Loạn khái niệm iPhone chính hãng ở Việt Nam
Sự thiếu minh bạch của các trang thương mại điện tử cùng với sự đa dạng nguồn hàng của nhà phân phối khiến nhiều người mua iPhone qua mạng nhầm lẫn tai hại.
Trong những ngày qua, nhiều người dùng phản ánh việc đặt mua iPhone 6S, iPhone 7 được rao “chính hãng” qua mạng, nhưng đến khi nhận, trên máy lại ghi mã ZP/AA, B/A… chứ không phải mã VN/A – model dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Nói với Zing.vn, khách hàng L.T cho biết anh đặt mua iPhone 7 32 GB trên hệ thống của Adayroi. Trang này ghi “hàng chính hãng FPT” và được bảo hành tại tất cả các FPT Shop trên toàn quốc. Nhưng đến khi anh T mang đến FPT Shop, nhân viên cửa hàng từ chối tiếp nhận bảo hành và hướng dẫn khách hàng mang máy đến trung tâm bảo hành uỷ quyền của Apple.
Điều đáng chú ý là iPhone của anh T là mã ZP/A (từ thị trường Hong Kong), không phải máy mã VN/A bán chính hãng ở Việt Nam.
Thông tin đăng bán iPhone 7 “chính hãng từ FPT”, do nhà phân phối FPT Trading bán ra, nhưng lại chú thích “bảo hành tại FPT Shop”.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện FPT Shop cho biết họ chỉ bán máy tại cửa hàng và trên trang web của hệ thống, không bán máy tại bất kỳ trang nào khác. FPT Shop chỉ nhận bảo hành, sửa chữa máy do chính hệ thống này bán ra.
Trong khi đó, đại diện của Adayroi cho biết đây là nhầm lẫn về mặt nội dung trên website. Hệ thống này sẽ rà soát lại các bài đăng bán iPhone 7 và chú thích rõ nguồn gốc, loại hàng, nơi bảo hành để khách hàng không bị nhầm lẫn. Với những khách muốn mua hàng chính hãng dành cho Việt Nam (mã VN/A) nhưng đặt nhầm hàng mang mã từ thị trường khác, Adayroi sẽ tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết.
Trái với FPT Shop và Adayroi, nhà phân phối FPT Trading không bình luận gì về vụ việc.
Nhập nhằng khái niệm ‘chính hãng’
Video đang HOT
Từ cuối năm 2015, trường hợp tương tự cũng diễn ra tại nhiều nhà bán lẻ với mẫu sản phẩm iPhone 5S. Khi đó, các hệ thống như Thế Giới Di Động, FPT Shop cũng từng nhập về những lô hàng từ nhiều nguồn, nhiều tên mã khác nhau, nhưng đều áp dụng chế độ bảo hành tương tự máy chính hãng VN/A.
Cơ cấu phân phối nguồn hàng iPhone ở Việt Nam. Ảnh: Duy Tín.
Về bản chất, khái niệm “chính hãng” tại Việt Nam đang được hiểu theo một cách mập mờ, gây nhầm lẫn. Trên thực tế, dù là máy xách tay, nhập khẩu từ thị trường khác hay máy dành cho thị trường Việt Nam đều do Apple sản xuất, chất lượng đều tương đương nhau.
Tuy nhiên, để tương thích với từng thị trường, Apple tạo ra một số khác biệt, chẳng hạn như iPhone phiên bản Nhật (mã J) thường không thể tắt âm camera nhằm tránh chụp lén, iPhone từ Mỹ (mã LL) thường có cục sạc vuông, nhỏ, chân dẹt. Trong khi đó, iPhone cho Việt Nam (mã VN/A) và hầu hết các máy từ châu Âu dùng củ sạc dẹt, hai chấu tròn. iPhone từ Singapore có củ sạc ba chân.
Theo cách hiểu “truyền thống” của người tiêu dùng Việt, máy chính hãng là do đại diện của hãng tại Việt Nam bán ra thông qua các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop…Trong trường hợp của iPhone, máy chính hãng tại Việt Nam có thể hiểu là iPhone mang mã VN/A, nhập trực tiếp từ Apple.
Để xác định iPhone đang sử dụng là hàng chính hãng hay không, người dùng có thể vào Settings (cài đặt)> General (chung)> About (giới thiệu)> Model (kiểu máy).
Khác biệt cơ bản giữa các loại hàng iPhone ở Việt Nam.
Trong khi đó, các máy từ FPT Trading (bán ra bởi các hệ thống nhỏ lẻ, trang mua sắm trực tuyến) không mang mã VN/A, có thể gọi là hàng nhập khẩu từ thị trường bên ngoài. Theo nhà phân phối này, họ bảo hành iPhone tương đương máy chính hãng.
Duy Tín
Theo Zing
iPhone tại Việt Nam vào mùa ế ẩm nhất trong năm
Các đại lý chính hãng liên tục công bố giảm giá iPhone, trong khi máy xách tay khó giảm giá vì giá nhập tăng khiến một số cửa hàng nhỏ khá chật vật.
