Loạn nhịp “trái tim châu Âu”
Giao thông tại nước Bỉ nằm ở trung tâm châu Âu và là nơi Ủy ban châu Âu (EC), Nghị viện châu Âu (EP) đặt trụ sở trong những ngày này đang bị rối loạn nghiêm trọng bởi làn sóng bãi công phản đối chính sách kinh tế khắc khổ “thắt lưng buộc bụng”.
Công nhân biểu tình chặn đường cửa ngõ vào thành phố Antwerp của Bỉ
Đáng chú ý, sau khi diễn ra ở một tỉnh và thành phố, ngày 8-12, làn sóng biểu tình đã lan tới tới Thủ đô Brussels và vùng Brabant, gây ngưng trệ nhiều tuyến giao thông đường sắt và đường không. Hệ thống đường sắt liên tỉnh và quốc tế đã phải ngừng hoạt động từ 22h ngày 7-12 (theo giờ Bỉ) đến hết ngày 8-12. Hệ thống tàu cao tốc Thalys nối Thủ đô Brussels với Thủ đô Paris (Pháp), Amsterdam (Hà Lan) và thành phố Cologne (Đức) cũng đã ngừng hoạt động trong ngày 8-12 và sẽ chỉ hoạt động một phần trong ngày 9-12. Trong khi đó, hệ thống tàu cao tốc Eurostar tuyến Brussels-London (Anh) chỉ chạy từ ga Lille (Pháp) tới London trong hai ngày 8-12 và 15-12 (ngày mà công đoàn đường sắt tuyên bố tiến hành biểu tình trên toàn quốc).
Biểu tình cũng làm tê liệt hoạt động hàng không tại Bỉ. Sân bay Zaventem ở Thủ đô Brussels đã phải hủy 175 chuyến bay trong ngày 8-12, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của khoảng 55.000-60.000 hành khách. Đình đốn và rối loạn giao thông của nước Bỉ, được ví như “trái tim” nằm giữa châu Âu, sẽ còn tiếp tục diễn ra trong 2 ngày 11 và 12-12 tới khi mà công đoàn lái tàu và cảnh sát liên bang đã tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc đình công.
Làn sóng biểu tình hiện nay tại Bỉ bùng phát từ đầu tháng 10 vừa qua ngay sau khi Chính phủ nước này thông qua chính sách kinh tế khắc khổ “thắt lưng buộc bụng” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng tại nước này. Theo đó, kể từ khi đi vào hoạt động từ ngày 11-10, Chính phủ của tân Thủ tướng Charles Michel đã phải đối mặt với một nền kinh tế trì trệ với mức tăng trưởng dự kiến hơn 1% trong năm 2014 và nợ công cao nhất Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) với khoảng 100% GDP.
Video đang HOT
Để giải quyết nợ công cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ của Thủ tướng Charles Michel tuyên bố thực thi một loạt biện pháp kinh tế khắc khổ như không tăng lương song lại tăng tuổi nghỉ hưu lên 66 vào năm 2025 và 67 vào năm 2030, cắt giảm chi tiêu khoảng 8 tỷ euro để cân đối ngân sách quốc gia vào năm 2018 và giảm nợ công…
Tuy nhiên, các biện pháp này không được tầng lớp lao động cũng như các tổ chức công đoàn tại Bỉ ủng hộ. Các tổ chức công đoàn ở Bỉ từ ngày 15-10 đã tuyên bố tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình trên toàn quốc để phản đối chính sách của tân Thủ tướng Charles Michel.
Phong trào biểu tình phản đối chính sách kinh tế khắc khổ thậm chí còn biến thành cuộc đụng độ giữa 120.000 người biểu tình với cảnh sát ở Thủ đô Brussels ngày 6-11 vừa qua khiến 30 người biểu tình và hơn 100 cảnh sát bị thương. Vì thế, lo ngại về cả an ninh và giao thông tê liệt càng gia tăng khi “đỉnh điểm” là cuộc bãi công trên cả nước Bỉ sẽ diễn ra ngày 15-12 tới.
Theo_An ninh thủ đô
Hội thảo về Biển Đông qua cuốn sách của một phóng viên BBC
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, chiều 25/11, tại thủ đô Brussels, Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) đã tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu cuốn sách về Biển Đông của nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London.
Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Mỹ, Nhật Bản, Philipines, Australia, Pháp, Bỉ, các quan chức Liên minh châu Âu, các nhà ngoại giao tại Bỉ... đã tham dự.
Nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London, phát biểu tại hội thảo.
Với tiêu đề "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á," tác giả Bill Hayton nhấn mạnh Biển Đông là nơi Trung Quốc thể hiện tham vọng sở hữu của mình.
Trong hai năm qua, Biển Đông là nơi gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Tác giả Hayton đã giới thiệu vị trí, nguồn gốc của các tranh chấp trên Biển Đông.
Ông cũng nhận định sự bất ổn trên Biển Đông phát sinh do vị trí ở trung tâm của tuyến đường hàng hải bận rộn thứ hai trên thế giới nối kết Đông Á với Trung Đông lẫn địa thế phức tạp của nó. Nơi đây có chứa hai quần đảo là Hoàng Sa ở phía Bắc và Trường Sa ở trung tâm.
Các tuyến giao thông đường biển chạy vòng các nhóm đảo này vì lí do an toàn hàng hải ở phía Đông gần Philippines và phía Tây gần Việt Nam. Biển Đông có ý nghĩa quan trọng về kinh tế do nguồn cá và tài nguyên hydrocarbon dồi dào.
Thảo luận tại hội thảo, đa số đại biểu đều cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng toàn cầu. Hiện nay 90% thương mại quốc tế là lưu chuyển đường biển, trong đó 40% qua Biển Đông.
Các tranh chấp, căng thẳng ở các vùng biển tại khu vực này nếu không xử lý tốt có thể dẫn đến đụng độ, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, lưu thông hàng hóa, môi trường đầu tư, thương mại của khu vực và tác động đến nền kinh tế thế giới.
Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp với các hành động cưỡng chế và gây bất ổn tại khu vực của Trung Quốc như hạ đặt giàn khoan trái phép tại Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, mở rộng các vị trí đang chiếm đóng tại Trường Sa, ngăn cản Philippines tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây, ban hành và thực thi các luật, quy định nội bộ để thúc đẩy các yêu sách phi pháp tại Biển Đông...
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bỉ, ông Hayton hy vọng sẽ không có xung đột quân sự trên Biển Đông. Tuy nhiên ông cho rằng nếu không giải quyết dứt điểm vấn đề Biển Đông thì rất khó có hòa bình tại khu vực này, cũng như khó có thể giải quyết nhanh các xung đột. Theo ông, các bên liên quan cần tăng cường đối thoại và có các bước giải quyết bất đồng nhằm mang đến hòa bình cho các quốc gia ven biển.
Cuốn sách "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" được Đại học báo chí Yale xuất bản tháng Mười vừa qua. Bill Hayton đã từng là phóng viên thường trú của BBC tại Việt Nam giai đoạn 2006-2007. Ông cũng có rất nhiều bài viết về Đông Nam Á. Cuốn sách trước đó của ông "Việt Nam, con rồng đang nổi" (Vietnam: rising dragon) xuất bản năm 2010 cũng nhận được nhiều đánh giá tốt.
Theo Vietnam
EU ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình Chủ tịch Manuel Barroso khẳng định lại lập trường của EU ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chiều 13/10 theo giờ địa phương, tức tối 13/10 theo giờ Hà Nội, tại trụ sở Ủy ban châu Âu (EC) ở Thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...