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn đều có mức phí chung là 140 USD/tháng. Đặc biệt, khi bắt đầu nhập học trẻ phải đóng đến 70 USD. Và dù học thử phụ huynh cũng phải đóng 1/2 phí nhập học thông thường (35 USD), cộng với tiền học 7 USD/nửa ngày hoặc 8 USD/cả ngày.
Tại trường này, phí học phẩm một năm cho học sinh là 80 USD, được mô tả chi tiết là “phí học phẩm dùng mua đồ dùng học tập cho trẻ, giáo trình làm quen tiếng Anh và học múa”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề đăng ký cho con học lớp nhà trẻ (dưới 3 tuổi), các cháu chưa được “làm quen tiếng Anh”, “vận động múa”, liệu có được trừ bớt học phí thì lãnh đạo nhà trường thủng thẳng: “Dù chưa đến tuổi học, nhưng mức học phí không giảm vì tiền dư sẽ được… bù vào chế độ dinh dưỡng”.
Trường tiểu học Academy ngoài các loại tiền được đóng một lần khi nhập học như nhiều trường tư khác đã thu tới 6.000 USD/năm cho một chương trình song ngữ được “nhập khẩu”. Nhưng theo thông báo của nhà trường, phụ huynh vẫn phải nộp thêm phí bản quyền (tiền mua chương trình) là 100 USD.
Ngoài số tiền phải nộp để mua sách giáo khoa là 200 USD, phụ huynh phải đóng thêm tiền mua sách quốc tế mà theo giải thích của nhà trường là “phí cử người đi mua sách và quản lý sách”.
Ngoài các khoản đóng cố định đã rất cao, phụ huynh cho con em học ngoại khóa phải đóng thêm tiền. Trong ảnh: buổi học chơi cờ tướng ngoại khóa của học sinh Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, Hà Nội – Ảnh: nguyễn khánh
Quạt bây giờ mau hỏng
Chỉ biết bấu víu vào quy định “được thỏa thuận” và được “giải thích rõ ràng, minh bạch” để tính toán mức học phí cho con, nhưng thực tế nhiều phụ huynh cho biết nhà trường không bàn bạc, trao đổi, giải thích không thuyết phục về tiền trường.
Điều khiến đa số phụ huynh trường mầm non tư thục thắc mắc là các trường này đều đi thuê địa điểm, không phải xây dựng mới, nhưng đa số đều có khoản “tiền xây dựng” với nhiều tên gọi khác nhau.
Người phụ trách một trường mầm non tư thục tại khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy lý giải: “Trường không phải xây dựng nhưng phí đó được tính vào tiền cơ sở vật chất. Chẳng hạn, quạt treo tường cho các cháu đều phải sáu tháng thay một lần vì bây giờ quạt sản xuất… nhanh hỏng lắm”.
Tại một trường mầm non ở khu tập thể Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội), ngoài phí nhập học, học phí, phí học phẩm được tính theo tháng, phụ huynh còn phải đóng thêm tiền nước, phụ phí… Khi được hỏi phụ phí là gì khi tiền học phẩm, tiền nước, tiền hỗ trợ cơ sở vật chất đã riêng rẽ đủ cả thì người phụ trách trả lời phụ phí chính là tiền điều hòa và tiền… giấy vệ sinh.
Không còn lựa chọn
Nhiều phụ huynh Trường Academy sau nhiều ngày trời đeo đẳng để được giải thích về những khoản tiền phi lý nhưng cũng không có được lời giải đáp. Chị Ng., một phụ huynh có con học lớp 3 trường này, cho biết: phản ứng về các khoản tiền vô lý, một số phụ huynh xin chuyển trường cho con nhưng đã bị giữ học bạ vì “phải đóng nốt tiền trước khi đi”.
Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh ở các khu đô thị như Trung Hòa – Nhân Chính, Văn Quán, Việt Hưng, Định Công… cho biết “vì “trắng” trường công nên mới phải cho con học trường tư”. Một phụ huynh ở Văn Quán cho biết: “Thu nhập của vợ chồng tôi gộp lại chừng hơn 10 triệu đồng/tháng nhưng phải lo cho hai con đi học. Với mức tiền này nếu con học trường công thì đỡ khổ hơn nhưng trường không có, đành phải cắn răng cho vào trường tư, nhưng cũng không biết cố được tới bao giờ khi trường tư tăng giá chóng mặt”.
Ông Nguyễn Tùng Lâm – chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội – nhận xét: Trường tư ngày càng bung ra nhiều. Các trường này đều thu phí cao nhưng lại chưa có một cơ quan đứng ra giám sát về chất lượng tương ứng với mức học phí, giám sát cam kết của nhà trường đối với phụ huynh, giám sát về vấn đề thu chi đã minh bạch, hợp lý chưa.
Phải “nộp một cục” Theo thông báo của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, những khoản tiền phải đóng ngay khi học sinh nhập học trên 17 triệu đồng. Một số phụ huynh ở Trường tiểu học Brendon cho biết trường có quy định thu học phí theo học kỳ và phụ huynh phải nộp tiền trong vòng 10 ngày trước khi vào đầu kỳ học với số tiền 20 triệu đồng, chưa kể một số khoản được lưu ý là “sẽ tính theo phát sinh thực tế”. Ở một số trường khác, không bắt buộc “nộp một cục” nhưng quy định rất rõ sẽ tính thêm tiền “trượt giá” với tỉ lệ 3-5% đối với những trường hợp nộp tiền theo tháng.