"Từ sáng đến giờ, cả phố Cầu Giấy (Hà Nội) chưa kiếm được một hợp đồng nào", anh Mạnh Ninh - nhân viên giao dịch trả góp tại một cửa hàng di động trên phố này chia sẻ vào buổi chiều ngày 22/7.
Nhiều cửa hàng di động xách tay cho biết, đây là thời điểm iPhone ế ẩm nhất trong năm tại Việt Nam. "Trong năm, mùa hè luôn là thời điểm iPhone bán chậm nhất. Cùng với đó, giá nhập máy lại lên cao khiến cửa hàng không thể giảm giá máy để kích cầu", anh Nguyễn Tuấn Anh - đại diện hệ thống iMore (Hà Nội) chia sẻ.
Doanh số iPhone giảm vài chục % với thời điểm cách đây 2 tháng, theo chia sẻ của một số đơn vị kinh doanh. Ảnh: Thành Duy.
Giới kinh doanh iPhone cho biết, tình trạng khan hàng, tăng giá iPhone xách tay đã kéo dài trong vài tháng qua. Nguyên nhân là do hàng xách tay từ Hong Kong thời gian gần đây được nhiều dân buôn tại các thị trường mới gom hàng.
"Các thị trường như Ấn Độ, châu Phi vừa mới khai phá ra nhóm hàng này. Họ chấp nhận nhập hàng với giá cao, đem về bán trong nước mà người dùng vẫn chấp nhận. Do đó, dân buôn Việt Nam mặc nhiên phải trả giá cao thì mới lấy được máy về bán", một dân buôn tại Hà Nội chia sẻ.
Hầu hết các mẫu iPhone xách tay đang bán ở Việt Nam đều tăng giá, ngoại trừ iPhone 6S và 6S Plus (do sẵn hàng), trong đó các dòng máy đời thấp như iPhone 5, 5S tăng mạnh nhất - 500.000 đến 700.000 đồng/máy. Đây lại là những dòng máy vốn có sức tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường. Động thái tăng giá khiến sức mua của người dùng giảm mạnh.
Ở nhóm di động chính hãng, sức mua kém khiến nhiều đại lý phải tung chương trình giảm giá liên tục. Mới đây, FPT Shop công bố giảm giá 2 triệu đồng cho iPhone 6 Plus 16 GB, xuống còn 14,99 triệu đồng - ngang bằng với giá bán của iPhone 6 hiện tại.
Một ông lớn bán lẻ khác là Viễn Thông A công bố giảm giá 2,25 triệu đồng cho hàng loạt model như iPhone 6S 64 GB, iPhone 6S Plus các bản 16 và 64 GB.
Tuy nhiên, đây chỉ là những màn giảm giá cục bộ, nhằm xả hàng hoặc kích cầu người dùng, thay vì những màn giảm giá chính thức. Trước đây, các đại lý này cũng từng tung ra nhiều chương trình tương tự vào một số thời điểm doanh số thấp.
Giá iPhone chính hãng vẫn còn ở mức cao so với mặt bằng chung.
Hiện tại, iPhone chính hãng vẫn có giá cao so với mặt bằng chung thị trường. Chẳng hạn, iPhone 6 có giá từ 14,99 triệu đồng, 6 Plus giá 16,99 triệu đồng, iPhone 6S giá 18,49 triệu đồng và 6S Plus từ 21,8 triệu đồng. Các đại lý nhỏ thường niêm yết máy với giá thấp hơn khoảng 1,5 - hơn 2 triệu đồng cho mỗi model.
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người tìm đến các mặt hàng như máy xách tay hoặc hàng qua sử dụng. Chẳng hạn, một chiếc iPhone 6S xách tay có giá bán khoảng 14,5 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với máy chính hãng. Trong khi đó, người ta có thể mua một chiếc iPhone 6S qua sử dụng với giá khoảng 12,5 triệu đồng.
Gần đây, các cửa hàng cho nhập về khá rầm rộ mặt hàng "Certified pre-owned". Về bản chất, đây là những chiếc máy "tân trang" - là máy bị lỗi trong quá trình phân phối, được trả lại Apple, sửa chữa và bán ra với chế độ bảo hành như máy mới. Loại hàng này khá được ưa chuộng tại Mỹ nhờ chất lượng đảm bảo, giá mềm hơn. Tuy nhiên, người dùng Việt Nam lại tiếp cận với tâm lý dè dặt.
Giới kinh doanh cho biết, tình trạng ảm đạm của thị trường có thể còn kéo dài 1,2 tháng nữa, cho đến khi iPhone 7 ra mắt. Model cũ giảm giá, mùa tựu trường bắt đầu sẽ là cơ hội để các cửa hàng tung ra các chương trình bán hàng nhằm lôi kéo người dùng.
Thành Duy
Theo Zing
Giá iPhone 6 và 5s tiếp tục giảm sâu, chỉ còn vài triệu đồng Thông tin iPhone SE hàng chính hãng sẽ bán ra từ 12/5, cộng với sức mua giảm và nguồn hàng cũ giá rẻ dồi dào khiến giá một số mẫu iPhone giảm tới gần 1 triệu đồng. Giảm nhiều nhất là iPhone 5s, khi cả hàng chính hãng lẫn hàng xách tay, hàng cũ đều có sự thay đổi về giá. Từ mức...