Theo TTO
Không thể bỏ điểm sàn
1. Sau khi vừa kết thúc kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, một loạt trường lên tiếng đòi Bộ GD&ĐT bỏ thi "ba chung", họ cho rằng chiếc áo 3 chung" đã quá "chật", không còn phù hợp, các trường đều muốn "cải tiến" theo hướng được tự tổ chức tuyển sinh. Trong đó "sốt sắng" nhất là các trường ngoài công lập, các trường "tốp dưới".
Hôm nay, khi hầu hết các trường đã công bố điểm thi (ngày 5/8 là hạn cuối theo quy định của Bộ GD&ĐT) sự "sốt sắng" này được lí giải phần nào, mặc dù chưa có điểm sàn của Bộ GD&ĐT nhưng trên website nhiều trường ngoài công lập đã công bố phương thức xét tuyển NV2, NV3 và những ưu đãi để hút thí sinh.
Thí sinh xem điểm thi - Nguồn: Internet
2. Từ những mùa tuyển sinh trước, việc tuyển đủ thí sinh luôn là bài toán khó giải đối với các trường "tốp dưới", nhất là các trường dân lập. Thậm chí, nhiều trường hết thời hạn tuyển sinh vẫn loay hoay không tuyển đủ chỉ tiêu. Không ít trường đã tự ý "xé rào" tuyển sinh "dưới chuẩn" hoặc tuyển vượt quá chỉ tiêu để "trừ hao" nên đã vi phạm qui chế, để rồi bị phê bình, thậm chí bị phạt hành chính.
Sự sốt sắng càng rõ hơn khi ngày 3/8, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã gửi kiến nghị đến Bộ GD&ĐT trong đó có nội dung bỏ điểm sàn hoặc xác định điểm sàn thấp. Trong bản kiến nghị, Hiệp hội đánh giá kết quả điểm của kỳ thi năm nay nói chung thấp hơn năm trước. Kết quả này có thể không gây khó cho các trường thuộc tốp trên, nhưng với các trường thuộc tốp giữa và tốp dưới, trong đó có các trường ĐH, CĐ ngoài công lập sẽ có nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện có.
3. Thực tế, nguồn tuyển NV2 của các trường dân lập, "tốp dưới" sẽ là từ số thí sinh không trúng tuyển các trường "tốp đầu" và "tốp giữa". Nhưng với thực tế điểm thi năm nay, nhiều trường nhóm trường "tốp giữa" có thể phải xác định điểm chuẩn thấp hơn năm trước, xuống đến sát điểm sàn. Để có lượng thí sinh đầu vào đảm bảo, nhiều trường "tốp giữa" phải tận dụng bằng cách cho thí sinh chuyển đổi ngành học, để thí sinh theo học tại trường. Vì vậy, các trường "tốp dưới" sẽ rất khó khăn khi tuyển thí sinh theo NV2.
Tuy nhiên, không thể vì khó mà chấp nhận "thỏa hiệp". Sau khi kết thúc kỳ thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, đề thi mang tính phân loại cao, điều này giúp phân loại thí sinh rõ ràng hơn, xác định đúng lực học thực chất, đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, phổ điểm hợp lý hơn, không có quá nhiều điểm tuyệt đối. Như thế, thí sinh sẽ biết mình ở đâu, trong thang điểm chung. Như thủ khoa khối A ĐH Hà Hoa Tiên chỉ đạt 12,5 điểm, nếu chiểu theo điểm sàn khối A năm 2010 là 13 điểm thì thủ khoa này chưa đủ điểm để nộp đơn xét tuyển ĐH. Nếu hạ chuẩn điểm sàn, để trường tuyển đủ thí sinh theo nguyện vọng với 600 chỉ tiêu cả hệ ĐH và CĐ, thì có lẽ các "tân sinh viên" của ĐH này chỉ hơn chuẩn... xóa mù chữ!
Cần phải thấy, việc sử dụng điểm sàn chung giúp chúng ta xác lập mặt bằng "kiến thức, kỹ năng" tối thiểu của thí sinh có thể tiếp cận giáo dục ĐH, đồng thời giúp các trường xác định vị trí, mặt bằng "đầu vào" của mình trong hệ thống giáo dục, để từ đó có bước đi và giải pháp cần thiết.
Vì vậy, theo tôi không thể bỏ, hay hạ quá thấp điểm sàn.
Theo TT&VH
Nhiều ĐH đứng trước nguy cơ đóng cửa? Hai ngày nữa Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn. Phát biểu chắc như "đinh đóng cột" của lãnh đạo Bộ về phương án điểm sàn năm nay không thay đổi so với năm 2010 khiến các trường ngoài công lập (NCL) như ngồi trên "đống lửa". Ảnh Lê Anh Dũng Điểm sàn gây khó cho trường NCL Các trường tốp trên không cần...